Muôn mặt đời thường: Hớt tóc bình dân ở Sài Gòn - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 11-07-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,828
Thanks: 11
Thanked 13,484 Times in 10,772 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 179
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Muôn mặt đời thường: Hớt tóc bình dân ở Sài Gòn

Hớt tóc bình dân có hai loại. Một loại đi dạo và một loại ngồi cố định ngoài vỉa hè, hàng ba.

Người hớt tóc dạo đi xe đạp có đòn dong đằng trước và chiếc hộp gỗ ràng yên sau, không đạp xe mà chỉ dắt đi thong thả phòng khi ai kêu kịp thời dừng lại, vừa đi vừa cất tiếng rao khàn khàn: Hớt tóc đây, hớt tóc dạo đây…

Nhằm đường vắng ông đạp nhanh qua nhưng chỗ đông người thì dừng lại, thấy đám đá gà hay cãi nhau cũng đậu lại coi một lúc. Từ thời chưa có mốt quần lửng, ông mặc quần tây cắt ngắn quá đầu gối, bên trong áo thung đen phủ ngoài sơ mi trắng. Ðây là nghề nhẹ nhàng o bế đầu cổ người ta chứ không phải lao động tay chân nên vẻ ngoài ông thợ coi sạch sẽ, tươm tất.

Ðằng sau xe cũng ràng thêm chiếc ghế xếp. Khi có khách kêu, ông lấy ghế ra đặt tựa gốc cây hay bờ tường để hành nghề.

Sau này hớt tóc dạo thưa dần. Bây giờ cũng còn nhưng rất ít, thợ hớt dạo chỉ đi vòng vòng xóm lao động lấy giá rất rẻ. Họ không cần mang ghế xếp theo xe nữa mà vào trong nhà khách đứng hớt.


Hớt tóc bình dân. (Hình: Duy Thức/Người Việt)

Nhưng hớt tóc ngoài vỉa hè thì vẫn còn nhiều, đây đó chỗ nào cũng có thể gặp. Cứ khu vực nào có được bờ tường dài và vỉa hè rộng thoáng mát là có ông thợ hớt tóc bày đồ nghề trụ đó. Nếu được mái hiên hoặc bóng cây râm mát càng tốt, còn không ông căng tấm bạt lên che mưa nắng. Những ông thợ thường từ trung niên trở lên, thanh niên thích thử sức ở nhiều cơ hội vùng vẫy khác chứ ít kiên nhẫn cho công việc “về hưu” tuy nhàn hạ nhưng lợi tức thấp này.

Tình cờ đi ngang khu phố Gia Long cũ, tôi chợt thấy ông già hớt dạo khi trước hay đi rong ở tận đường Tản Ðà và Bến Chương Dương. Nay ông lại về đặt bàn ghế hớt tóc ở lề đường của căn phố này. Dù sao, biết yên phận thì nghề này cũng kiếm đủ cho ông nuôi một vợ hai con suốt bấy nhiêu năm. Bây giờ con cái đã lớn, ông quen nghề nên vẫn ra ngoài làm cho đỡ buồn và giúp thêm phần nào cho con cháu.

Khi không có khách, ông thợ co cẳng trên ghế nửa nằm nửa ngồi đọc báo. Hàng hớt tóc nam giống như tiệm uốn tóc nữ luôn luôn có vài ba tờ báo cho khách đọc. Tiệm uốn tóc toàn tạp chí thời trang phụ nữ còn hàng hớt tóc là nhật báo hay tạp chí bóng đá để khách và thợ tha hồ tán dóc chuyện thời sự, thể dục thể thao…

Ðồ nghề cho một chỗ ngồi cố định rõ ràng đầy đủ hơn đi rong vì giang san có cái ghế nệm xoay êm ái, khung gương khá to dựng trên chiếc bàn xếp dễ dàng thu dọn. Trên bàn bày dụng cụ hớt tóc như dao cạo râu, hai cái tông đơ cũ, hai cây kéo, vài thứ lụn vụn khác như ráy tai, móc tai, cái hột quẹt cũ để hút thuốc, bao thuốc lá ba số, cả khăn choàng cổ cho khách, bàn chải tóc để chải cho khách khi hớt xong, bình nước và cả một cây quạt nhỏ. Tới cuối ngày, các đồ vật này được dẹp hết vào chiếc túi to xếp dưới bàn để ông thợ khoác về, bàn ghế gửi lại cho căn nhà gần đó trả tiền thuê tháng.

Dụng cụ ra nghề chỉ đòi hỏi khoảng bốn, năm triệu. Ðiều cần nhất là tìm được chỗ tốt không bị đuổi và địa điểm thu hút khách. Hoặc đó là nơi đông dân cư hoặc nơi nhà cửa thưa thớt nhưng lượng xe cộ giao thông cao, dễ cho nhiều người nhìn thấy.

Một anh bán gối rong trờ tới dựng xe sát tường. Anh ta hỏi:

-Hớt tóc cạo râu giùm tôi.

Ông thợ mừng ra mặt, bỏ tờ báo xuống, đứng lên rũ chiếc khăn trắng quàng vào cổ khách.

-Sáng giờ tôi cũng ế, anh là người mở hàng đầu tiên đó.

Ông cầm bình nước mau chóng xịt lên đầu khách rồi nghiêng mình, ngả đầu ngắm nghía chải chuốt một cách rất điệu nghệ.

Xong, ông lấy cái tông đơ ra nhấp nhấp vài cái rồi tay trái cầm lược chải tóc, tay phải cầm tông đơ hớt tóc.

Bỗng anh khách hỏi:

-Ông không hớt bằng kéo sao. Chơi tông đơ cùn nghe ớn quá. Coi chừng kẹt tóc đau lắm.

-Tôi hớt mấy mươi năm rồi. Có kẹt tóc ai bao giờ đâu.

Thanh niên nhiều người thích được cắt tóc bằng kéo nhưng thợ bình dân hầu hết chỉ hớt tông đơ theo kiểu cũ chứ ít ai biết cắt kéo cả.

Xưa thật xưa, công tử hớt tóc ấn tròn như ổ gà gọi là tóc ổ gà, lại xức brillantin bóng mượt đến nỗi ruồi đậu còn phải chống gậy. Các nghệ sĩ để tóc kiểu đó có Út Trà Ôn bên cải lương, Hoàng Thi Thơ bên tân nhạc…

Bây giờ chẳng ai để tóc như vậy nữa. Cho nên cứ nhìn kiểu tóc thì biết ngay chủ nhân sống vào khoảng thời kỳ nào.

Khách của thợ hớt tóc bình dân là mấy ông già, thợ thuyền, người bình dân hoặc học sinh, sinh viên bị nhà trường buộc cắt tóc đơn giản. Riêng vài em bé mẫu giáo được phép để một cái đuôi nhỏ và dài đằng sau gọi là đuôi rùa.

Kiểu mới quá nhiều, thay đổi xoành xoạch nên thợ hớt tóc bình dân theo không nổi. Thanh niên bắt chước đầu tóc của các ca sĩ, diễn viên thần tượng trên phim ảnh, sân khấu. Cách đây khoảng mười năm rộ lên mốt đầu đinh. Thứ này thợ hớt dễ dàng vì gần như trọc. Sau đó là tóc ngắn, mái xéo hay hớt so le. Mốt mới nhất hiện nay bắt chước theo diễn viên Hàn quốc là mái sợi ngắn sợi dài, mái chẻ ngôi giữa, rẽ sang hai bên rũ xuống lòa xòa che hết mắt. Brillantin dĩ nhiên không ai dùng nữa mà thế bằng keo vuốt mái tóc nhọn hoắt tua tủa lên trời cũng ăn gian được ít chiều cao. Rồi còn uốn, ép, sấy, gội nhuộm đủ màu… nên ông thợ già chịu thua. Những thứ đó phải vào tiệm.

Ông già lại vừa nhấp cái tông đơ như để làm cho nó bén hơn và nói.

-Hớt tóc dạo đi mỏi chân, tôi lớn tuổi rồi đi không nổi. Cứ ngồi một chỗ thì cũng có mối quen. Chừng ba bốn cái là khá rồi. Gặp lúc rau lang tám ngàn một bó như bây giờ, mà mỗi cái đầu có mười lăm, hai chục ngàn thì cũng là giá thấp lắm.

Từ trong hẻm hiện ra một ông già chống cây gậy đi tới, miệng đã than:

-Phen này lũ lụt lâu quá…

Chung quanh hớt tóc bình dân bao giờ cũng có vài chiếc ghế cho khách ngồi đợi tới phiên. Thật ra chẳng bao giờ khách đông tới mức đó mà thường chỉ là mấy ông già nhà gần tản bộ qua nhân thể ghé chơi một lúc hay xe ôm ghé coi cọp tờ báo. Không khí của hớt tóc bình dân hao hao như quán cà phê. Ðó là nơi ngồi tán gẫu nhiều chuyện của đàn ông thật vui.

Ông già hớt qua một lúc rồi lật ngửa anh chàng bán gối dựa vào ghế. Ông ta bắt đầu lấy dao ra liếc mấy cái vào mảnh da dài đã sờn treo trên bờ tường.

Ông đỡ cằm anh ta lên mà cạo rồn rột.

Anh bán gối vội vã xua tay:

-Thôi… nhẹ tay cho. Ngừng lại, ngừng lại.

Ông thợ hớt tóc hỏi:

-Sao vậy? Sợ tôi cạo chảy máu sao?

Anh bán gối nhổm lên:

-Một con dao mà cạo cả chục người! Bây giờ người ta cạo bằng dao lam một lần rồi bỏ, chứ không dùng dao đó nữa.

Ông hớt tóc cười:

-Tôi cạo cả ngàn cái mặt rồi, có hề gì đâu.

Anh ta nói:

-Thôi thôi, để tôi về tự cạo râu. Rủi đứt da, lây sida thì chết!

-Ạ, thì ra anh sợ bị lây si đa. Ðể tôi đi lấy lưỡi lam.

Rồi ông bẻ lưỡi lam làm đôi, bắt đầu gắn vào dao mà cạo cho khách. Vì lưỡi lam dùng một lần bỏ đi nên bẻ hai để có thể dùng được hai lần. Hồi bệnh AIDS mới phát giác, người ta sợ lắm, nhất là cạo râu cho nam giới hay làm nail cho phụ nữ, khách đều đòi có bộ dao riêng nhưng lâu ngày, tuy căn bệnh thế kỷ đó vẫn lan tràn nhưng có vẻ người ta đã quen thuộc, thấy nhàm, không cần giữ gìn cẩn thận như lúc đầu nữa.

Ông thợ cạo xong, lau mặt cho khách, nhấp tông đơ hớt gọn lại tóc, và chải đầu cho anh ta mau lẹ để còn sang người khác.

Anh bán gối móc tiền ra trả rồi nói:

-Coi vậy chớ ông hớt tôi thấy mình trẻ lại cỡ năm sáu tuổi là ít.

Ông già chống gậy không chỉ cắt tóc, cạo râu mà còn ngoáy tai. Ông nằm ngửa trên ghế lim dim cho ông thợ dùng bông và móc khéo léo ráy cả hai bên tai. Cái cảm giác đầy khoan khoái đó chỉ phải trả thêm năm ngàn đồng.

Bên cạnh hớt tóc tiệm bình thường hay máy lạnh giá vài chục ngàn cho một lượt cắt thì hớt tóc vỉa hè với giá bình dân đã đáp ứng được nhu cầu của người dân nghèo.

Duy Thức
Theo: Người Việt
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.JPG
Views:	12
Size:	13.7 KB
ID:	331840
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 14:38.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10250 seconds with 14 queries