Phần lớn các bệnh viện chưa làm tốt khâu bảo vệ nên trộm cắp và các loại tội phạm khác vẫn lộng hành
Vụ việc bé sơ sinh 2 ngày tuổi bị bắt cóc hôm 3-11 vừa qua tại Bệnh viện (BV) Phụ sản Trung ương không chỉ làm chấn động dư luận mà c̣n gióng lên hồi chuông cảnh báo tới các BV nói chung, đặc biệt là BV phụ sản Trung ương, về việc bảo vệ an toàn cho bệnh nhân và người thân của họ, nhất là bảo vệ trẻ sơ sinh.
Giả danh nhân viên y tế
Khảo sát tại nhiều BV trên địa bàn TP Hà Nội, chúng tôi dễ dàng nhận thấy t́nh trạng an ninh chưa thực sự được quan tâm đúng mức. BV nào cũng quy định giờ vào thăm bệnh nhưng bằng nhiều cách, người lạ vẫn có thể lọt vào bất cứ lúc nào.
Ảnh đạo chích được dán công khai tại Bệnh viện Bạch Mai để người dân cảnh giác
Ông Hồ Quang Tấn, Trưởng Pḥng Bảo vệ Chính trị Tổng hợp BV Bạch Mai, cho biết vụ trẻ sơ sinh bị bắt cóc khiến những người làm công tác bảo vệ BV không khỏi giật ḿnh khi nh́n lại quy chế kiểm soát an ninh. “Đúng là BV có ít nhiều chủ quan trong việc kiểm soát những sản phụ xuất viện. Để siết lại an ninh, chúng tôi đă đề nghị lực lượng bảo vệ yêu cầu bệnh nhân ra viện, nhất là trẻ sơ sinh phải xuất tŕnh giấy xuất viện. Đồng thời, bổ sung yêu cầu này vào quy chế thực hiện công tác an ninh, bảo vệ BV”- ông Tấn cho biết.
Trên thực tế, hiện tượng giả danh cán bộ y tế không mới. Hôm 29-9, lực lượng bảo vệ BV Bạch Mai đă phát hiện bà Trần Thị Thu H., 35 tuổi, mặc áo nhân viên y tế, đeo thẻ đứng tại pḥng khám tiêu hóa trong BV. Qua khai thác, người này nói rằng “đưa người nhà đi khám” nhưng khi nh́n trên áo không có logo BV và thẻ không có tên nhân viên, khoa, pḥng. Lực lượng bảo vệ đă bàn giao đối tượng này cho công an. Có thể đây là một dạng “c̣” BV bởi lực lượng bảo vệ BV Bạch Mai đă từng phát hiện một số đối tượng mặc áo blouse dẫn dắt người bệnh vào khám, sau đó đưa ra pḥng khám tư xét nghiệm với giá “cắt cổ”!
“Đạo chích” đại náo bệnh viện
Trộm cắp cũng đang là vấn nạn ở nhiều BV tại Hà Nội. Anh Ngô Tiến Anh, bảo vệ tại BV K, cho biết lợi dụng cảnh chen lấn ở những chỗ đông người trong BV hoặc sự mất cảnh giác của một số người bệnh cùng thân nhân, kẻ trộm đă trà trộn vào lấy cắp giấy tờ, tiền bạc, điện thoại. Dù bảo vệ luôn canh chừng và nhắc nhở mọi người cảnh giác t́nh trạng móc túi, cướp giật, lừa đảo hoặc dán thông báo ở các khoa, pḥng, lối ra vào nhưng hầu như tuần nào cũng có bệnh nhân tŕnh báo bị mất cắp ví tiền, điện thoại… Rất khó t́m lại tài sản bị trộm cắp.
Để chống “đạo chích” hoành hành, ông Hồ Quang Tấn cho biết BV Bạch Mai vừa thành lập một “đội h́nh sự”. Đội này mặc thường phục và đứng lẫn vào khu vực người bệnh làm thủ tục khám bệnh hoặc thanh toán viện phí. Những chỗ này thường là nơi “làm ăn” của bọn trộm cắp, lừa đảo nên rất dễ theo dơi và bắt quả tang. Cùng đó, BV cũng dán ảnh những đối tượng từng có hành vi trộm cắp trong BV lên bảng để bệnh nhân dễ phát hiện kẻ gian.
Siết chặt an ninh
Ngay sau khi xảy ra vụ bắt cóc trẻ sơ sinh hy hữu, BV Phụ sản Trung ương đă tăng cường giám sát an ninh trong BV. Ông Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương, cho biết một hệ thống camera giám sát sẽ được lắp đặt tại tất cả các pḥng, ban… Khi xảy ra sự cố nào đó, BV sẽ có cơ sở để cung cấp cho cơ quan điều tra. Ngoài việc tăng cường kiểm soát an ninh, BV sẽ thường xuyên phổ biến với sản phụ không nên giao con cho những người lạ mặt.
Trong khi đó, tại BV Phụ sản Hà Nội, từ trước đến nay, mọi người đều phải xuất tŕnh giấy xuất viện với nhân viên bảo vệ trước khi sản phụ ra khỏi cổng. Tuy nhiên, theo bà Bùi Thị Chút, Phó trưởng Pḥng Kế hoạch Tổng hợp - BV Phụ sản Hà Nội, việc kẻ xấu mặc áo blouse giả nhân viên y tế vào với ư đồ bắt cóc trẻ, c̣ mồi... vẫn không dễ kiểm soát.
Bài và ảnh: Ngọc Dung
Theo NLD