Washington hôm 21/11 thông báo đă thiết chặt hơn các biện pháp cấm vận đối với lĩnh vực dầu mỏ và hóa dầu ở Iran, đồng thời lên tiếng đe dọa trừng phạt các ngân hàng trên toàn thế giới nếu có quan hệ làm ăn với nước này.
|
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Bộ Ngân khố Mỹ Timothy Geithner. Ảnh: AFP |
Chính quyền Mỹ đă áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran v́ những tham vọng hạt nhân của nước này, đặc biệt đánh thẳng vào lĩnh vực ngân hàng và dầu lửa. Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định: “Iran đă lựa chọn con đường cô lập quốc tế”, đồng thời nhắc lại rằng năm 2009, tức là đầu nhiệm kỳ của ông, ông đă tặng cho nước này một cuộc đối thoại.
Kể từ đó, Liên Hợp Quốc (LHQ) đă thông qua lần thứ tư các lệnh trừng phạt vào năm 2010 để cố gắng buộc Tehran làm rơ chương tŕnh hạt nhân của nước này vốn bị nhiều cường quốc nghi ngờ chứa đựng bí mật quân sự.
Sau một bản báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA), Anh, Canada và Mỹ hôm 21/11 đă cứng rắn hơn với Iran. Với Mỹ, theo Ngoại trưởng Hillary Clinton, lệnh trừng phạt của Mỹ lần đầu tiên nhằm trực tiếp vào ngành năng lượng của Iran.
Cụ thể, Nhà Trắng áp dụng các biện pháp cấm vận hàng hóa, dịch vụ và công nghệ đối với ngành hóa dầu then chốt của Iran đă được đưa ra. Những pháp nhân và thể nhân ủng hộ cho sự phát triển của ngành dầu lửa và lĩnh vực hóa dầu ở Iran cũng sẽ bị trả đũa. Đối với Iran, năng lượng được cho là chiếm tới 70% ngân sách chính phủ và có ư nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của quốc gia.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner c̣n ban hành một cảnh báo cho hay bất cứ một công ty nào có quan hệ làm ăn với ngành ngân hàng của Iran sẽ đồng nghĩa với việc thực hiện các hoạt động bất hợp pháp.
Phù hợp với “Luật Ái quốc” vốn được thông qua ít lâu sau các vụ tấn công 11/9/2001, biện pháp này mở đường cho những trừng phạt có thể có của Mỹ chống lại các ngân hàng có quan hệ làm ăn với Iran, thông qua các ngân hàng Iran hay ngân hàng trung ương của nước này. Tuy nhiên, ông Geithner lưu ư rằng, Ngân hàng trung ương Iran không phải là đối tượng bị trừng phạt đặc biệt.
Theo ông Geithner, Bộ Ngân khố Mỹ đă chính thức coi Iran như một “nguồn lo ngại lớn về rửa tiền”. V́ thế, “các thể chế tài chính trên thế giới cần cân nhắc kỹ về rủi ro khi hợp tác kinh doanh với Iran”, ông Geithner tuyên bố tại một cuộc họp báo cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Bộ Ngân khố Mỹ cũng thông báo đă lập ra danh sách đen “11 thể nhân và pháp nhân” mà bộ này cáo buộc đóng góp cho “chương tŕnh vũ khí hủy diệt hàng loạt” của Tehran. Biện pháp này có mục đích nhằm đóng băng những tài sản mà các “đối tượng” này có thể có trên đất Mỹ.
Về phần ḿnh, Anh và Canada hôm qua cũng đưa ra những biện pháp mới nhằm gây sức ép với Iran về chương tŕnh hạt nhân được cho không chỉ phục vụ mục đích dân sự của nước này. Anh cho hay đă cắt đứt mọi quan hệ giữa lĩnh vực tài chính Anh với các ngân hàng Iran, trong khi Canada cấm xuất khẩu các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp dầu khí và hóa dầu.
Pháp cũng đă đề nghị Đức, Canada, Mỹ, Nhật Bản và Anh đóng băng ngay những tài sản của ngân hàng trung ương và cắt đứt các hợp đồng mua dầu của Iran để thuyết phục Tehran từ bỏ chương tŕnh hạt nhân “quân sự” của nước này.
Không những vậy, phía Mỹ c̣n nhấn mạnh rằng Washinton tính toán “tiếp tục t́m kiếm những biện pháp khác”, đặc biệt là các “lệnh trừng phạt bổ sung chống lại Ngân hàng trung ương Iran”. “Chừng nào Iran tiếp tục con đường nguy hiểm này, Mỹ sẽ tiếp tục t́m kiếm nhiều biện pháp cô lập chính quyền Iran và tăng cường sức ép” đối với nước này, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo.
Q.M (theo AFP, BBC)