Chắc chắn không phải v́ chuyện Barcelona và Real Madrid chia nhau thống trị sân cỏ Tây Ban Nha...
Bởi nếu chỉ thuần túy là chuyện trong lĩnh vực bóng đá, đôi bên không phải… thù nhau như thế. Từng có cổ động viên Barcelona chạy ra đường ḥ reo khi biết Real thất bại ở cúp châu Âu và bị một cổ động viên Real bị bắn chết.
Nguyên nhân lớn nhất thuộc về lịch sử. Barcelona chính là biểu tượng của Catalonya – thành lũy lớn nhất của phe Cộng ḥa trong cuộc nội chiến 1936-1939 ở Tây Ban Nha. Trong cuộc nội chiến ấy, quân của nhà độc tài Franco đă hành quyết chủ tịch CLB Barcelona Josep Sunyol. Sau khi chiến thắng, Franco lại càng chà đạp Barcelona bằng mọi cách, để tuyệt diệt ư đồ ly khai của xứ Catalonya. Trong danh sách những thứ “phải tuyệt diệt” của nhà độc tài Franco, Barcelona là cái tên đứng đầu, trên cả chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa ly khai!
|
Không hẳn là mê bóng đá, nhưng Franco phải t́m mọi cách biến Real Madrid thành một biểu tượng chiến thắng cho chính quyền trung ương ở Madrid. Ư đồ ấy tất nhiên chỉ có thể trở thành hiện thực khi Real đè bẹp Barcelona trên sân cỏ. Khỏi nói về sự thống khổ của Barcelona dưới thời Franco. Ở những chuyến làm khách tại Madrid, cầu thủ Barcelona – mà cảnh sát của Franco từng gọi là “bọn chó ly khai” – có thể bị bắt giam chỉ v́ một câu nói hoặc hành động đặc biệt nào đó. Trên sân cỏ, họ có thể găy chân v́ những pha chặt chém mà không sợ bị lĩnh thẻ. Barca có thể phải chịu phạt đền dù cầu thủ Real ngă ngoài ṿng 16m50.
C̣n tại Catalonya, nhà văn nổi tiếng Eduardo Galeano từng viết trong cuốn “Football in Sun and Shadow” như sau: “SVĐ Nou Camp của Barcelona nổi tiếng ở phần hồn của nó. Tại đấy, người ta có thể lắng nghe những tiếng rên xiết trong ngôn ngữ Catalan, c̣n âm ỉ trong từng bậc thềm khán đài, vọng lại từ thời Franco”.
Càng bị đàn áp th́ Catalonya càng tỏ ra bất khuất. Và hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, sức sống của người Catalan được thể hiện rơ nhất trên sân cỏ, trong h́nh hài CLB Barcelona. Những ḱnh địch sau này, như chuyện ganh đua trong bóng đá hiện đại, chuyện tranh giành Luis Figo, những cuộc đụng độ nẩy lửa để tranh nhau thị phần trong thời bóng đá kinh doanh, đều chỉ là hệ lụy phát sinh từ cuộc nội chiến đẫm máu 1936-1939, và từ ách thống trị kéo dài đến tận năm 1975 của nhà độc tài Franco.
Theo Bongdaplus