Theo xếp hạng của HSBC, Việt Nam thuộc nhóm nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng cao nhất thế giới trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2050.
HSBC dự báo về nhóm 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050 dựa trên khảo sát về 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay.
Xếp hạng của HSBC dựa trên thu nhập bình quân đầu người, pháp luật, dân chủ, giáo dục và thay đổi về nhân khẩu học. HSBC dự báo các nhà hoạch định chính sách sẽ thành công trong việc giải quyết vấn đề kinh tế, tránh được chiến tranh và mở cửa hơn nữa đối với thương mại và vốn đầu tư toàn cầu.
HSBC nhấn mạnh đến một số diễn biến quan trọng:
Sự trỗi dậy của kinh tế Philippin, kinh tế Philippin nhiều khả năng sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế giới, tăng 27 bậc so với hiện nay.
Kinh tế Peru có thể tăng trưởng được 5,5% trong suốt 4 thập kỷ và trở thành nền kinh tế lớn thứ 26. Kinh tế Chile cũng sẽ là điểm sáng trong nhóm các nền kinh tế thuộc khu vực châu Mỹ - Latinh.
Kinh tế Ukraina có thể tăng thêm 19 bậc trên bảng xếp hạng toàn cầu nhờ hệ thống giáo dục tốt dù dân số giảm xuống 36 triệu từ mức 45 triệu.
…
HSBC chia các nền kinh tế trên thế giới thành 3 nhóm: 1) nhóm tăng trưởng nhanh – tốc độ tăng trưởng trên 5%; 2) nhóm tăng trưởng – GDP hàng năm tăng trưởng từ 3% đến 5%; 3) GDP tăng trưởng chưa đầy 3%/năm.
HSBC đưa ra danh sách 26 nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Vốn cởi mở với công nghệ, nhóm nền kinh tế này sẽ có nhiều năm tăng trưởng tốt. Nhóm tăng trưởng bao gồm 43 nước. Phần lớn nhóm nền kinh tế thuộc nhóm ổn định bao gồm các nước phát triển, yếu tố nhân khẩu học sẽ hạn chế tăng trưởng tại các nước này.
Theo xếp hạng của HSBC, Việt Nam thuộc nhóm nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng cao nhất thế giới trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2050.
Đình Hảo
Theo TTVN