Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết không thể chấp nhận được việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng cảnh báo rằng một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào nước này có thể phản tác dụng.
Phát biểu trên tạp chí Atlantic ra ngày 2/3, Tổng thống Obama nói rằng ông không bị lừa phỉnh bởi những hành động đe dọa Mỹ.
Iran nói rằng chương tŕnh hạt nhân của họ hoàn toàn là v́ mục đích ḥa b́nh nhưng Israel và Mỹ nghi ngờ rằng nước này đang phát triển vũ khí giết người hàng loạt.
Tổng thống Obama sẽ có cuộc hội đàm với thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào hôm 5/3 tới.
Cũng có những suy đoán rằng Israel có thể tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu Iran sớm nhất là vào tháng Tư tới.
Trong buổi phỏng vấn ba ngày trước khi có cuộc gặp với thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, ông Obama cho biết ông sẽ không đi rêu rao khắp nơi về ư định của Mỹ.
"Nhưng tôi nghĩ rằng cả chính phủ Iran và Israel đều nhận ra rằng khi Mỹ nói là không thể chấp nhận việc Iran có vũ khí hạt nhân có nghĩa là chúng tôi sẽ không dọa suông."
Ông Obama cũng nhấn mạnh rằng sẽ sử dụng tới "sức mạnh quân sự" nếu như các biện pháp trừng phạt và ngoại giao không kiềm chế được tham vọng hạt nhân của Tehran. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng một cuộc tấn công phủ đầu vào Iran có thể phản tác dụng.
Trong khi thừa nhận "trách nhiệm sâu sắc" của thủ tướng Netanyahu để bảo vệ người dân Israel, Obama đă trích dẫn "những hậu quả không lường trước được tiềm năng" khi nhận thấy rơ rằng đó là một sự khờ dại nếu như Israel tiến hành bất kỳ cuộc tấn công phủ đầu nào vào Iran.
"Tại thời điểm Iran không có được nhiều thiện cảm và chỉ có một đồng minh thực sự [Syria], liệu chúng ta có muốn một tṛ tiêu khiển mà trong đó đột nhiên Iran có thể miêu tả ḿnh như một nạn nhân?"
Gần đây, Mỹ đă thắt chặt các biện pháp trừng phạt chống lại Iran, áp đặt lệnh trừng phạt vào ngân hàng trung ương và các công ty dầu hợp tác với Cộng ḥa Hồi giáo.
Liên minh châu Âu cũng thông qua lệnh cấm vận dầu mỏ đối với quốc gia này.
Liên Hợp Quốc đă phê chuẩn bốn đợt cấm vật chống lại Iran giữa năm 2006 và 2010 trong phản ứng nước này từ chối ngừng làm giàu uranium và hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA.
Sầm Hoa (Theo BBC)