Tổng thống Assad ‘cấm bay’ để tránh phi công đào ngũ
Sau vụ đào tẩu của đại tá không quân Hasan al-Hamadeh, chính quyền Syria lập tức cấm tất cả các chiến đấu cơ cất cánh.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đêm 21/6 đă ra lệnh “cấm bay” đối toàn bộ các máy bay chiến đấu v́ lo ngại lại có phi công đào tẩu như đại tá Hasan Merhi al-Hamadeh, người đă dùng một chiếc MiG-21 bay sang Jordan.
Sau vụ đào tẩu của đại tá không quân Hasan al-Hamadeh, chính quyền Syria đă lập tức cấm tất cả các chiến đấu cơ cất cánh.
Các quan chức Syria cho rằng vụ đào tẩu bằng máy bay MiG-21 của phi công Hasan Merhi al-Hamadeh là do Mỹ xúi bẩy nhằm chứng tỏ với thế giới rằng Tổng thống al-Assad đă không c̣n kiểm soát được lực lượng không quân vốn rất trung thành với chế độ.
Bí mật liên lạc với quân nổi dậy?
Báo Daily Telegraph của Anh dẫn lời một số quan chức Mỹ nói rằng nhiều quan chức thân tín với Tổng thống Bashar al-Assad đang âm thầm tính chuyện đào ngũ trước áp lực gia tăng của quân nổi dậy. Một số sĩ quan cao cấp đang liên lạc với quân nổi dậy để làm rơ họ sẽ được đón tiếp và đối xử như thế nào, nếu đào ngũ.
Một nguồn tin tiết lộ rằng al-Hamadeh xuất thân từ làng Meles huyện Idlib ở miền Bắc Syria, nơi ông đă để lại một gia đ́nh với vợ và bốn con. Làng này do Quân đội Syria Tự do kiểm soát và người ta không loại trừ khả năng vụ đào tẩu bằng máy bay này đă được sắp đặt từ trước.
Đại tá không quân Hasan Merhi al-Hamadeh là sĩ quan cao cấp đầu tiên đào tẩu bằng chiến đấu cơ MiG-21.
Chi tiết vụ đào tẩu
Theo Reuters, chiếc MiG-21, do đại tá Hasan Merhi al-Hamadeh lái, đă hạ cánh xuống sân bay quân sự Mafraq, ở mạn Bắc Jordan.
Trước đó, chính quyền Syria đă thông báo một máy bay chiến đấu mất tích, khi đang thực hiện chuyến bay tập luyện ở phía Nam Syria. Theo hăng thông tấn SANA, viên phi công lái chiếc máy bay tiêm kích MiG-21 là đại tá không quân Hasan Merhi al-Hamadeh. Damascus chưa đưa ra phản ứng chính thức về vụ việc này, trong khi Chính phủ Jordan cũng chưa có ư kiến b́nh luận.
Chiếc máy bay MiG-21 này đă bay sang lănh thổ nước Jordan láng giềng trong bối cảnh nội chiến vẫn đang diễn ra ở Syria. Trước đó, các quan sát viên Liên Hợp Quốc và phe đối lập tố cáo rắng quân chính phủ Syria đă sử dụng máy bay để tấn công quân nổi dậy.
Theo trang mạng DEBKA (Israel), chiếc MiG-21do đại tá al-Hamadeh lái thuộc Lữ đoàn không quân 73, trong khi ông này là phi công của Sư đoàn không quân 20 và chỉ huy của một phi đội MiG-21 thử nghiệm. Phi đội này thường xuyên kiểm tra các máy bay chiến đấu ở căn cứ không quân phía Nam Syria.
Lữ đoàn không quân 72 không kịp trở tay v́ chiếc MiG-21 chỉ mất có 90 giây để bay từ sân bay quân sự Khalkhala sang Jordan.
Đôi nét về lực lượng không quân Syria
Không quân Syria có tới 30.000 binh sĩ, một trong những lực lượng hùng hậu nhất ở khu vực Trung Đông. Đội máy bay của không quân Syria bao gồm các máy bay đánh chặn MiG-21, máy bay cường kích MiG-23 và hiện đại hơn là máy bay tác chiến đa năng MiG-29.
Máy bay MiG-29 và số vũ khí mang theo.
Ảnh airforce_ru
Ngoài ra Syria c̣n có một phi đội máy bay chiến đấu Sukhoi.
Máy bay huấn luyện Yak-130.
Ảnh airforce_ru
Tháng 12/2011, chính quyền Syria đă đặt mua thêm 36 chiếc Yak-130 của Nga, một loại máy bay hạng nhẹ sử dụng trong huấn luyện nhưng cũng có chức năng tác chiến. Yak-130 có thể mang bom và tên lửa, rất thích hợp để sử dụng trong cuộc xung đột hiện nay. Trong nhiều năm qua, ngoài việc cung cấp máy bay, Nga c̣n thực hiện bảo tŕ sửa chữa và huấn luyện phi công Syria.
Minh Bích (tổng hợp)
theo đv