Một loại nấm quư hiếm được mệnh danh là 'Viagra tự nhiên' đang làm thay da đổi thịt nền kinh tế bản địa ở dưới chân dăy Himalayas, nhưng cái giá để đổi lại việc tham gia cơn sốt t́m thứ thần dược này đôi khi là cả mạng sống.
Loại nấm ăn ṃn các con sâu bướm có nhiều trên dăy Himlayas, nơi tập trung những ngọn núi cao nhất thế giới. Người dân ở Ấn Độ gọi loại nấm này là kira jari, trong khi người Tây Tạng dùng cái tên yarsagumba để chỉ loại thần dược quư hiếm. Tại Trung Quốc và cả Việt Nam, nó được biết đến với cái tên luôn gợi trí ṭ ṃ: đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo được coi là "thần dược đàn ông" hay Viagra Ấn Độ. Ảnh minh họa:
Salon
Nấm làm khô các con sâu bướm rồi sau đó sinh trưởng ở phần đầu của con mồi đă chết. Chúng mọc lên từ mặt đất ngay khi tuyết tan vào tháng 5 hoặc tháng 6 hàng năm. Đấy là lư do người ta gọi chúng là đông trùng hạ thảo (mùa đông là côn trùng, mùa hè là cây cỏ).
Tại Trung Quốc, đông trùng hạ thảo được sử dụng như một loại chất có tác dụng kích thích. Các vận động viên thể thao dùng nó như một loại thuốc tăng cường khả năng thi đấu.
Đông trùng hạ thảo cũng là một vị thuốc bồi bổ hết sức quư giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như rối loạn t́nh dục, thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn. Một số nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường công năng của tuyến thượng thận, cải thiện chức năng thận, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus, chống ung thư và phóng xạ.
C̣n với những người dân trên dăy Himalayas phần thuộc Ấn Độ, đó là một nguồn thu nhập đáng kể.
Cơn sốt "đào vàng" dưới chân Himalayas
Trong những năm gần đây, người dân bản địa đă bắt đầu thu nhặt đông trùng hạ thảo và bán cho các thương lái địa phương. Những người trung gian này đến lượt họ lại bán thứ thần dược quư hiếm cho những lái buôn ở New Delhi, thủ đô Ấn Độ. Từ đây, "ḍng" đông trùng hạ thảo chảy vào Nepal và Trung Quốc.
Đông trùng hạ thảo nhanh chóng tạo nên một cơn sốt tại chân dăy Himalayas. Ảnh:
IRIN
Khi được bán tại các ngôi làng dưới chân dăy Himalayas, một cây thần dược được định giá 150 rupee Ấn Độ (khoảng 2 hoặc 3 USD), tức là nhiều hơn khoản tiền mà một lao động tay chân thông thường kiếm được trong một ngày. Vài người dân có thể kiếm được 40 cây nấm trong một ngày và có được số tiền đáng kể. Bởi vậy, việc t́m đông trùng hạ thảo chẳng khác nào một cơn sốt đào vàng ở Himalayas.
Prem Singh, một thanh niên 24 tuổi, nổi tiếng v́ sức khỏe và đam mê lao động. Prem dành hai tuần đầu tiên của tháng 5 tại những cánh đồng tuyết trên núi cao để t́m đông trùng hạ thảo. Anh đi một ḿnh với những túi gạo, lúa ḿ và đậu trên lưng. Prem hạ trại trong một cái hang ven đường. Chàng trai trẻ thậm chí từng ngủ lại ở độ cao 5.000 m. Prem chẳng t́m thấy ǵ trong suốt 3 ngày đầu tiên.
Nhưng cuối cùng th́ vận may cũng mỉm cười với Prem. Anh trở lại Bemmi, một ngôi làng ở độ cao gần 3.000 m gần biên giới Ấn Độ và Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc, với 200 cây thần dược quư hiếm được nhồi chặt trong những chiếc b́nh cũ. Với khoản tiền kiếm được từ việc bán đông trùng hạ thảo, Prem cất được một căn nhà mới. Đó là một ngôi nhà hai tầng được làm từ những khối đá trong vùng.
Đông trùng hạ thảo và khoản tiền kiếm được từ nó là một tin quá đỗi tốt lành với làng Bemmi. Những chàng trai trẻ ở đây vốn luôn đưa mắt ra khỏi ngôi làng nhỏ bé để kiếm t́m những cơ hội mưu sinh tại các thành phố ở xa hơn dưới chân dăy Himalayas. Đó là những người từng làm việc trong các khách sạn, trong quân ngũ, và trong vài ngành dịch vụ đang nở rộ tại những đô thị của Ấn Độ.
Thứ thần dược quư hiếm của Himalayas đă đảo ngược xu hướng đó. Từ năm 2007, khi người dân bắt đầu biết nhiều hơn về đông trùng hạ thảo, một số lượng lớn thanh niên giờ đây không t́m đến các thành phố lớn nữa mà t́m đường lên những đồng cỏ trên các vùng núi cao.
Người ta kháo nhau rằng những đồng cỏ, vốn trước đó chỉ là nơi t́m đến của những người chăn dê, đă trở thành các thị trấn nhỏ với cơ man nào là lều và các sợi dây phơi quần áo. "Tại sao tôi phải chạy đến New Delhi để làm việc trong một khách sạn, khi tôi có thể kiếm được chỉ trong hai tuần khoản tiền mà tôi sẽ phải mất hai năm ở đó mới có được", Prem nói.
Rủi ro ŕnh rập
Nhưng dưới chân đèn bao giờ cũng là một khoảng tối và việc t́m kiếm đông trùng hạ thảo cũng có những mặt trái.
Cảnh t́m kiếm đông trùng hạ thảo. Ảnh minh họa:
Ekantipur
Có những người dân làng trở về với hai bàn tay trắng sau nhiều tuần lễ giam ḿnh trên những cánh đồng tuyết. Nhiều người trong số họ đổ bệnh. T́m kiếm đông trùng hạ thảo có nghĩa là phải nằm sấp, thúc khuỷu tay xuống đá và tuyết, phủi sạch mặt đất trước mặt để rồi có khi thứ t́m thấy chỉ là cuống của một quả táo. Trời lạnh, gió hú dữ dội c̣n lá phổi của những người "đào vàng" bị đau dữ dội.
Hầu hết người dân thường trở về làng trong t́nh trạng bị mù tuyết (một bệnh liên quan tới mắt), các khớp xương đau nhức và gặp vấn đề về hô hấp. Một người đă chết v́ hội chứng độ cao. Một người khác ngă xuống kẽ nứt của một ḍng sông băng và chỉ được cứu thoát bởi dân làng sau 13 ngày. Anh ta đă sống nhờ những giọt nước chảy ra từ tảng băng lớn. Mặc dù vậy, người này vẫn quay lại với việc t́m đông trùng hạ thảo trong năm nay.
Giống như mọi nghề làm ăn khác, công việc kiếm t́m loại thần dược quư cũng có sự cạnh tranh. Có hai ngôi làng đang đối đầu nhau trong việc t́m đường tới những đồng cỏ ở trên cao, nơi có nhiều đông trùng hạ thảo. Họ phải mang theo cả những khẩu súng trong các chuyến đi kiếm thần dược.
Nhưng vẫn c̣n những mối nguy khác. Việc t́m kiếm đông trùng hạ thảo là hợp pháp, nhưng việc bán chúng th́ ngược lại. Hai năm trước, một kẻ lừa đảo đầy tự tin tới Bemmi và hứa với người dân ở đây rằng hắn sẽ có giá tốt cho những đông trùng hạ thảo được mang về. Tuy nhiên, hắn ta đă biến mất sau đó cùng với số thần dược quư và không bao giờ trở lại. Đông trùng hạ thảo là một món hàng trên chợ đen, và v́ thế nên những người dân làng chẳng thể kêu ai.
Năm ngoái, những thanh niên trẻ của làng Bemmi t́m cách bán đông trùng hạ thảo tại một thị trấn trong vùng. Vài người trong làng Bemmi lại đi báo cho cảnh sát địa phương và những thanh niên trẻ bị chặn lại trên đường. Họ bị tịch thu toàn bộ số đông trùng hạ thảo.
Hăy thử tưởng tượng tâm trạng của những chàng thanh niên tan nát thế nào trên đường về làng. Họ chẳng có ǵ sau nhiều tuần chịu đựng giá lạnh, trong khi chẳng có nghi ngờ ǵ về việc cảnh sát sẽ thu lợi từ những ǵ lấy được.
Tuy nhiên, dân làng Bemmi dường như chấp nhận việc tất cả những rủi ro luôn tồn tại quanh họ. "Có hai loại công việc, rủi ro và an toàn. Kiếm đông trùng hạ thảo là rủi ro, lao động tay chân ở quanh vùng là an toàn", Prem nói.
Hà Giang (theo BBC)