Công việc nhiều, nhưng chính là… nỗi sợ và sự mệt mỏi không biết nên viết cái ǵ đă làm cho tôi im lặng hơi lâu lâu. Vừa đọc xong bài
Ai có thể lừa được một siêu lừa của Minh Diện, tôi như có thêm can đảm để viết những ḍng này.
Trước hết, xin lỗi bạn đọc v́ dùng từ quá nặng nề nhưng tôi đă thử t́m các từ thay thế cho chữ
ngu xuẩn như “kém cỏi”, “thiếu trách nhiệm”, “khinh dân”…; nhưng đều thấy không ổn! Đành phải nhận chân sự việc bằng một từ hơi ù tai và đau mắt vậy.
Cách đây vài năm, có một lần GS Nguyễn Huệ Chi email cho tôi đại ư rằng “Thịnh phải viết nhẹ hơn (ư nói là nên “văn hóa” hơn) bởi cái dốt nát của nhiều vị lănh đạo là điều ai cũng biết. Họ không dốt th́ việc ǵ ḿnh phải viết”. Câu nói đó (đại ư, nhưng xin để trong ngoặc kép cho trân trọng) cứ ám ảnh tôi hoài và, càng ngày càng thấy đúng. Thấy đúng càng nhiều th́ càng chán cho nhân t́nh thế thái, đến mức không chịu được nữa th́ lại đành phải nói tiếp.
Dẫn chứng về sự ngu xuẩn của không ít người có trách nhiệm – đă và đang gây ra bao thảm họa trầm kha cho dân tộc th́ nhiều vô kể. Chỉ xin dẫn ra vài sự việc mới xảy ra gần đây (nhân tiện, tôi cũng nhấn mạnh rằng, ngay chữ đầu tiên của bài này, tôi dùng chữ XIN, sau khi đă cân nhắc chán chê).
Một ông quan có trách nhiệm cho rằng sau khi trẻ đi học về, chơi cũng không tốt nên cần phải… học nữa. Nói như thế th́ chẳng khác ǵ không nói th́ hơn. Phân phối giờ học, giờ chơi cho trẻ thế nào cho hợp lư là nguyên tắc tối thượng của hiệu quả giáo dục, trách nhiệm của quan là chỉ ra cái giải pháp đúng cho điều cần của thực tiễn xă hội. Chợt nhớ chuyện “trồng con ǵ và nuôi cây ǵ” (tôi cố t́nh sai): Làm lănh đạo mà cứ nước đôi, ba phải th́ ngay cả kẻ ít chữ nhất cũng làm được.
Bộ NN & PTNT vừa đưa ra pháp lệnh thịt sau khi giết mổ chỉ được bán sau
8 giờ trong điều kiện thường. Thế nào là điều kiện nhiệt độ b́nh thường? Nắng 40 độ, gió Lào là thường hay 15 độ ngày gió mùa đông bắc ở Hà Nội là thường? Trâu, ḅ, lợn thường được giết mổ lúc nửa đêm, chẳng lẽ đến 8 giờ sáng là đem đi tiêu hủy? Ai phân định cho được cái khái niệm trước và sau 8 giờ đồng hồ? Hay đây là cách để bật đèn xanh cho những kẻ muốn trung thành rằng cứ tiếp tục hành dân, nhận hối lộ; rằng những người có trách nhiệm luôn t́m ra nhiều cách thức khác nhau để cho sai nha lộng hành, vơ vét; rằng đă có sự bảo đảm từ một chính quyền v́ quan, do quan và của quan?
Ông Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội kết luận chắc như cua óp ngày rằm rằng “hố tử thần” trên đường Lê Văn Lương là do mưa băo (!). Cách đây hơn 10 năm, tôi có đọc cho toàn thể hội đồng chấm thi đại học môn sử nghe đoạn văn với lời dẫn “để sau này có người làm chứng rằng tôi không bịa”:
Đảng ta có rất nhiều sai lầm nhưng v́ khéo che giấu nên ít người biết. Nhưng đôi khi có người cũng biết nên mới có câu rằng ‘mất mùa đổ tại thiên tai’… Hàng chục năm trước, một đứa trẻ c̣n biết tỏng ṭng tong đâu là sự thật, sao đến tận bây giờ, một ông quan có thể ăn nói ngu hết biết như thế? Một con đường, một con đập đều phải tính toán được mọi tác động của thời tiết, và thậm chí, nếu không lường được th́ phải ghi rơ “Công tŕnh này chỉ chịu được động đất 5 độ Richter…”. Một trận mưa chưa phải là ghê gớm mà đường thành hố đủ để lấp xác hàng trăm con tru [trâu] mà cứ xoen xoét ṿng vo th́ không ngu xuẩn là ǵ?
Một trong những đỉnh cao của ngu lâu như con trâu là quan chức ngân hàng, cho rằng v́ tŕnh độ dân trí thấp nên không thể cho phá sản các ngân hàng yếu kém (!)? Trời hỡi trời! Vậy là dân trí thấp hay quan trí tệ hại? Bởi nếu không dốt nát và tham lam tại sao lại cho phép và dung dưỡng cho sự yếu kém, mầm tai họa tồn tại? Nếu thấy yếu kém, thua lỗ hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng vẫn cứ kiên tŕ định hướng th́ đó là sáng suốt và đỉnh cao, thiên tài sao?…
Cái tham, cái xuẩn trong kinh tế, xă hội do các ngài dốt nát gây ra gây nên những hậu quả tức thời trong đời sống; nhưng cái đui mù (hay giả đui mù sau khi nh́n thấy… tiền) trong quản lư văn hóa th́ không thể nào lượng định nổi những tai họa lâu dài.
Ngôi Chùa Trăm Gian – một trong những báu vật (báo
Dân trí gọi là “Ngôi cổ tự tuyệt bích”) của lịch sử nước nhà đă bị dụ khị hóa bằng hai chữ “làm mới”; để rồi bị mổ xẻ, bị cắt phá, bị đục bỏ tan tành! Không “làm mới” th́ chẳng có tiền trùng tu, chấn hưng di tích cổ? Bài học của Ngàn Năm Thăng Long c̣n đó khi người ta t́m mọi cách để làm mới tất cả mọi thứ có thể thành tiền. Đạo đức văn hóa và lương tâm nghề nghiệp của những cán bộ trong ngành quản lư văn hóa của Hà Nội thật thê thảm! Làm sao họ c̣n đủ tư cách để nói những điều tốt đẹp về đạo đức, về văn hóa? Xem ra, những đồng tiền mới chảy vào túi các quan luôn cùng chiều với sự đớn đau của cả giống ṇi!
…
Những nỗi đau bất tận của cánh đồng Việt Nam thời nay chỉ có một nguyên nhân mà thôi: Sự dốt nát, tham lam, vô văn hóa của không ít quan chức tự cho ḿnh cái quyền khuynh loát, làm hại cuộc đời của hàng chục triệu con người đă và đang gây ra những hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn. Tại sao không chịu thấy một thực tế rằng, một ông chủ gia đ́nh nghèo không thể làm chủ tịch xă, chủ tịch huyện… v́ không thể chăm lo cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của hàng vạn gia đ́nh? Có thời đại nào lại dung dưỡng sự dốt nát để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không?
Nếu c̣n có chút lương tri, ư thức v́ giống ṇi, Tổ Quốc, XIN các vị hăy dừng lại, bớt đi sự ngu xuẩn cho dân nhờ, cho dân đỡ đau đớn, xót xa. Cảm ơn vô cùng, lắm lắm…
Huế, 05:30, 28.8.2012
Hà Văn Thịnh
Ư kiến phản hồi
Ynguyen
Xác nhận "các vị ấy" của tác giả bài viết là không ngu v́ ngu th́ không thể có tất cả, không có ǵ mới là ngu chứ bạn nhỉ? Nào, hăy khôn lên!