Một văn bản quy phạm, nhất lại là cấm, bao giờ cũng phải hợp pháp, hợp lư, hợp t́nh và phù hợp với thực tế.
Theo dự thảo chỉ thị của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, cán bộ, đảng viên tổ chức tiệc cưới cho người thân, gia đ́nh không được quá 300 người, tương đương 50 mâm cỗ. Nếu hai nhà làm chung th́ không quá 600 khách. Không tổ chức cưới nhiều lần, nhiều ngày và ăn uống ở những nơi sang trọng, tốn kém như khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp…
Tại cuộc họp đóng góp cho dự thảo chỉ thị chiều 28/9, Bí thư huyện Mỹ Đức Nguyễn Ngọc Thạch cho biết, quận Hà Đông từng quy định không tổ chức mời khách trên 40 mâm cỗ, gây nhiều ư kiến trái chiều. Tại nhiều đám cưới, các CCB thường đến giám sát xem mỗi mâm cỗ có bao nhiêu người, khiến gia chủ bối rối.
Lại nhớ thời bao cấp, từng có quy định cấm “quần loe, tóc dài”, không một ai dám mặc đẹp. Các đội trật tự đứng chặn các ngă tư để xử lư những người phạm luật. Nhưng về sau không cấm, “quần ống loe” cũng tự nó biến mất.
Thành ủy Hà Nội có thể cấm tổ chức cưới hơn 50 mâm cỗ, nhưng ai sẽ là người đi đếm người dự cưới, đếm mâm? Đếm xong rồi, nếu gia chủ vi phạm, h́nh thức kỷ luật sẽ như thế nào?
Khi mà thời bao cấp, tem phiếu, cái thời không được mặc “quần ống loe” đă lùi vào dĩ văng từ rất lâu, đời sống của người dân đă được nâng lên rất nhiều. Nhu cầu của đông đảo các tầng lớp nhân dân giờ đây không c̣n là ăn no mặc ấm, mà phải là ăn sang mặc đẹp. Vậy làm sao có thể cấm ai đó “không tổ chức cưới nhiều lần, nhiều ngày và ăn uống ở những nơi sang trọng, tốn kém như khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp”, nếu như họ có điều kiện kinh tế? Và nếu vậy, người ta xây khách sạn 5 sao và khu du lịch cao cấp để làm ǵ, hay chỉ để đợi một năm có vài ba khách ngoại quốc lui tới? Hơn nữa, cưới hỏi là chuyện riêng cá nhân của mỗi người. Tổ chức cưới lớn, nhỏ thế nào là phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. Trong chỉ thị, liệu có nên quy định cụ thể giá mỗi mâm cỗ là bao nhiêu hay không?!
Không phải ai cũng giàu có tới mức mỗi khi tổ chức cưới là phải làm linh đ́nh, hoành tráng. Bản thân mỗi người sẽ tự ư thức và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, gia đ́nh. Cũng giống như câu chuyện “quần ống loe”, rồi cũng tự biến mất.
Thực hiện nếp sống văn minh, nếu có cấm, có lẽ Hà Nội nên cấm những thứ khác, thiết thực hơn, hợp t́nh hơn: Cấm cán bộ ăn nhậu buổi trưa; cấm “phong b́” trong các cuộc họp; cấm công chức hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu khi giải quyết công việc cho người dân; cấm cán bộ không được xa dân v́ “bận họp”…
Theo ĐấtViệt