Chung một nỗi đau
T́m về khu vực chợ Vồi, thị trấn Thường Tín, Hà Nội, hỏi thăm gia đ́nh anh Phạm Quư Xuân và chị Trương Thị Thà, ai cũng có thể kể vanh vách về chuyện t́nh yêu giống như câu chuyện cổ tích giữa đời thường của đôi vợ chồng.
Trong gian hàng nhỏ chỉ chừng 10m2, những bộ quần áo được bày bắt mắt. Ngồi chính giữa gian hàng là một người phụ nữ nhỏ nhắn, mang tên Thà. Chị Thà cho biết: “Hôm nay cháu lớn ốm (cháu Phạm Hoàng Phúc) nên anh Xuân về nhà cho cháu ăn và uống thuốc”. Quá trưa, khi khách đă văn, chúng tôi theo chân chị Thà về căn nhà nhỏ cuối chợ và gặp anh Xuân đang h́ hụi bếp núc cho bữa trưa.
|
Vợ chồng anh Xuân và chị Thà cùng hai con chụp h́nh kỷ niệm 1 năm ngày cưới |
Kể cho chúng tôi nghe về tuổi thơ của ḿnh, anh chị đều rơm rớm nước mắt. Chị Thà (SN 1979, ở, Văn B́nh, Thường Tín, Hà Nội), sinh ra vốn b́nh thường như bao đứa trẻ khác. Đến năm 2 tuổi, chị Thà bất ngờ bị một trận ốm, gia đ́nh kinh tế khó khăn, không có điều kiện chạy chữa khiến một chân và một tay của chị không c̣n hoạt động được như b́nh thường. Kể từ đó, chị Thà trở thành người tàn tật
C̣n anh Phạm Văn Xuân (SN 1971) cũng đói rách như bao đứa trẻ quanh núi G̣ Dài, xă Xuân Quang, Tam Nông, Phú Thọ. Là con áp út trong gia đ́nh nghèo có tới 9 người con. Cái đói, cái khổ d́m từng ấy con người không ngoi lên được. Ai cũng nghèo, cũng khốn khó. Năm lên 17, khi đang ở cái tuổi “bẻ găy sừng trâu” th́ anh nằm bẹp sau một trận sốt “thập tử nhất sinh”. Nhà nghèo không có tiền mua thuốc chạy chữa khiến đôi chân của Xuân cứ teo dần đi, xương sống gồ lên, khiến anh đi lại rất khó khăn.
6000 lá thư tâm t́nh
Kể về mối t́nh ḱ diệu của hai vợ chồng ḿnh, anh chị nở nụ cười bẽn lẽn, chị Thà kể: “Thật ra trước khi chúng em lấy nhau, cả 2 đă có thời gian khá dài để tâm sự với nhau. Chính xác là từ năm 1996, khi đó đọc trên báo có mục kết bạn qua thư nên em viết thư làm quen. Không ngờ chính từ những ḍng chữ làm quen ấy chúng em lại đến được với nhau. Cứ mỗi lá thư đi th́ chỉ ít ngày sau lại có một lá thư hồi đáp”.
Từng ngày tháng trôi qua, trong 6 năm trời, hơn 2.000 lá thư chất chứa hàng vạn lời tâm sự của đôi bạn trẻ được gửi đến cho nhau. Với họ những cánh thư kia chính là sợi dây t́nh cảm vô h́nh gắn chặt với họ. Thậm chí trong những lá thư mà anh Xuân viết cho chị Thà, không ít lần anh đă ngỏ lời yêu chị: “Biết đâu ông trời sẽ cho anh em ḿnh gặp nhau và được ở bên nhau...”.
Nhưng rồi, một ngày Thà quyết định cắt đứt với người bạn tên Xuân mà hơn 5 năm nay cô chia sẻ mọi chuyện vui buồn. Lư do là Thà đă gửi ảnh của ḿnh cho Xuân, nhưng Xuân lại viện đủ lư do để không gửi ảnh cho Thà, nên chị giận, nghĩ anh không thật ḷng.
|
Trong suốt 6 năm trời, hai người đă viết tới 2.000 lá thư để tâm t́nh |
Thấy vợ kể vậy, anh Xuân cười, rồi nói: “Thật ra, lúc đó cả 2 đứa đều giấu nhau về việc ḿnh là người tật nguyền. Nên ḿnh không dám gửi ảnh cho cô ấy. Với lại, nhà nghèo, đi lại khó khăn, ảnh th́ chưa chụp bao giờ nên muốn gửi cũng chẳng có. Chính v́ thế nên bọn ḿnh mất liên lạc với nhau gần 2 năm trời. Quả thật lúc đó ḿnh cũng muốn nói thật cho cô ấy biết về hoàn cảnh của ḿnh, nhưng nghĩ măi lại thôi”.
Tưởng chừng mối “tơ duyên” đến đó là kết thúc. Nhưng rồi, năm 2003, nghe thông tin ở Sơn Tây (Hà Nội) có mở lớp dạy may cho những người khuyết tật, anh Xuân đă nằng nặc xin gia đ́nh đến đây để nộp đơn xin nhập học. Thật bất ngờ, hôm nhập học, nghe thấy thầy giáo chủ nhiệm đọc tên Trương Thị Thà, sinh năm 1979, quê quán xă Văn B́nh, huyện Thường Tín, Hà Nội. anh Xuân giật nẩy ḿnh. Ngay lập tức anh nghĩ “nếu tên tuổi, quê quán như vậy, th́ không lẽ cô gái tên Thà kia chính là người mà ḿnh đă làm quen suốt 5 năm trời qua ư?”. Và khi cầm tấm ảnh mà Thà đă gửi ngày trước ra đối chiếu, anh chắc chắn người phụ nữ tên Thà chính là người phụ nữ mà hơn 5 năm qua đă làm bạn của anh!
Thời gian đầu, Xuân chỉ lẳng lặng nh́n Thà, đêm về ôm mối tương tư vào trong giấc ngủ mà không dám thổ lộ. C̣n với Thà, mặc dù biết trong lớp có một người có tên rất quen, giống người mà chị đă từng viết thư suốt 5 năm trời, tên là Phạm Quư Xuân quê Phú Thọ, nhưng chị nghĩ có nhiều người trùng tên, trùng quê quán nên cũng không để ư. V́ thế, chị không hề biết người ngồi cùng lớp ḿnh chính là người mà chị đă quen qua thư suốt 5 năm trời.
Có lần Thà ốm, người rộc đi. Gần 10 ngày, Xuân luôn có mặt tại giường bệnh để chăm sóc chị. Mặc dù rất muốn nói cho Thà biết ḿnh chính là người đă viết thư làm quen với Thà từ hơn 5 năm trước nhưng Xuân lại thôi. Bởi anh sợ nếu anh nói cho Thà lúc này, anh sợ Thà bị sốc v́ anh chưa bao giờ nói cho Thà biết anh là người tật nguyền. Chờ măi, sau bao đêm thức trắng suy nghĩ, cuối cùng anh mới quyết định cho Thà biết sự thật. Đêm giáng sinh, cả lớp may rủ nhau đi chơi, Xuân mới bạo dạn mời Thà ra một ghế riêng rồi hỏi: “Em có biết, người viết thư cho em 6 năm trước đang ở gần đây không?”. Nghe vậy, Thà đáp: “Không biết có tin được không nữa”. Rồi Xuân mạnh dạn: “Đây có lẽ là định mệnh ông trời sắp đặt. Nếu là ông trời sắp xếp cho anh gặp em, th́ em có đồng ư lấy anh không?”. Trong tiếng thổn thức và loạn xạ của trái tim, Thà run rẩy: “Nếu là ông trời sắp đặt, th́ em đồng ư”.Và chỉ một thời gian ngắn, bất chấp sự ngăn cản quyết liệt, thậm chí từ mặt con của gia đ́nh nhà gái, hai người quyết định đi tới kết hôn.
Vượt lên số phận
Năm 2004, tốt nghiệp lớp học may, đôi vợ chồng lang bạt làm thuê ở rất nhiều trung tâm may nhân đạo để kiếm sống. Thậm chí do nhà chồng nghèo quá, nhà th́ chật chội, đôi vợ chồng tật nguyền phải dắt nhau đi ở nhờ tại một lều vịt của một người hàng xóm. Tiếp đó, năm 2004 cô con gái đầu tiên của họ ra đời. Cuộc sống của họ vốn khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Nhưng không v́ thế họ đầu hàng. Ngày làm ở trung tâm may, tối đến anh chị c̣n tranh thủ nhận thêm hàng về làm để kiếm thêm tiền trang trải cho cuộc sống.
Năm ngoái, được gia đ́nh bên ngoại cho 30m2 đất tại thôn Văn Giáp xă Văn B́nh, Thường Tín, Hà Nội, cùng sự giúp dỡ của các ban ngành đoàn thể địa phương, anh chị cũng đă xây được căn nhà nho nhỏ. Có được nhà rồi, nhưng làm cách nào để kiếm sống khiến đôi vợ chồng tật nguyền phải suy nghĩ rất nhiều. Nếu đi làm may ở trung tâm nhân đạo th́ không đủ sống, bởi bây giờ đâu chỉ có 2 vợ chồng mà c̣n có 2 cháu nhỏ. Cuối cùng anh chị quyết định nghỉ làm may chuyển sang buôn quần áo. Do biết được hoàn cảnh của anh chị, nên nhiều người đă giúp đỡ rất nhiệt t́nh bằng cách cho nợ tiền hàng, bao giờ bán hết họ mới lấy.
Chị bảo, thời gian đầu hàng bán chạy nên thu nhập cũng được, vợ chồng con cái ngoài ăn tiêu ra c̣n tiết kiệm được đôi chút. Mặc dù vẫn c̣n khó khăn, nhưng nhờ tích góp nên vợ chồng em cũng mua được chiếc xe máy cũ làm phương tiện đi lại nên cũng tiện hơn. Thà tâm sự: “Trước th́ vậy, nhưng hiện giờ ế ẩm quá. Ngồi phơi nắng cả ngày cũng chỉ bán được đôi ba cái quần, lăi lờ chẳng được bao nhiêu”. V́ thế ban ngày lăn lộn ngoài chợ, tối đến anh chị lại nhận thêm hàng mă về nhà làm để kiếm thêm thu nhập. Hơn nữa, do 2 người đều mắc bệnh bẩm sinh, nên những lúc trái gió trở trời những cơn đau nhói cứ hành hạ. Mặc dù mỗi tháng 2 vợ chồng tiêu tốn đến gần một triệu tiền thuốc mà cũng không thấy thuyên giảm. Những lúc bệnh tật, nhà lại hết tiền, anh chị vẫn phải cắn răng, nén cơn đau để ra chợ bán hàng kiếm tiền mua thuốc, đong gạo.
Khó khăn những tưởng sẽ gục ngă, thế nhưng anh chị chưa bao giờ nặng lời với nhau một câu. Khi tôi hỏi, mong ước lớn nhất của 2 vợ chồng anh chị là ǵ, đưa ánh mắt xa xăm, chị Thà chậm răi nói: “Chỉ mong 2 cháu lớn lên khoẻ mạnh, b́nh thường, chứ nhỡ mà bị như bố mẹ nó th́ khổ lắm chú ạ”.
Dă Liên – Kinh Vân
Theo Infonet