- Đây là sự tiếp diễn một loạt kế hoạch mua sắm vũ khí trang bị đắt tiền của Ấn Độ trong tình hình cuộc “chạy đua vũ trang” khu vực ngày càng gay gắt.
Tàu sân bay INS Vikramaditya
Tân Hoa xã ngày 10/12 dẫn các nguồn tin cho biết, Hải quân Ấn Độ vừa tuyên bố, trong 5 năm tới, có kế hoạch đầu tư 24,7 tỷ USD mua vũ khí trang bị gồm tàu sân bay, tàu ngầm thế hệ tiếp theo.
Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc D.K. Joshi gần đây cho biết, quy mô lực lượng hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc là “một nguyên nhân quan trọng đáng lo ngại”, vì vậy Ấn Độ phải điều chỉnh chiến lược.
Đầu năm 2012, Hải quân Ấn Độ từng gọi thầu chương trình 56 máy bay trực thăng trị giá 900 triệu USD, nhiều công ty như Boeing, Bell, Sikorsky, Kamov, Eurocopter và Agusta Westland đã tham gia tranh thầu. Hải quân Ấn Độ có kế hoạch bắt đầu từ năm 2016 chính thức nhập máy bay trực thăng thông dụng.
Theo thư gọi thầu, trong vòng 8 năm, chương trình này sẽ lần lượt nhập 56 máy bay trực thăng, 3 máy mô phỏng, 28 động cơ thông dụng và các phụ tùng linh kiện, thiết bị. Hải quân đồng thời có kế hoạch chi hơn 4 tỷ USD, mua 75 máy bay trực thăng trở lên.
Chương trình máy bay trinh sát trên biển tầm trung và máy bay tuần tra tầm trung năm 2011 cũng được xác định vào năm nay, công ty Saab và Boeing bước vào giai đoạn tranh thầu cuối cùng.
Năm 2010, Hải quân đã tuyên bố kế hoạch xây dựng công trình, thiết bị huấn luyện phòng thủ hạt nhân, sinh hóa, công trình này dự kiến khởi công ở bờ biển.
Ấn Độ mua máy bay trực thăng AH-64D Longbow Apache của Mỹ để đối phó Trung Quốc trong vấn đề biên giới
Năm 2011, Hải quân đã công bố thư mời thầu radar trinh sát đối không 3D (lắp ở tàu chiến có lượng giãn nước 3.000 tấn trở lên), máy bay không người lái, tên lửa bay lướt biển và 10 tàu đổ bộ cơ giới. Hiện nay, hai công ty Israel đã bày tỏ quan tâm đến chương trình máy bay không người lái.
Đầu tháng 12/2012, Ủy ban mua sắm quốc phòng Ấn Độ đã thông qua kế hoạch mua sắm 6 tàu ngầm tàng hình kiểu P75I thế hệ tiếp theo, đến năm 2020 tổng đầu tư là 15 tỷ USD.
Tàu ngầm thế hệ tiếp theo sẽ trang bị thiết bị tên lửa phóng thẳng tấn công đối đất và hệ thống AIP, tính năng tàng hình và khả năng chạy liên tục sẽ được nâng lên rất lớn.
Đồng thời, Ấn Độ có kế hoạch mua 262 tên lửa hệ thống phòng không khu vực Barak-1, trang bị cho 14 tàu chiến triển khai ở tiền phương, hợp đồng này trị giá 140 triệu USD.
Ấn Độ muốn tăng cường sức mạnh quân sự trên biển
theo gd