Biển Đông 2013 : Nguy cơ đối đầu Việt-Trung - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 01-08-2013   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Biển Đông 2013 : Nguy cơ đối đầu Việt-Trung

Biểu t́nh tại Hà Nội ngày 09/12/2012 với khẩu hiệu đ̣i Trung Quốc tôn trọng Luật Biển Liên Hiệp Quốc.
REUTERS/Stringer
Trọng Nghĩa

Trong những ngày cuối năm 2012, đầu năm 2013, Bắc Kinh liên tiếp tung ra các thông tin bị đánh giá là mang tính chất hù dọa các láng giềng đang tranh chấp chủ quyền với họ trên Biển Đông. Mũi dùi của Trung Quốc, đặc biệt nhắm vào Việt Nam, với lời cảnh cáo công khai ngày 31/12/2012 vừa qua, tấn công vào bộ Luật Biển Việt Nam bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013. Các động thái quyết đoán của Bắc Kinh đă làm dấy lên mối lo ngại là sự cố có thể xẩy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc ngoài Biển Đông.

Theo ghi nhận của các nhà quan sát, Bắc Kinh trong những ngày qua, không c̣n che giấu việc họ đang tăng cường đáng kể sức mạnh của các lực lượng quân sự cũng như bán quân sự của họ tại vùng Biển Đông.

Gần đây nhất, truyền thông Trung Quốc đă nhất loạt phô trương các cuộc tập trận được mệnh danh là để nâng cao tư thế sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội đồn trú tại vùng Tam Sa được Bắc Kinh trao quyền cai quản vùng Biển Đông mà Trung Quốc đ̣i chủ quyền.

Trước đó, báo giới cũng tiết lộ thông tin về việc Hạm đội Nam Hải, đặc trách Biển Đông vừa được tăng cường bằng chiến hạm thuộc loại hùng mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc hiện nay. Bên cạnh đó, đội tàu hải giám, chuyên tuần tra trên biển, cũng được tăng cường bằng hơn một chục tàu chiến cũ, trong đó có một khu trục hạm được đặc cách tuần tra tại Biển Đông.

Tất cả các chuyển động trên như nhằm thực hiện việc tỉnh Hải Nam, phụ trách Biển Đông, được Bắc Kinh trao cho quyền chận bắt tàu bè ngoại quốc bị đánh giá là xâm nhập trái phép lănh hải của Trung Quốc, một quyết định được áp dụng từ ngày 01/01/2013, đúng vào hôm Luật Biển Việt Nam bắt đầu có hiệu lực.

Như để chuẩn bị cho việc thực thi Luật Biển mới của ḿnh, ngay từ cuối năm ngoái, Việt Nam cho biết đă thành lập một lực lượng tuần tra để bảo vệ các khu vực đánh cá của Việt Nam trên Biển Đông và lực lượng này sẽ hoạt động kể từ 25/01/2013.

Quyết định của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc đă khiến cho nhiều quan sát viên lo ngại về nguy cơ sự cố nảy sinh giữa tàu Việt Nam và Trung Quốc trên vùng Biển Đông.

Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc Đại Học Maine (Hoa Kỳ), quyết định của Trung Quốc cho khám soát tàu bè ngoại quốc tiến vào Biển Đông rất nguy hiểm v́ tiềm ẩn những đầu mối làm nảy sinh những sự cố, đặc biệt là với Việt Nam – cùng với Philippines - vốn bị Bắc Kinh coi là đối thủ chủ yếu.

Đối với Giáo sư Long, việc Việt Nam thành lập lực lượng tuần tra với nhiệm vụ bảo vệ vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của ḿnh chỉ có hiệu quả tương đối.

Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long trước hết phản bác lập luận chính thức của Trung Quốc, theo đó, quyết định khám soát tàu thuyền ngoại quốc tại Biển Đông là của riêng tỉnh Hải Nam. Theo giáo sư Long, đó chỉ là lập luận được đưa ra sau các phản ứng bất đồng t́nh của các nước khác.

Nh́n rộng ra khu vực, Giáo sư Ngô Vĩnh Long ghi nhận hai yếu tố rất thuận lợi cho Việt Nam trong việc đánh động dư luận quốc tế về các hành vi lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông. Đó là việc Brunei, một nước cũng tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ngoại Biển Đông lên làm chủ tịch ASEAN, và việc một nhà ngoại giao Việt Nam nhậm chức Tổng thư kư ASEAN.

Vấn đề đặt ra, theo giáo sư Long, là Việt Nam cần phải xác định rơ ràng hơn chính sách của ḿnh liên quan đến Biển Đông, cho thế giới hiểu rơ chính sách này, mà nhất là phải cho người dân trong nước biết được đường lối của chính phủ.

NVL : Trước hết về phía Trung Quốc, luật đưa ra không phải là của riêng tỉnh Hải Nam, mà theo tôi biết, cũng là của chính phủ trung ương, nhưng mà họ nói một cách lấp liếm …

Khi tỉnh Hải Nam nói là bắt đầu từ ngày 01/01/2013, sẽ cho công an biên pḥng được quyền khám soát tàu bè ngoại quốc gọi là lănh hải của Trung Quốc ở Biển Đông, tức là gần như là toàn bộ Biển Đông, th́ trước đó, tờ China Daily đă nói rằng các lực lượng tuần dương của Hải quân Trung Quốc sẽ dùng tuần dương hạm của họ chận tàu bè đi vào vùng biển của họ một cách bất hợp pháp. Thành ra vấn đề này có hai yếu tố : một là tỉnh Hải Nam, và hai là chính phủ trung ương …

Riêng Hải Nam cũng đă rất nguy hiểm rồi : Đây là nơi đặt toàn bộ Nam Hải Hạm đội, hạm đội mạnh nhất của Trung Quốc... Giám đốc Sở Ngoại vụ Hải Nam lại là Ngô Sĩ Tồn, cũng là Giám đốc của Trung tâm nghiên cứu về Biển Đông (Viện Nghiên cứu Nam Hải). Trung tâm này cũng là nơi làm chính sách cho trung ương. Thành ra họ lấp liếm như vậy nhưng vấn đề ở đây không phải chỉ là của riêng tỉnh Hải Nam, mà là của cả chính quyền trung ương Trung Quốc.

Từ khi Trung Quốc đưa ra đường 9 đoạn thành một yêu sách đ̣i hỏi cả 80% Biển Đông, th́ đây là chính sách từ lâu của họ, chứ không phải chỉ bây giờ tỉnh Hải Nam mới ra luật như vậy. Trung Quốc ngày càng ép các nước khác, mà Việt Nam là đối tượng chính của họ.

Về phần Việt Nam quyết định tuần tra trên Biển Đông, tôi nghĩ rằng Việt Nam không đủ sức để làm việc này. Việt Nam chỉ nói để cho có nói.

Biển Đông là một khu vực rất lớn, thành ra nếu Việt Nam muốn tuần tra dọc lănh hải của Việt Nam, th́ phải dựa vào người dân trên toàn lănh thổ và dọc theo vùng duyên hải, khi thuyền bè Trung Quốc vào lănh hải của Việt Nam, họ phải báo cáo cho chính phủ, và khi ấy, chính phủ phải lập tức loan tin cho thế giới biết để cho sự cố khỏi xảy ra, v́ nếu không, th́ tôi nghĩ là trước sau ǵ th́ cũng sẽ xảy ra sự cố, gây khó khăn cho an ninh khu vực.

RFI : Giáo sư vừa nhận xét là trong vụ tự cho ḿnh quyền khám soát tàu bè ngoại quốc đi vào Biển Đông, Trung Quốc đă t́m cách lấp liếm. Xin Giáo sư giải thích rơ hơn.

NVL : Trước hết là khi Trung Quốc đưa ra lệnh này - chính phủ trung ương đưa ra trước, tỉnh Hải Nam đưa ra sau - họ muốn thử phản ứng của các nước chung quanh và của thế giới. Các nước chung quanh, Philippines, Singapore…, và các nước ngoài khu vực như Mỹ, đều muốn Trung Quốc phải làm rơ vấn đề này.

Thấy có phản ứng của các nước chung quanh, Trung Quốc mới giả vờ nói là chỉ nhắm vào tàu thuyền của ngư dân Việt Nam mà thôi, hay là lấp liếm rằng, chỉ đối với thuyền ngư dân Việt Nam, trong ṿng 12 hải lư !

Nhưng Trung Quốc vẫn nói rằng bất cứ ai đi qua đường 9 đoạn, th́ họ có quyền kiểm soát, chứ không phải là 12 hải lư, chung quanh Hải Nam mà thôi... Điều đó có nghĩa là Trung Quốc nói :

« Tất cả những ǵ bên trong đường 9 đoạn là của tôi, nhưng tôi cho phép các vị đi ngang. Đối với các nước lớn như Mỹ… đằng nào cũng có quan hệ tốt, tôi cho các anh đi qua, nhưng mà cái thằng Việt Nam nó láo lếu, th́ chúng tôi phải dạy cho nó một bài học trước ».

RFI : Nhận định của giáo sư về khả năng xẩy ra xung đột tương đối bi quan ?

NVL : Vâng… Trước hết, Trung Quốc bảo là ngư dân hay thuyền bè Việt Nam không được đi vào cái vùng mà Trung Quốc gọi là vùng biển của Trung Quốc, nhưng vấn đề là cái vùng đó như thế nào ? Là 12 dặm chung quanh Hải Nam, hay chung quanh ba quần đảo mà Trung Quốc đ̣i hỏi là Hoàng Sa, Trung Sa, Trường Sa ?

Mà những cái vùng này lại là vùng biển của thế giới, nếu người Việt Nam đi qua đó mà bị Trung Quốc bắn hay bắt – như họ đă làm – th́ Việt Nam trả lời như thế nào ? Mà nếu Việt Nam có lực lượng tuần tra, để bảo vệ các khu vực đánh cá của Việt Nam – như Việt Nam nói – th́ khi các lực lượng này, v́ bảo vệ ngư dân Việt Nam mà bị Trung Quốc bắn vào, th́ chính phủ Việt Nam sẽ làm ǵ ?

Việt Nam là một nước có lănh hải dài nhất trong khu vực, nếu mà Việt Nam bị ép, th́ các nước khác phản ứng như thế nào ?

RFI : Như vậy, Việt Nam có thể làm ǵ để tránh được các sự cố ?

NVL : Vấn đề không phải là chờ đến khi có sự cố rồi mới phản ứng. Tôi nghĩ rằng phải có trước một chính sách rơ ràng.

Trước hết, trong vùng lănh hải của Việt Nam, nếu Trung Quốc tiến vào, th́ Việt Nam phải hô hoán. C̣n khi ngư dân Việt Nam đi qua các vùng đảo đang tranh chấp - chứ không phải là vùng lănh hải của Trung Quốc - nếu bị Trung Quốc bắn hay bắt, th́ Việt Nam phải tỏ thái độ rơ ràng. Phải nói trước, chứ không được chờ lúc sự cố xẩy ra rồi mới nói.

C̣n đối với ngư dân Việt Nam, th́ chính phủ phải yêu cầu không được đến gần lănh hải của Trung Quốc – như là tỉnh Hải Nam chẳng hạn. C̣n tại vùng đang tranh chấp – như Hoàng Sa – th́ (chính phủ phải khuyên) thuyền đánh cá Việt Nam không nên vào vùng của những đảo có (lănh hải) 12 dặm, c̣n những chỗ khác, những ḥn đá chỉ có (lănh hải) 500 thước thôi, th́ ngư dân Việt Nam có thể tùy nghi đi ra đi vào. Nếu Trung Quốc dọa nạt hay bắt ngư dân Việt Nam, th́ Việt Nam phải có thái độ và đưa vấn đề này ra cho thế giới biết.

Ví dụ như đảo Phú Lâm, có thể có 12 hải lư, hiện là vùng đang tranh chấp. Vùng nào đang tranh chấp th́ phải nói cho dân biết là không nên đi vào v́ nó c̣n đang tranh chấp, v́ đi vào th́ đúng là có sự tranh chấp.

C̣n những vùng khác như là đảo nhỏ hay đá nhỏ, th́ theo luật quốc tế th́ chỉ được 500 thước thôi. Nhưng kể cả khi có tranh chấp, nếu lỡ mà sóng gió đẩy người ta vào vùng đó, th́ Trung Quốc không thể viện có bắt hay bắn ngư dân Việt Nam được.

Nhưng mà phải nói cho dân chúng Việt Nam biết, để khỏi gây ra sự cố, trong khi đó th́ chủ quyền phải tiếp tục đ̣i, tiếp tục đưa vấn đề ra cho thế giới biết là : « Chúng tôi đàng hoàng, chúng tôi thấy chỗ nào tranh chấp chúng tôi không đến, nhưng mà nếu đi vào lănh hải của chúng tôi, chúng tôi sẽ hô hoán, nếu có sự cố th́ vấn đề không phải là do phía Việt Nam mà là do phía Trung Quốc ».

RFI : Năm 2013, Brunei lên làm chủ tịch ASEAN, và một nhà ngoại giao Việt Nam làm Tổng thư kư ASEAN. Vai tṛ tổng thư kư có lợi cho Việt Nam trong việc nêu bật vấn đề Biển Đông hay không ?

NVL : Vai tṛ ASEAN rất quan trọng. Mặc dầu áp lực rất lớn của Trung Quốc, năm 2010, Việt Nam cũng có thể đưa vấn đề Biển Đông ra bàn căi và lúc đó thế giới đă ủng hộ Việt Nam.

Tuy là một nước không có tranh căi lớn với Trung Quốc, nhưng Brunei cũng bị đường lưỡi ḅ của Trung Quốc liếm gần hết vùng mà Brunei có yêu sách. Trong khi đó tranh căi giữa Brunei và Việt Nam rất là nhỏ…

Thành ra giữa Việt Nam và Brunei, tôi nghĩ là có thể nói chuyện và dàn xếp một cách ổn thỏa vấn đề. Nếu làm được, Việt Nam sẽ được Brunei ủng hộ để đưa vấn đề Biển Đông ra bàn căi… Ba nước rất quan trọng có thể đồng t́nh với Việt Nam là Brunei, Mă Lai và Phi Luật Tân.

Thật ra tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Việt Nam lớn hơn rất nhiều. Tuy thế, theo tôi, nếu đàng hoàng th́ giữa Việt Nam và Phi Luật Tân cũng có thể dàn xếp với nhau.

Đây (Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines) là 4 nước có tranh chấp lớn nhất với Trung Quốc. Nếu 4 nước họp lại - đấy cũng là yêu cầu của Phi Luật Tân, nhưng chưa thành - tôi nghĩ là sẽ có cơ hội để 4 nước gặp nhau, thương lượng với nhau và đưa ra một chương tŕnh, một chính sách để thế giới có thể ủng hộ được…

Về phần Việt Nam th́ ông Lê Lương Minh là một nhà ngoại giao lỗi lạc, có rất nhiều kinh nghiệm. Làm Tổng thư kư ASEAN, ông có thể đưa ra những vấn đề đúng lúc để bàn căi, để đưa vào chương tŕnh nghị sự. Tôi nghĩ là nếu khôn khéo, trong vai tṛ này, Việt Nam có thể làm được rất nhiều chuyện.

Nhưng vấn đề lớn là…mặc dầu bộ Ngoại giao Việt Nam có rất nhiều người giỏi, tuy nhiên khác với Mỹ chẳng hạn - với một bộ Ngoại giao rất mạnh, đồng ư cái ǵ th́ các bộ khác phải theo - ở Việt Nam, bộ Ngoại giao lại yếu, muốn làm cái ǵ, hứa cái ǵ và có thể không làm được bởi v́ bị bộ này, bộ kia tranh giành ảnh hưởng. Thành ra, có vai tṛ tốt cũng khó có thể làm.

Vấn đề chính bây giờ không phải là vai tṛ của ông Lê Lương Minh, hay vai tṛ của Việt Nam Tổng thư kư ASEAN, mà là chính sách của Việt Nam như thế nào để có tác dụng.

RFI : Chính sách Việt Nam gần đây có dấu hiệu không rơ ràng ?

NVL : Vâng, có những tín hiệu không rơ ràng. Nếu trong chính phủ có rơ ràng đi nữa th́ cách giải thích ra ngoài cho quần chúng không rơ ràng. Mà đây là vấn đề rất quan trọng.

Chính phủ (Việt Nam) không thể làm được một chính sách được các nước trên thế giới hay dân chúng ủng hộ, nếu không cho dân chúng, không cho thế giới thấy rơ ràng là chính sách của ḿnh như thế nào. Nếu giấu chinh sách của ḿnh đi th́ khó t́m được ai ủng hộ ḿnh.

Vấn đề ở đây là : Không những chính phủ phải có chính sách rơ ràng và thông báo cho thế giới biết, mà c̣n phải thông báo cho nhân dân trong nước biết. Nếu không, chẳng hạn khi nhân dân trong nước thấy Trung Quốc ép quá mà chính phủ không làm ǵ - mặc dầu có thể là chính phủ đă làm rất nhiều việc ở phía sau - th́ sẽ có một sự khác biệt giữa dân chúng và chính phủ. Mà nếu có khác biệt giữa dân chúng và chính phủ, th́ sức của chính phủ sẽ yếu đi.

Tôi nghĩ là chính phủ nên rơ ràng với trong nước và nước ngoài, để người ta có thể biết trước và ủng hộ chính sách của ḿnh.

RFI
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	VIETNAM_Manif_Hanoi_09_12_2012.jpg
Views:	14
Size:	21.3 KB
ID:	436155
Old 01-08-2013   #2
pauldta
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
pauldta's Avatar
 
Join Date: Mar 2007
Posts: 1,602
Thanks: 0
Thanked 56 Times in 30 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 19
pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4pauldta Reputation Uy Tín Level 4
Default

Tàu chiến của tàu chệt cập cảng Sài gòn kìa.
pauldta_is_offline  
 
User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 10:38.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04853 seconds with 14 queries