Mỹ đă phát triển trong niềm tin rằng ḿnh là trung tâm của vũ trụ - kinh tế, chính trị và quân sự. Nhưng cho đến nay, nước này đang bị một thách thức lớn trong một trận chiến kinh tế toàn cầu mới, khiến cho con đường dẫn đến thành công trên mọi mặt trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Những năm vinh quang của Mỹ đang qua đi. Trên mọi mặt trận, Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức hiện hữu. Về nội lực, nợ quốc gia của Mỹ ngày càng tăng cao, việc làm của người dân giảm sút, chi phí cho cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố ngày càng lớn đă làm ảnh hưởng tới nền kinh tế nước này.
Trên b́nh diện quốc tế, Trung Quốc xuất hiện cùng với một thách thức kinh tế mới. Mỹ không c̣n được sự quyết liệt như khi nhận định xem ai sẽ đứng cạnh ḿnh hay ai là người ở phía kia của sự lựa chọn như thời chiến tranh lạnh và mối quan hệ với Liên Xô cũ. Giờ đây, Mỹ đang băn khoăn nên xem xét liệu Trung Quốc là kẻ thù, là đối tác thương mại hay là ân nhân của ḿnh. Và trên thực tế, có thể Mỹ sẽ xem Trung Quốc có đủ cả 3 vai tṛ nói trên.
Trung Quốc đang đe dọa vị thế số 1 thế giới về kinh tế của Mỹ
Mỹ mượn tiền của Trung Quốc
Đây là điều không có ǵ tranh căi. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại cho Mỹ là Trung Quốc đang nắm giữ hơn 1.000 tỷ USD nợ quốc gia của họ. Có nghĩa là, Trung Quốc đang góp một tay giúp cho Mỹ tránh thâm hụt ngân sách.
Đây có lẽ là lợi ích tốt nhất mà Trung Quốc mang lại cho Mỹ. Trung Quốc đang giúp nền kinh tế Mỹ đi lên, để người Mỹ có nhiều cơ hội hơn để mua các sản phẩm “made in China” ( Tạm dịch: sản xuất từ Trung Quốc”). Điều này cũng có nghĩa là Trung Quốc cho Mỹ vay tiền để giữ cho hệ thống kinh tế của chính họ phát triển và tạo ra sự thịnh vượng cho Trung Quốc.
Nói một cách khác, Mỹ là con nợ khổng lồ của Trung Quốc, cũng là đem lại cho Trung Quốc một lợi thế lớn nhất từ trước đến nay để đối mặt với chính ḿnh trên nền kinh tế toàn cầu.
Mỹ cần sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc
Một sự trớ trêu cho thị trường chứng khoán của Mỹ khi mà các thị trường này thường phản ứng đi cùng với những chuyển biến kinh tế ở tận Trung Quốc. Khi nền kinh tế Trung Quốc có báo cáo tăng trưởng chậm lại, thị trường chứng khoán Mỹ rơi điểm. Và ngược lại, nếu nền kinh tế Trung Quốc đưa ra những chỉ số khả quan, thị trường chứng khoán Mỹ lại khởi sắc. Điều này thực khó tránh khỏi bởi hầu hết các nhà sản xuất Mỹ đă chạy tới Trung Quốc và xây dựng cơ sở của ḿnh ở đây. Trung Quốc vừa là người tiêu dùng cho mọi sản phẩm quốc tế, cũng là nhà sản xuất cho cả thị trường quốc tế.
Trung Quốc không (chưa) có tiền tệ tự do
Trong tương lai, Trung Quốc sẽ hướng đồng tiền của ḿnh vào thị trường mua bán tự do. Lúc đó, tỷ giá hối đoái sẽ phản ánh sự khác biệt về kinh tế giữa các quốc gia, điều chỉnh chi phí cho các sản phẩm trong giao thương, giống như các đồng tiền khác trên thế giới như đồng đô la Mỹ, đô la Canada, đồng euro và đồng yên. Khi thị trường tiền tệ của Trung Quốc được tự do, các hoạt động xuất nhập khẩu giữa 2 thị trường sẽ được cân bằng. Cho đến lúc đó, người tiêu dùng Mỹ vẫn chờ đợi những sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không dễ dàng cho phép đồng tiền của ḿnh được tự do mua bán. Cũng giống như trước đây Nhật Bản đă làm, Trung Quốc đang giữ đồng tiền của ḿnh thấp dưới giá trị. Khi Trung Quốc “can thiệp” bằng cách sửa chữa tỷ giá, giá xuất khẩu của họ sẽ luôn hấp dẫn và tốt đối với các nhà nhập khẩu nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu phát triển mạnh.
Trung Quốc: thách thức an ninh mạng và bằng sang chế của Mỹ
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp gỡ Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận B́nh vào ngày 7 - 8/6/2013 ở Mỹ
Những lời buộc tội bấy lâu nay về việc Trung Quốc tấn công an ninh mạng và ăn cắp các bằng sáng chế của Mỹ là có cơ sở và bằng chứng. Để thỏa thuận xóa bỏ được những vấn đề này đ̣i hỏi phải có sự đồng thuận chung giữa cả hai bên về các tiêu chuẩn cơ bản. Ngay cả trong chiến tranh, có những công ước quốc tế được chấp nhận bởi cả hai bên. Tuy nhiên, các thỏa thuận với nhau về những điều cơ bản cho đến nay vẫn khó nắm bắt. Và sẽ thực sự khó khăn để bắt tay nhau, cùng nhau phát triển kinh tế khi mà cả hai bên đều không tin tưởng lẫn nhau.
Mỹ cần Trung Quốc để tạo ra sự ổn định ở châu Á
Cụ thể, Trung Quốc hiện là nhà viện trợ lớn nhất của Triều Tiên trong đầu tư nước ngoài cũng như vai tṛ đối tác thương mại. Sự bất lực của Mỹ để “điều khiển” Triều Tiên chính là bởi có sự tham gia của Trung Quốc. Các chuyên gia đều nh́n thấy rằng sự nhân nhượng gần đây của Triều Tiên đối với Hàn Quốc là do tác động mạnh mẽ của Trung Quốc.
Thương mại toàn cần là một vấn đề thực sự đối với nền kinh tế trong nước của Mỹ, và Trung Quốc đóng vai tṛ lớn hơn nhiều so với việc chỉ đơn thuần là một nhà sản xuất các sản phẩm chi phí thấp. Khả năng về tài nguyên thiên nhiên, sự hiện diện ở châu Á của quốc gia này ảnh hưởng thực sự đến nền kinh tế Mỹ.
Vậy th́, Trung Quốc là bạn hay là thù của nước Mỹ? Mỹ sẽ ủng hộ cho sự thành công của nền kinh tế Trung Quốc hay là sự thất bại của họ? Nếu Trung Quốc chậm phát triển, nước Mỹ nên cổ vũ và tuyên bố chiến thắng, hay sẽ bị kéo theo đà giảm của Trung Quốc và đi xuống?
Để xác định được câu hỏi là bạn hay thù, Mỹ cần phải đưa ra những thử nghiệm cho một cơ cấu kinh tế toàn cầu mới, thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy vậy, để làm được điều đó, trên cả mặt trận kinh tế lẫn chính trị, cái giá mà Mỹ phải bỏ ra không hề nhỏ và đang nằm ngoài khả năng hiện tại của Mỹ. Đó là sự thật cay đắng!