Người phụ nữ tự dưng bốc cháy song thi thể lại không cháy hết, c̣n sót lại đoạn cuối cùng của chân trái và phần sọ chưa cháy hết và vỡ làm hai.
Hiện trường vụ ông John Irving Bently bốc cháy.
SHC là thuật ngữ nói về hiện tượng tự bốc cháy ở người đang sống hoặc những người vừa qua đời mà không hề có yếu tố khách quan. Trong ṿng 300 năm trở lại đây (tính đến năm 1995), toàn thế giới có khoảng 200 trường hợp SHC, hiện tượng đầy ma mị và huyền bí mà đến nay vẫn c̣n là điều bí ẩn đối với con người.
Một trong những bí ẩn có liên quan đến hiện tượng SHC là không cần đến nguồn lửa bên ngoài, một người bỗng tự nhiên bốc cháy.
Ngọn lửa chỉ thiêu cháy trong một khoảng nhỏ, không làm cháy những đồ vật xung quanh, thậm chí quần áo, thi thể của nạn nhân cũng không cháy hết. Cho đến nay, có rất nhiều trường hợp tự bốc cháy nhưng không lư giải được nên câu chuyện lại càng thêm bí ẩn.
Bí ẩn những người tự bốc cháy
Trang tin Toptenz của Mỹ mới đây cập nhật 10 vụ tự bốc cháy “xưa nay hiếm”, trong đó đầu tiên phải kể đến cụ ông, tiến sĩ 91 tuổi người Mỹ tên John Irving Bently.
Ông được nhân viên thợ điện phát hiện bốc cháy toàn thân ngày 5.12.1966 chỉ chừa lại phần ống chân nguyên cả giày. Cái chết của người đàn ông ít giao tiếp này ngay tại nhà riêng khiến hàng xóm bất ngờ. Nhưng ngạc nhiên hơn là việc ông này bỗng dưng bị cháy “rất gọn” trong khi tất cả mọi thứ xung quanh không bị ǵ, thậm chí sàn gỗ chỉ bị ngọn lửa khoét một lỗ bé tí.
Khám nghiệm hiện trường cho thấy, ngọn lửa làm cháy hơn 90% cơ thể và người ta cũng không biết v́ sao lại xuất hiện ngọn lửa tử thần này. Do không giải thích được nên mọi người đồn đoán, cụ Bently bị cháy là do bất cẩn, hút thuốc tẩu, nhưng sau đó chiếc tẩu lại t́m thấy ở pḥng bên cạnh. Trong vụ SHC nói trên, điểm nổi bật là một bên ống chân và chiếc giày đang đi không bị cháy. Chất gây cháy cũng không phát hiện tại hiện trường.
Một vụ SHC kinh hoàng khác là về góa phụ 67 tuổi tên Mary Hardy Reeser, chết cháy tại nhà riêng ngày 1.7.1951. Người phụ nữ này tự dưng bốc cháy song thi thể lại không cháy hết, c̣n sót lại đoạn cuối cùng của chân trái và phần sọ chưa cháy hết và vỡ làm hai.
Phần lớn giả thiết đều nghiêng về thuốc lá, nhưng nếu vậy th́ người trong cuộc phải kêu cứu hoặc có phản ứng. Theo chuyên gia Wilton Krogman, người điều tra vụ hỏa hoạn này, ông rất ngạc nhiên về vụ cháy nói trên bởi thông thường khi bị ngọn lửa thiêu th́ hộp sọ phải nổ tung chứ không thể vỡ thành hai mảnh như của bà Reeser.
Và trong vụ việc mới đây nhất, Agnes Phillips lái xe người Australia, tự nhiên bốc khói nghi ngút ngày 24.8.1998 trên đường phố đông đúc. Hiện tượng lạ này được con gái của Agnes phát hiện và nhờ người đi đường giúp đỡ, kéo ra khỏi xe trước khi cháy thành than. Nhiều người cho rằng, ngọn lửa bốc lên có thể là do động cơ nhưng lúc đó người phụ nữ này đă ngừng xe. Rất may khi được đưa vào cấp cứu Agnes qua khỏi nhưng sau đó 1 tuần lại tử vong v́ tai nạn giao thông.
Giả thiết và những lư giải
Giới chuyên gia cho rằng, nguyên nhân có thể là do trong cơ thể nạn nhân có hàm lượng lớn của rượu. Ngoài ra, c̣n do yếu tố sức khỏe như hút thuốc lá, cơ thể thiếu nước và cả những lư do tác động từ bên ngoài như sử dụng vật dễ gây cháy như bật lửa, diêm... Những giả thiết này đều cho rằng cơ thể con người tạo ra môi trường dễ hấp thụ nhiệt, dễ gây cháy trong khi đó môi trường xung quanh lại nóng nực.
Năm 1984, hai điều tra viên người Mỹ Joe Nickell và John F. Fischer công bố đồng nghiên cứu trên Tạp chí IAAI cho thấy, phần lớn những hiện tượng SHC đều có nguồn gốc từ nguồn nhiệt kề cạnh phát sinh ra lửa. C̣n phải kể đến mối liên quan của những vụ SHC với việc lạm dụng rượu, và các tật xấu khác làm cho cơ thể tạo ra nhiều aceton gây cháy, hay c̣n gọi là “hiệu ứng bấc đèn”.
Ngọn lửa thường bắt đầu từ quần áo nạn nhân sau đó bốc cháy. Tự “bốc hỏa” làm cho mỡ trong cơ thể nạn nhân chảy ra làm hạn chế ngọn lửa nên đồ vật xung quanh ít bị ảnh hưởng, giống như kiểu cháy dựng đứng của ngọn nến hay “hiệu ứng ngọn nến”. Sau đó, mỡ chảy xuống chân nên phần chân thường không cháy hết và đôi khi sót lại. Tuy nhiên hai nhà khoa học cũng cảnh tỉnh, các trường hợp cháy thường khác nhau chứ không có sự đồng nhất.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học hoài nghi về hiện tượng SHC. Chuyên gia khoa học Benjamin Radford nhận định, nếu hiện tượng SHC có thực th́ tại sao nó lại không xảy ra thường xuyên hơn. Theo ông, một khi nguyên nhân gây ra tử vong không rơ ràng th́ không thể gọi là hiện tượng tự bốc cháy được. Ngoài ra c̣n có giả thiết về các hạt năng lượng cao hay các tia gama cũng xuất hiện trong cơ thể nạn nhân. Chẳng hạn, khi lượng cồn trong máu cao rất dễ kích hoạt tạo ra phản ứng gây cháy nổ.
Theo Công an Đà Nẵng