Ấn tượng đầu tiên về khu phố này là hệ thống nhà hàng đa quốc gia chằng chịt khắp các con đường, ngơ ngách - thật lạ lẫm.
“Làng đa quốc gia” thuộc khu phố 3, 4 – phường Tân Phong, quận 7, TP HCM. Đây là một khu phố khá đông đúc và nhộn nhịp bởi hàng loạt nhà hàng, quán ăn, spa, trường học theo phong cách liên hiệp quốc, nhưng lại rất yên tĩnh bởi theo lời chú P. (bảo vệ một ṭa nhà chung cư cao cấp tại đây) cho biết:
“Người nước ngoài họ ít có đi “8” như người Việt ḿnh lắm. Ai làm việc nấy thôi. Họ sống nghiêm túc, lành mạnh theo thời gian biểu rơ ràng, nhất là dân Châu Âu. C̣n người Châu Á như Hàn Quốc, Nhật, Ấn Độ hay Sing th́ hay giao lưu với hàng xóm hơn. Nhưng cũng có chừng mực, không thân thiết kiểu “bà con xa không bằng láng giềng gần” như dân ḿnh. Nói chung ở đây, nhà ai người nấy lo. Ban ngày đa số mọi người đi làm hết, trẻ con th́ đi học bán trú ở trường. Chiều tối về th́ có nhà giúp việc làm sẵn cơm, vài nhà th́ đi ăn quán loanh quanh trong khu là hết ngày”.
Các cửa hàng, khách sạn... đa số đều được sử dụng bảng hiệu song ngữ.
Nhà hàng Ả Rập.
Cùng quan điểm với chú P. bảo vệ, một bác tổ trường tổ dân phố thuộc khu này chia sẻ:
“Ở đây rất ít người Việt. 70 – 80% là người Hàn Quốc, nh́n hệ thống nhà hàng – quán ăn của họ th́ thấy. Phần c̣n lại là dân tứ xứ từ các nơi đổ về: Ấn Độ, Thái, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Châu Phi… Chính v́ vậy mà việc trao đổi, phổ biến các thủ tục với họ khó khăn lắm. Có người họ sống lâu năm, biết tiếng Việt và hiểu ḿnh nói nhưng cũng giả vờ làm lơ, nhất là những khoản đóng ủng hộ này nọ".
Một căn biệt thự trong khu phố đa quốc gia.
Một trường học Hàn Quốc.
Hệ thống nhà hàng Ấn Độ, Thái trong khu phố.
"Hơn nữa, người nước ngoài có người lịch sự - có người rất côn đồ, xấu tính. Bạo hành, nóng tính, lừa đảo đủ cả. Ở đây người ta thi thoảng lại phải phá cửa giải cứu các bà vợ bị chồng bạo hành, hay mấy anh thanh niên dựa cái mác nước ngoài đi taxi rồi trốn lên chung cư mất tích, không trả tiền là chuyện b́nh thường”, bác tổ trưởng cho biết thêm.
Tuy nhiên, một người dân khác là chị H. (làm công việc dọn dẹp) lại cho rằng:
“Người nước ngoài họ sang lắm. Mỗi khi họ dọn dẹp nhà hay chuyển nhà là tụi tui được gọi lên để cho rất nhiều đồ xịn. Họ lịch sự, phóng khoáng lắm. Nhóm công nhân chúng tôi ai cũng thích họ”.
Một thanh niên Hàn Quốc đi học về.
Cặp đôi người Châu Âu trên đường đi ăn trưa vào ngày cuối tuần.
Theo t́m hiểu cho thấy, đúng là khu phố đa quốc gia này có lượng người Hàn Quốc chiếm đa số. Nhưng người Hàn Quốc thường chỉ thuê và mua căn hộ chung cư chứ ít mua nhà riêng như người Châu Âu và các nước láng giềng khác. Đa phần các căn biệt thự to đẹp, bề thế ở khu này đều thuộc sỡ hữu của người Châu Âu, hoặc người Việt chính gốc thuộc hàng đại gia. Điều đặc biệt nữa là cả hai khu phố này với cả chục ngàn nhân khẩu nhưng không hề có đền thờ hay chùa chiền.
Ṭa soạn báo tiếng Hàn Quốc.
Cửa hàng Nhật Bản.
Để lư giải cho việc có khá nhiều người nước ngoài chọn khu này sinh sống, một “lăo làng” cho biết:
“Đa số họ là dân làm ăn. Ở bên đó họ không là ǵ chứ về Việt Nam mở cái này, bán cái kia cũng thành thượng lưu. Thêm nữa, nhà cửa ở Việt Nam rẻ đối với họ, nhiều người cho thuê nhà ở quê hương rồi đem tiền qua đây thuê nhà, sinh sống một cuộc sống thoải mái. Ở đây an ninh tốt, không gian sống cũng thoải mái nên có lẽ v́ vậy nhiều người họ thích khu này”.