Mỹ tỏ thái độ muốn nhúng tay vào biển Đông. Với động thái này, Trung quốc đă chặn cửa trước. Trung Quốc đă răn đe nếu Mỹ vẫn cố t́nh th́ Mỹ sẽ bị mất quyền lợi.
Nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis được coi là biểu tượng cho lập trường của Mỹ phản đối việc Trung Quốc xây lấp trái phép và quân sự hóa Biển Đông. Ảnh: Internet
Ngày 29/4, tờ Bưu điện Hoa Nam của Trung Quốc đưa tin Bộ Ngoại giao nước này từ chối cho phép tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ vào thăm cảng Hong Kong. Lí do được đưa ra là "Bộ cần phải phê chuẩn bất kỳ con tàu nào đi vào Hong Kong. Họ nói 'không' với tàu sân bay".
Quan chức ngoại giao Bắc Kinh nói tất cả các chuyến cập cảng của tàu chiến Mỹ tới Trung Quốc đều phải được xem xét theo “từng trường hợp một trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc chủ quyền và t́nh h́nh cụ thể”.
Ngoài ra, đại diện Bộ này không cung cấp thêm lí do chi tiết. Do quyết định được phát đi muộn nên những chuyến tham quan tàu USS Stennis dự kiến được tổ chức vào 3 ngày tiếp theo đă bị hủy vào giờ chót.
Động thái này khiến Washington bất ngờ. “Các tàu Mỹ đă nhiều lần ghé qua cảng Hong Kong mà không gặp vấn đề ǵ, thậm chí hiện nay tàu USS Blue Ridge đang neo đậu tại đấy. Chúng tôi hi vọng việc quá cảnh sẽ được phép tiếp tục”, người phát ngôn Bộ quốc pḥng Mỹ Bill Urban cho biết.
Hậm hực
Nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis được coi là biểu tượng cho lập trường của Mỹ phản đối việc Trung Quốc xây lấp trái phép và quân sự hóa Biển Đông.
Tàu sân bay USS John C. Stennis.
Nhiệm vụ gần đây của mẫu hạm này là vào tuần tra Biển Đông và thăm các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Ông Clay Doss, người phát ngôn của Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ, cho hay tàu USS John C. Stennis sẽ tiến hành tuần tra thường kỳ trên Biển Đông. Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ đă di chuyển trên vùng nước này tổng cộng khoảng 700 ngày hồi năm ngoái.
Giới quan sát phân tích đây là hành động có phần “hậm hực” của Trung Quốc, đáp trả việc Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ash Carter hủy chuyến thăm Trung Quốc trong hành tŕnh sang thăm châu Á mới đây.
Thêm vào đó, trung tuần tháng Tư, ông Ash Carter đă cùng Bộ trưởng quốc pḥng Philippines bay trực thăng đỗ xuống tàu USS John C. Stennis khi nó đang trên hải tŕnh tuần tra ở khu vực cách đảo Luzon của Philippines khoảng 100km về phía Tây.
Tại đây, mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc, Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ đă thể hiện sự phản đối trước các hành động đơn phương xây dựng và cải tạo đất trên Biển Đông.
Chưa hết, Mỹ điều 6 chiến đấu cơ A-10 Thunderbolt hoạt động gần băi cạn Scarborough/Hoàng Nham chồng lấn tuyên bố chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc.
Động thái này có thể khiến Bắc Kinh bực bội, trong khi nước này đang chờ phán quyết của Ṭa quốc tế tại La Hay về vụ kiện của chính quyền Manila trước yêu sách "đường lưỡi ḅ" của Trung Quốc.
Đáp trả trực tiếp
Lời từ chối của Trung Quốc là một “sự đáp trả trực tiếp và đối đầu” với chuyến thăm của ông Carter, ông Grant Newsham, chuyên gia an ninh của Diễn đàn nghiên cứu chiến lược ở Tokyo, nhận định.
“Theo lập trường của Trung Quốc, Mỹ không liên quan ǵ đến Biển Đông, ngoài việc đi qua đây để đến những khu vực khác. Do đó, nếu Mỹ không tuân theo luật mà Trung Quốc đặt ra trên ‘sân nhà’ của ḿnh, Bắc Kinh chẳng có lí do ǵ phải mời Hải quân Mỹ đến Hong Kong”, ông chỉ ra.
Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ đă cùng Bộ trưởng quốc pḥng Philippines bay trực thăng đỗ xuống tàu USS John C. Stennis.
Từ mùa thu năm ngoái, Mỹ đă triển khai hai chiến dịch “tự do hàng hải” xung quanh các vùng nước có đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép. Một chiến dịch thứ ba có thể sẽ được tiến hành vào vài tuần tới.
Ông Alessio Patalano, một chuyên gia hải quân thuộc Khoa nghiên cứu chiến tranh của Đại học King London, nhận xét Mỹ đă gửi những thông điệp “mơ hồ” thông qua hai chiến dịch trước, nhưng lần tới, họ sẽ “làm đúng”.
“Mỹ xử lư t́nh huống ngày càng hợp lư. Vấn đề nóng nhất hiện giờ là ngăn chặn hoạt động xây dựng trên băi cạn Scarborough. Ngoài việc neo đậu một số tàu khu trục ở khu vực lân cận để răn đe, Mỹ không có nhiều lựa chọn khác”, ông nhận định.
Tháng Ba, ông Carter phát biểu trước Quốc hội, cho biết đang “xem xét” rút lại lời mời Trung Quốc tập trận tại Hawaii tháng tới.
Ông Alessio Patalano cho đây sẽ là “một thông điệp rơ ràng, mạnh mẽ, gửi đến cả Trung Quốc và đồng minh của Mỹ. Trung Quốc sẽ mất mặt nghiêm trọng và mất cơ hội do thám tiềm lực quân sự của Mỹ cùng nhiều nước khác”.
VietBF © Sưu Tầm