Tham vọng của Trung Quốc là trở thành đơn vị dẫn đầu trong ngành công nghiệp công nghệ cao bị Mỹ xem như một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và Huawei là trung tâm của mối lo ngại này khi công ty đă nhiều lần bị cáo buộc đă cài đặt những thiết bị nghe lén trong các sản phẩm của họ, v́ vậy tham vọng thống trị công nghệ viễn thông của Trung Quốc đang bị đe dọa.
Quảng cáo công nghệ 5G của Hoa Vi (Huawei) tại triển lăm PT, Bắc Kinh, ngày 26/09/2018. REUTERS/Stringer
Ngay từ trước khi bùng lên vụ giám đốc tài chánh của Hoa Vi, bà Mạnh Văn Châu, bị bắt tại Canada, với khả năng bị cho dẫn độ qua Mỹ, tập đoàn Hoa Vi đă bị nhiều nước phương Tây tẩy chay ở những mức độ khác nhau. Đối với ông Paul Triolo, chuyên gia về công nghệ thuộc văn pḥng tham vấn Eurasia Group, đe dọa đối với Hoa Vi rất nghiêm trọng v́ lẽ: « Nếu mất đi quyền tiếp cận các thị trường béo bở ở phương Tây, Hoa Vi có nguy cơ mất luôn khả năng tăng trưởng để có tiền chi trả cho công việc nghiên cứu và phát triển », rất cần thiết cho một tập đoàn công nghệ mũi nhọn.
Bị đe dọa nhiều nhất là thế hệ thứ năm của công nghệ di động 5G, được cho là sẽ trở thành xương sống của quá tŕnh chuyển đổi kỹ thuật số của các nền kinh tế, một trong những lănh vực mà Bắc Kinh có tham vọng đứng đầu thế giới thông qua kế hoạch "Made in China 2025".
Tuy nhiên, Washington đă hết sức lo ngại trước nguy cơ Bắc Kinh, với công nghệ 5G trong tay, có thể thao túng hệ thống thông tin liên lạc quân sự Mỹ. Chính quyền của tổng thống Donald Trump đặc biệt nghi ngờ Hoa Vi, một tập đoàn do một cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc thành lập.
Ông James Lewis, một chuyên gia về công nghệ tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS ở Washington đă minh họa nỗi lo ngại của chính quyền Mỹ bằng h́nh ảnh của một người xây nhà đă quyết định là sẽ ăn trộm ngôi nhà của chính anh ta xây nên : « Anh ta biết rơ mọi sơ đồ thiết kế của ngôi nhà, hệ thống điện, các ngơ vào, và thậm chí cả ch́a khóa ».
Bên cạnh nguy cơ mất thị trường, lá cờ đầu của ngành công nghệ viễn thông Trung Quốc có thể bị Hoa Kỳ cấm mua sản phẩm của các công ty Mỹ như Intel hay Qualcomm, từ chip điện tử cho đến các thiết bị tối tân khác mà Hoa Vi rất cần. Cho đến nay sản phẩm của Hoa Vi được cho là lệ thuộc hoàn toàn vào các nguồn cung ứng đó.
Theo ông Triolo, t́nh huống đó « sẽ là thảm họa cho tham vọng công nghệ của Trung Quốc, đe dọa từ Hoa Vi, các nhà thầu phụ cung cấp cho Hoa Vi, cho đến tương lai toàn ngành công nghiệp ».
Phía Trung Quốc cũng không che giấu lo ngại. Theo một chuyên gia về quan hệ Trung-Mỹ tại Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh, được AFP trích dẫn, một lệnh cấm vận chip điện tử của Mỹ sẽ là một vố « dữ dội » đối với Hoa Vi, « thậm chí c̣n nghiêm trọng hơn so với đ̣n đánh vào ZTE », một tập đoàn viễn thông khác của Trung Quốc, suưt bị phá sản sau khi bị Mỹ trừng phạt.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đă đánh giá là « lố bịch » những nghi ngờ của Mỹ đối với Hoa Vi. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng chính chủ nghĩa dân tộc được biểu lộ thái quá của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă khiến phương Tây lo ngại.
Ông Tập Cận B́nh đă công khai tuyên bố tham vọng biến Trung Quốc thành một cường quốc công nghệ, và vào năm 2015, đă cho thông qua một bộ luật buộc các công ty phải cộng tác với Nhà Nước trong các vấn đề an ninh quốc gia.
Theo luật này, với tư cách là một tập đoàn Trung Quốc, dĩ nhiên là Hoa Vi phải phục tùng yêu cầu của Bắc Kinh trên vấn đề an ninh, và như vậy mối lo ngại của phương Tây không phải là không có cơ sở.