Tàu chiến Mỹ đă đi qua eo biển Đài Loan 92 lần trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2019, khiến hành động này làm cho Trung Quốc không ít lần nổi giận, và cảnh báo Mỹ cần thận trọng trong các vấn đề liên quan tới Đài Bắc để tránh làm căng thẳng thêm mối quan hệ Mỹ - Trung.
Tàu chiến Mỹ đă 92 lần đi qua eo biển Đài Loan trong ṿng 12 năm qua.
Dù không thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, song Mỹ vẫn duy tŕ cam kết bảo vệ Đài Loan khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài cũng như là nhà cung cấp vũ khí chính cho ḥn đảo này.
Lâu nay, Trung Quốc chỉ xem Đài Loan là một tỉnh ly khai nhưng vẫn nằm trong lănh thổ đại lục. Thậm chí, Bắc Kinh không ít lần cảnh báo Washington cần thận trọng trong các vấn đề liên quan tới Đài Bắc để tránh làm căng thẳng thêm mối quan hệ Mỹ - Trung.
Đỉnh điểm tần suất các tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan là vào năm 2016 với con số 12 lượt. Đây cũng là thời điểm bà Thái Văn Anh trở thành nhà lănh đạo Đài Loan. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Mỹ cũng không thông báo về số lượt tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan và phía Trung Quốc cũng không đưa ra những phản ứng đáp trả công khai.
Có thể nói trong ṿng 20 năm qua, quân đội Trung Quốc mới chỉ đưa ra phản ứng chính thức hai lần khi các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đi qua eo biển Đài Loan.
Lần đầu tiên là vào năm 1996 sau cuộc đối đầu tên lửa hay c̣n gọi là "Khủng hoảng eo biển Đài Loan". Lần thứ hai là vào năm 2007, thời điểm Bắc Kinh từ chối mọi yêu cầu từ phía các tàu chiến Mỹ muốn cập cảng ở Hong Kong trong gần một năm.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đă t́m kiếm số liệu về hoạt động di chuyển của các tàu chiến Mỹ qua eo biển Đài Loan trong 10 năm qua thông qua Đạo luật Tự do thông tin hồi tháng 11 năm ngoái. Cuối cùng, Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ đă cung cấp số liệu cho SCMP trong tuần này. Theo đó, trong khoảng thời gian từ năm 2007 - 2019, các tàu chiến Mỹ đă thực hiện 92 lượt đi qua eo biển Đài Loan.
Ông James Kraska, Giáo sư luật hàng hải quốc tế tại Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ ở Rhode Island nhận định, Washington chủ động không thông báo trước về hoạt động đi qua hoặc bay qua eo biển Đài Loan để tránh gây sự chú ư.
“Ư tưởng này nhằm đảm bảo mọi hoạt động diễn ra b́nh thường và không bị làm phiền”, ông Kraska nói.
Điều đáng nói, trong năm đầu tiên nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, số lượt tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan đă giảm xuống c̣n 5 lượt vào năm 2017 và 3 lượt trong năm 2018. C̣n từ đầu năm nay, tàu chiến Mỹ đă thực hiện 4 lần đi qua eo biển Đài Loan . Lần gần nhất là sự xuất hiện của hai tàu khu trục USS Stethem và USS William P. Lawrence của hải quân Mỹ vào ngày 28 – 29/4.
Hôm 29/4, Bắc Kinh đă lên tiếng bày tỏ “mối quan ngại” về việc các tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan. Song phản ứng lần này của Trung Quốc được đánh giá là “nhẹ nhàng” hơn so với những lời "phản đối cực lực" mà trước đây Bắc Kinh từng đưa ra sau mỗi lần tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan. Một số chuyên gia cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ việc hai tàu khu trục Mỹ đă bật hệ thống phát tín hiệu tự động. Lâu nay, Mỹ thường kín tiếng và không thông báo cho các quốc gia khác về hoạt động di chuyển của họ nhưng lần này lại khác.
“Theo tôi, nếu các chuyến đi qua eo biển Đài Loan của tàu chiến Mỹ được nh́n nhận như hoạt động thông thường mà không có bất kỳ sự thông báo trước hay báo chí đưa tin, không có lư do ǵ khiến Trung Quốc phải lên tiếng phản đối. Tuy nhiên, bối cảnh cũng là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt dưới thời lănh đạo của bà Thái Anh Văn, người có tư tưởng đối đầu với chính quyền Bắc Kinh và những chuyến đi qua eo biển Đài Loan của tàu chiến Mỹ được thông báo rộng răi trên báo chí, Bắc Kinh sẽ buộc phải có biện pháp đáp trả mạnh mẽ nếu như không bằng hành động th́ ít nhất cũng bằng lời nói”, ông Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc pḥng tại Singapore chia sẻ.
C̣n theo ông Nate Christensen, phó phát ngôn viên Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ, hoạt động đi qua eo biển Đài Loan là một phần trong “cam kết của Mỹ về sự tự do và mở cửa ở khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương”.
“Toàn bộ hoạt động của chúng tôi đều tuân thủ luật pháp quốc tế và nhằm khẳng định Mỹ sẽ bay, đi qua và hoạt động ở bất cứ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép”, ông Christensen nhấn mạnh.
Ngay cả Bộ Quốc pḥng Mỹ cũng không thường xuyên công bố hoạt động của hải quân Mỹ ở eo biển Đài Loan. Trong bản báo cáo thường niên tŕnh lên Quốc hội, Bộ Quốc pḥng Mỹ cũng chỉ đưa ra danh sách “những tuyên bố chủ quyền hàng hải bành trướng” thách thức hoạt động của tàu thuyền Mỹ trong năm 2018.
Tuy nhiên, ông Wu Xinbo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải cho rằng hoạt động của hải quân Mỹ dường như không thể làm thay đổi quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề chủ chốt liên quan tới Đài Loan.
“Đôi khi hoạt động đi qua eo biển Đài Loan là nhằm gửi tín hiệu tới Trung Quốc và những lần tăng cường tần suất là nhằm gia tăng sức ép với Trung Quốc. Nhưng tôi cho rằng, không v́ thế mà Trung Quốc thay đổi quan điểm về vấn đề Đài Loan hay những vấn đề khác”, ông Wu kết luận.