Israel và UAE vừa nhất trí tiến tới thỏa thuận mang tính lịch sử với sự hậu thuẫn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, báo trước một sự thay đổi rộng lớn hơn ở khu vực khi hai bên đồng ư “b́nh thường hóa quan hệ hoàn toàn” để đổi lấy việc Israel dừng sáp nhập vùng lănh thổ ở Bờ Tây.
Trong thông báo từ Nhà Trắng ngày 13/8, ông Trump nói rằng thoả thuận này có thể dẫn đến sự hợp tác lớn hơn trong đầu tư, du lịch, an ninh, công nghệ, năng lượng và các lĩnh vực khác. Hai bên có thể cho phép tổ chức thường xuyên các chuyến bay thẳng, mở đại sứ quán và cử đại diện thương mại lần đầu tiên trong lịch sử, Reuters đưa tin.
Nếu được thực hiện, thỏa thuận này sẽ đưa UAE trở thành quốc gia thứ ba ở thế giới Ả-rập có quan hệ ngoại giao b́nh thường với Israel, sau Ai Cập và Jordan. Thay đổi này có thể sắp xếp lại thế bế tắc từ lâu ở khu vực, thôi thúc các nước Ả-rập khác làm theo để tham gia liên minh ngày càng rơ ràng với Israel nhằm chống lại kẻ thù chung là Iran, trong khi loại bỏ kế hoạch sáp nhập Bờ Tây của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, ít nhất là trong thời gian này.
Thỏa thuận này ngay lập tức tạo phản ứng dữ dội. Những người Israel định cư ở Bờ Tây và các đồng minh chính trị của họ đang thất vọng v́ ông Netanyahu sẽ từ bỏ kế hoạch đ̣i chủ quyền đối với vùng đất ở Bờ Tây.
Trong khi đó, người Palestine cảm thấy bị bỏ rơi, bị kẹt trong một nguyên trạng bất lợi, dù không phải đối mặt với mối đe dọa bị Israel sáp nhập. “Hôm nay là một ngày đen tối trong lịch sử của Palestine. Thỏa thuận này hoàn toàn đi ngược lại sự đồng thuận của người Ả-rập. Người dân Palestine không cho phép bất kỳ ai nhượng bộ với Israel để đổi lấy bất kỳ thứ ǵ”, ông Ahmad Majdalani, một thành viên Ủy ban điều hành của Tổ chức giải phóng Palestine tuyên bố.
Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc UAE bỏ rơi người Palestine. Bộ Ngoại giao Iran hôm qua ra tuyên bố lên án thỏa thuận là “một con dao găm mà UAE dùng để đâm vào lưng người dân Palestine và tất cả người Hồi giáo”.
Quan hệ thù địch với Iran mà Israel và nhiều nước Trung Đông chia sẻ với nhau là một nhân tố quan trọng để họ xây dựng quan hệ trong những năm gần đây. Tiến tŕnh đó được tiếp sức bởi những nỗ lực của Washington nhằm tạo nên một liên minh ở Ả-rập để chống lại Tehran và các đồng minh.
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan tự khẳng định là bên ủng hộ người Palestine duy nhất ở khu vực, cho dù Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ ngoại giao với Israel từ nhiều năm trước. Sau khi chính quyền Trump công bố bản “tầm nh́n cho ḥa b́nh” ở Trung Đông vào tháng 1 năm nay, ông Erdoğan nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ chấp nhận đề xuất và cáo buộc các nước Ả-rập ở vùng Vịnh phản bội người Palestine.
Ông Jared Kushner, con rể và là cố vấn của Tổng thống Trump, nói rằng một quốc gia Ả-rập khác có thể sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel trong những ngày tới. Bahrain hoặc Oman được cho là ứng viên.
Điểm cộng tranh cử
Thủ tướng Anh Boris Johnson và thậm chí cả đối thủ tranh cử của ông Trump là ông Joe Biden đều lên tiếng hoan nghênh việc dừng sáp nhập Bờ Tây. Tổng thư kư Liên Hợp quốc António Guterres nói rằng việc sáp nhập “sẽ đóng cánh cửa cho việc nối lại đàm phán và phá huỷ triển vọng về một nhà nước Palestine và giải pháp hai nhà nước”.
Tuy nhiên, việc sáp nhập chỉ bị dừng lại, và Thủ tướng Israel nói sẽ không thay đổi kế hoạch.
Anshel Pfeffer, một nhà báo Israel và là tác giả của cuốn tiểu sử về ông Netanyahu, viết trên báo Haaretz rằng nhà lănh đạo Israel đă làm được một cuộc đảo chính ngoại giao quan trọng mà không phải trao ǵ cho Palestine.
Đây là một thành tựu đối với ông Netanyahu mà những người tiền nhiệm của ông từng sẵn sàng nhượng bộ người Palestine có nằm mơ cũng chưa làm được”, ông Pfeffer viết.
Israe và UAE duy tŕ quan hệ thân thiết trong nhiều năm qua v́ lợi ích chung, và ư tưởng chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đă được nêu nhiều lần trong năm qua. Hai bên quyết định làm điều này sau 6 tuần trao đổi gián tiếp qua ông Kushner, đỉnh điểm là cuộc điện đàm ngày 13/8 giữa Tổng thống Trump, Thủ tướng Netanyahu và Thái tử Mohammed bin Zayed - nhà lănh đạo thực tế của UAE.
Thỏa thuận này được đánh giá là một bước đột phá đối với ông Trump, vào thời điểm ông đang phải xử lư vô vàn khó khăn trong nước do đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế, trong khi các cuộc thăm ḍ dư luận cho thấy ông đang bị đối thủ Biden vượt mặt trước khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 11. Với những lư do riêng, cả Israel và UAE đều sẵn sàng thừa nhận công lao của ông Trump để tiến đến dấu mốc này.
Quan hệ thù địch với Iran mà Israel và nhiều nước Trung Đông chia sẻ với nhau là một nhân tố quan trọng để họ xây dựng quan hệ trong những năm gần đây. Tiến tŕnh đó được tiếp sức bởi những nỗ lực của Washington nhằm tạo nên một liên minh ở Ả-rập để chống lại Tehran và các đồng minh.
VietBF@sưu tập