Hai oanh tạc cơ 'khủng' của Mỹ bay vào ADIZ mà Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông, giữa lúc hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận quy mô lớn.
Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, hôm 17/11, Mỹ đă điều động hai máy bay ném bom tầm xa B-1B Lancer vào vùng nhận diện pḥng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông. Hành động của Mỹ được cho nhằm phô trương sức mạnh quân sự, giữa lúc hải quân Trung Quốc cùng lúc tổ chức nhiều cuộc tập trận quy mô lớn.
Theo trang web theo dơi hàng không Aircraft Spots, 2 oanh tạc cơ B-1B Lancer của không quân Mỹ đă cất cánh từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam vào sáng ngày 17/11 sau đó tiến vào ADIZ mà Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông.
Cũng theo Aircraft Spots, các oanh tạc cơ của Mỹ c̣n thực hiện tiếp liệu trên không trong quá tŕnh làm nhiệm vụ.
Máy bay ném bom B-1B là oanh tạc cơ lớn nhất được Mỹ triển khai thực hiện các sứ mệnh sát bờ biển Trung Quốc trong thời gian gần đây. Trước đó, Mỹ đă điều động dàn chiến đấu cơ và máy bay trinh sát tới sát bờ biển Trung Quốc.
Theo giới quan sát, B-1B không được sử dụng để thực hiện sứ mệnh trinh sát. Do đó, sự xuất hiện của siêu oanh tạc cơ này cho thấy Mỹ muốn gửi đi thông điệp cảnh báo cứng rắn.
Nhiệm vụ của B1-B được thực hiện giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa công khai chịu nhận thua trước ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay. Điều này khiến Bắc Kinh lo ngại về nguy cơ bùng nổ các vụ va chạm quân sự không mong muốn.
Cũng theo Aircraft Spots, các máy bay ném bom của Mỹ đă bay khá gần phía đông bắc ADIZ của Đài Loan và sẽ bay vào khu vực này nếu vẫn tiếp tục hành tŕnh như vậy.
Theo quy định của luật pháp quốc tế, máy bay bay vào ADIZ sẽ phải thông báo trước cho các cơ quan chức năng liên quan trước khi tiến vào ADIZ. Tuy nhiên, Mỹ và Nhật Bản đều không công nhận tính hợp pháp của ADIZ mà Trung Quốc thiết lập ở biển Hoa Đông.
Cũng trong ngày 17/11, một tiêm kích F-16 của không quân Đài Loan đă biến mất ngoài khơi thành phố Hoa Liên vào chiều cùng ngày. Cơ quan chức năng Đài Loan đang điều tra sự việc và không rơ vụ việc có liên quan tới bất cứ cuộc tập trận quân sự nào trong khu vực hay không.
Trung Quốc tổ chức 4 cuộc tập trận cùng lúc
Trong khi đó, hải quân Trung Quốc đang triển khai cùng lúc các cuộc diễn tập ở Biển Đông, biển Hoa Đông và Bột Hải.
Giới phân tích quân sự nhận định, các cuộc tập trận là tín hiệu từ giới chức quân sự hàng đầu Trung Quốc về việc quân đội nước này có thể thực hiện những sứ mệnh chung ở nhiều mặt trận khác nhau trong cùng một thời điểm.
Dù quân đội Trung Quốc không công khai thông tin về các cuộc tập trận, nhưng Cục Hải sự Trung Quốc đă ra thông báo cảnh báo cấm các tàu thuyền hoạt động ở mũi phía nam biển Hoang Hải cho tới vùng biển gần đảo Hải Nam. Vùng cấm hoạt động bao gồm khu vực có bán kính 5 km ngoài khơi thành phố Bắc Hải thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Một khu vực khác trên Biển Đông là vịnh Honghai ở thành phố Sán Vĩ thuộc tỉnh Quảng Đông cũng bị hạn chế các phương tiện tàu thuyền qua lại từ sáng tới đầu giờ chiều ngày 17/11 để tiến hành “huấn luyện quân sự”.
Nhà b́nh luận quân sự Hong Kong, ông Song Zhongping cho rằng đợt tập trận hải quân của Trung Quốc có thể gồm nội dung phóng rocket.
"Bán kính 5 km trong các khu vực cấm tàu thuyền qua lại cho thấy đợt tập trận muốn hướng tới thử nghiệm khả năng tấn công chính xác", ông Song chia sẻ.
Cũng theo ông Song, đợt tập trận c̣n cho thấy quân đội Trung Quốc có thể huy động lực lượng tới nhiều khu vực trong trường hợp khẩn cấp.
“Những vụ va chạm quân sự bất ngờ có thể xảy ra ở bất cứ đâu và nếu như xung đột bùng nổ ở eo biển Đài Loan, t́nh thế có thể nhanh chóng biến thành đối đầu quân sự quy mô lớn và quân đội Trung Quốc cần có khả năng đối phó với viễn cảnh xấu như vậy”, ông Song nói thêm.
Ông John Bradford, một chuyên gia cấp cao tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore nhận định, thông qua việc thực hiện 4 cuộc tập trận cùng một lúc, hải quân Trung Quốc rơ ràng muốn chứng minh khả năng sẵn sàng hoạt động.
“Những đợt tập trận như trên sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong bối cảnh hải quân Trung Quốc tiếp tục mở rộng quy mô lực lượng và phạm vi hoạt động”, ông Bradford cho hay.
C̣n theo ông Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, các cuộc tập trận của Trung Quốc được xem là phản ứng khi Bắc Kinh nhận thấy môi trường an ninh ngày càng trở nên phức tạp hơn.
VietBF @ Sưu tầm