Trong quá tŕnh khai quật ngôi mộ cổ thời Tây Hán, các chuyên gia t́m thấy một chiếc b́nh đồng chứa 3,5 lít chấy lỏng màu vàng. Một số người cho rằng đó là 'thuốc trường sinh'.
Năm 2019, các nhà khảo cổ phát hiện một ngôi mộ cổ thời Tây Hán (từ năm 202 trước Công nguyên đến năm 8 sau Công nguyên). Theo đó, họ tiến hành cuộc khai quật và có những phát hiện bất ngờ.
Theo đo đạc của các chuyên gia, ngôi mộ có diện tích 210 m2. Căn cứ vào h́nh dáng mộ cổ và các đồ tùy táng, họ nhận định chủ nhân ngôi mộ khả năng cao đến từ tầng lớp quư tộc.
Trong đó, các chuyên gia t́m thấy hài cốt của chủ nhân ngôi mộ có niên đại khoảng 2.000 tuổi được bảo quản khá tốt.
Tại nơi yên nghỉ ngàn thu của người này, nhóm chuyên gia t́m thấy nhiều cổ vật như các ṿ đất sét sơn màu, đồ trang trí ngọc bích và đồ tạo tác bằng đồng.
Đặc biệt, các nhà khảo cổ t́m thấy một chiếc b́nh đồng chứa 3,5 lít chấy lỏng màu vàng. Chất lỏng này có màu vàng và có mùi hương giống rượu.
Các chuyên gia cho hay 3,5 lít chất lỏng này có thể được người xưa sử dụng chế để tạo "thuốc trường sinh".
Chia sẻ về phát hiện này, Shi Jiazhen, viện trưởng Viện Khảo cổ và Di sản văn hóa Lạc Dương, nơi khai quật khu mộ, cho hay đây là lần đầu tiên "thuốc trường sinh" được t́m thấy ở Trung Quốc.
"Chất lỏng trong b́nh có giá trị lớn đối với nghiên cứu về những nỗ lực của người Trung Quốc thời xưa nhằm đạt được cuộc sống bất tử và quá tŕnh tiến hóa của nền văn minh Trung Quốc", ông Shi Jiazhen cho hay.
Các chuyên gia cũng tiến hành kiểm tra thành phần chất lỏng trong b́nh. Theo đó, họ biết được thành phần chủ yếu của chất lỏng là kali nitrat và alunite. Những chất này không độc nhưng thường được sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón và nhiên liệu đẩy tên lửa.
Dưới thời phong kiến, không ít bậc đế vương, quư tộc, quan lại... t́m kiếm thuốc trường sinh để có thể sống trường thọ. Thế nhưng, thay v́ sống thọ hơn, đa số chết v́ uống thuốc trường sinh, tiên đan chứa các thành phần độc hại, gây nguy hiểm đến sức khỏe.