Mặc dù chưa t́m lại mức kỷ lục của năm 2019, nhưng số du khách ngoại quốc đổ về Amsterdam mùa hè năm nay rất đông đảo. Chỉ cần nh́n vào số khách sạn cũng như dịch vụ pḥng trọ Airbnb, hầu như không c̣n pḥng trống nào trong tháng 08/2022. Với hơn 21 triệu lượt khách hàng năm, ngành du lịch mang lại cho Hà Lan một nguồn doanh thu quan trọng, nhưng cũng khiến chất lượng cuộc sống tại Amsterdam sụt giảm đáng kể.
Vào thời đại của các chuyến bay giá rẻ và các dịch vụ đặt pḥng trên mạng, lượng du khách nước ngoài đến Hà Lan tăng một cách chóng mặt. Kể từ gần một thập niên nay, số du khách ghé thăm xứ hoa tulip c̣n nhiều hơn cả dân số Hà Lan (17 triệu rưỡi dân). Theo dự phóng của của Hội đồng Du lịch Quốc gia, con số này sẽ tăng lên mức 42 triệu lượt khách tham quan từ đây cho đến 7 năm tới.
Khắc phục các điểm bất lợi do lượng du khách quá tải
Từ bốn năm qua, thành phố Amsterdam khởi động chiến dịch chống lại t́nh trạng du lịch quá tải. Thị trưởng Amsterdam, bà Femke Halsema kể từ năm 2018 đă đưa ra nhiều biện pháp nhằm khắc phục các điểm tiêu cực, kể cả việc đóng cửa một số quán coffee shop có bán cần sa, chuyển đổi các cửa hàng lưu niệm thành nhà ở cho dân, ngưng quảng bá các tour đưa khách đi tham quan khu Phố Đèn Đỏ (Red Light District)… Sau một cuộc trưng cầu dân ư vào tháng 07/2021, hội đồng thành phố Amsterdam đă thông qua việc hạn chế số lượng khách du lịch hàng năm, mức tối thiểu là 10 triệu lượt khách, mức tối đa là 20 triệu (dựa vào số pḥng được đặt).
Thành phố Amsterdam không chỉ muốn giảm số lượng du khách ngủ lại qua đêm, mà c̣n hạn chế luôn số khách ghé thăm thành phố trong ngày (24 triệu khách tham quan) cũng như số khách từ các du thuyền cập bến cảng thành phố và chỉ ở lại có vài giờ trong ngày (1,2 triệu). Thành phố Amsterdam chỉ có 850.000 dân tính thêm các vùng phụ cận là 1,3 triệu. Số lượng khách ghé Amsterdam để tham quan c̣n cao hơn cả dân số của thành phố này. Điều đó khiến cho dân Amsterdam thường ''bỏ trốn'' đi nơi khác, hoặc tránh vào các khu trung tâm, khi đường phố chật cứng người qua lại, dù có đi xe đạp cũng không qua được.
Có thể nói là Amsterdam gặp nhiều khó khăn, bất lợi từ sự thành công của chính ḿnh. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, Amsterdam đă phát triển mạnh mảng dịch vụ khách sạn và pḥng trọ. Chính sách tiếp thị cũng quảng bá Amsterdam như một điểm đến lư tưởng dành cho giới trẻ tha hồ mà ăn chơi tiệc tùng. Sự bùng nổ của ngành hàng không giá rẻ đă thu hút hàng triệu lượt khách cùng đổ về xem khu Phố Đèn Đỏ hoặc trải nghiệm việc hút cần sa tại các quán coffee shop, tuy có tên như vậy nhưng lại bán nhiều loại cần sa để hút chứ không phải bán cà phê. Thế nhưng, cư dân thành phố này đă quá ngán ngẫm chán chường v́ trong mắt du khách, Amsterdam chỉ là tụ điểm rượu chè hút sách, phố đèn đỏ dành cho khách qua đường mua dâm, c̣n di sản kiến trúc cũng chỉ dành để cho giới thích chụp selfie, nghiền Instagram .
Cái giá phải trả : Chất lượng cuộc sống suy giảm
Măi đến khi dịch Covid-19 bùng phát, Amsterdam trải qua ba lần phong tỏa, mọi hàng quán đều đóng cửa, người dân buộc phải tự cách ly. Trong cái rủi lại có cái may : cư dân thành phố khám phá lại Amsterdam của họ, một thành phố vắng hẳn du khách nước ngoài trong mùa dịch. Lúc ấy, người dân có thể cảm nhận được những điều bất lợi khi thành phố thu hút quá đông du khách. Ngành du lịch đă đem lại cho Amsterdam sự thịnh vượng trù phú, nhưng đồng thời cũng thay đổi diện mạo thành phố rất nhiều, trong một chiều hướng không mấy tốt đẹp.
Trong năm 2021, 12 triệu khách đă đến chiêm ngưỡng các tác phẩm tại Viện bảo tàng Rijksmuseum trong khi ngành dịch vụ khách sạn tại Amsterdam đă bán được khoảng 7 triệu đêm. Dĩ nhiên, có khá nhiều hàng quán và khách sạn phụ thuộc nhiều vào nguồn khách du lịch, lănh vực này đem lại hàng tỷ euro tương đương với 12% doanh thu của thành phố. Nhưng bên cạnh đó cũng có một cái giá phải trả đối với thành phần cư dân địa phương không làm việc trong các ngành phục vụ du khách : lưu trú, ăn uống, chuyên chở…
Lượng du khách quá đông đúc khiến chất lượng cuộc sống cư dân địa phương đi xuống. Nhiều dân thành phố đă phải gửi đơn khiếu nại về những hành vi sai trái của du khách như lấn chiếm ḷng đường, gây xáo trộn giao thông, nôn mửa trên vỉa hè, tiểu tiện bừa băi… Trung tâm thành phố Amsterdam, trước kia nổi tiếng với các dăy phố cổ, các con kênh thơ mộng, những chiếc xe đạp bên cầu nho nhỏ đẹp như tranh vẽ, cũng không c̣n xinh xắn như trước.
Vào năm 2021, hai kinh tế gia trẻ tuổi Martijn Badir và Jasper Van Dijk đă khởi xướng một bản kiến nghị thu thập được hơn 30.000 chữ kư của cư dân thành phố. Điều đó đă mở đường cho cuộc trưng cầu dân ư đầu tiên trong lịch sử của Amsterdam. Sau cuộc tham khảo, hội đồng thành phố đă thông qua một chiến lược hạn chế t́nh trạng quá tải. Duy tŕ chất lượng phục vụ nhưng giảm số lượng. Amsterdam hiện nắm giữ kỷ lục châu Âu về số lượng pḥng khách sạn tính theo đầu dân. Trong thời gian tới, Amsterdam sẽ hạn chế việc mở thêm khách sạn và chuyển đổi một số cơ sở lưu trú thành tụ điểm văn hóa.
Thành phố Amsterdam cũng ấn định mức báo động là 18 triệu đêm lưu trú mỗi năm (tùy theo số khách đặt pḥng). Khi đạt tới ngưỡng này, hội đồng thành phố có 6 tháng để tŕnh bày các biện pháp mới, nhằm hạn chế tối đa các tác động do số lượng khách du lịch từ khắp nơi đổ về. Ngoài việc cấm xây khách sạn mới, Amsterdam c̣n phạt vạ 140 euro du khách nào say rượu ngoài đường phố, có hành vi gây rối trật tự, tiểu tiện bừa băi tại chốn công cộng. Chỉ có khách sạn mới hoạt động quanh năm. Các pḥng trọ cho thuê chỉ được sử dụng dịch vụ Airbnb 30 ngày mỗi năm.
Cấm du khách nước ngoài dùng cần sa trong coffe shop
Từ hơn một năm nay, các tour tham quan khu Phố Đèn Đỏ ở Amsterdam cũng đă bị cấm hẳn. Thuế lưu trú cũng đă được tăng lên đối với toàn bộ du khách. Kể từ cuối năm 2021, Amsterdam cũng mua lại nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm hay các hàng quán chuyên phục vụ du khách để biến thành chỗ ở với giá phải chăng dành cho cư dân thành phố. Trên các trục lộ giao thông quan trọng nhất, kể từ nay sẽ không c̣n có chuyện mở thêm cửa hàng mới dành cho du khách.
Theo quy định mới của chính phủ Hà Lan, nhiều quán cà phê bán cần sa cũng buộc phải đóng cửa. Thị trưởng Amsterdam muốn có biện pháp mạnh hơn nữa, gợi hứng từ trường hợp của thành phố Maastricht (từ năm 2012) cấm du khách nước ngoài vào coffee shop nhưng vẫn để cho dân địa phương quyền tự do dùng cần sa. Tuy nhiên, theo khảo sát của Viện Breuer & Intravalune, biện pháp này sẽ khiến cho khoảng 100 cửa hàng coffee shop phải đóng cửa luôn, do không c̣n được phục vụ 3 triệu du khách đến Amsterdam với mục đích này. Ngoài ra, các đường dây buôn lậu cần sa cũng có thể thay thế, nhưng lại không dễ kiểm soát như các coffe shop. Amsterdam hiện có 166 quán chuyên bán cần sa, trong khi hội đồng thành phố lại muốn giảm đi một nửa các quán coffee shop.
Theo nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững của Đại học Breda, t́nh trạng du lịch quá tải đă ảnh hưởng lớn đến tâm lư của người dân địa phương. Hà Lan nổi tiếng với phong cách sống cởi mở phóng khoáng, nhưng luồng du khách quá đông lại khiến cho người dân nước này có tâm lư bài khách du lịch do người nước ngoài không biết ǵ nhiều về văn hóa ứng xử cũng như nếp sinh hoạt của dân địa phương.
Việc hạn chế luồng du khách quá đông là một chiến dịch nhiều năm chứ khó thể thực hiện một sớm một chiều. Người trong cuộc thường có cảm tưởng như đang bơi ngược ḍng đến nỗi phải đuối sức. Công việc này càng khó hơn, v́ bên cạnh việc thu hút thành phần khách du lịch đến thành phố với mục đích tham quan văn hóa hay trải nghiệm ẩm thực, c̣n có chuyện thay đổi hẳn h́nh ảnh của Amsterdam trong mắt du khách nước ngoài.