Nhiều tiền chưa chắc đă có được một đội tuyển bóng đá giỏi, v́ các tiêu chí để làm nên một đội như thế, th́ ngoài tiền c̣n cần nhiều yếu tố quan trọng khác.
Qatar lần đầu tiên đăng cai World Cup, cũng là lần đầu tiên được tham dự ṿng chung kết World Cup, dù năm 2019 họ đă vô địch Asian Cup. Nhưng vô địch châu Á, trong thời điểm những đội mạnh nhất châu lục như Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran không đưa lực lượng mạnh nhất tới giải, th́ tầm mức của chức vô địch cũng chỉ vừa phải.
Tôi nhớ, có một câu tự giới thiệu thời @ ở Việt Nam khá hài hước và phổ biến: “Nhà em chả có ǵ ngoài tiền”, nghe buồn cười, nhưng cũng gần với thực tế. Có tiền th́ có được nhiều thứ lắm. Như Qatar, khi họ bỏ ra 220 tỉ USD cho World Cup lần đầu tại đất nước giàu có hàng Top Five (top 5) thế giới, cả thế giới đều thán phục độ giàu có và dám chơi dám chi của họ. Nhưng đúng như một bạn VN đă comment trên tờ báo mạng: “Qatar đang chứng minh cho chúng ta thấy: Tất cả đều mua được bằng tiền, thậm chí bằng rất nhiều tiền. Nhưng tiền không mua được tất cả”.
Hóa ra, tiền không mua được tất cả cũng là một sự thật.
Nếu lễ khai mạc World Cup tại Qatar đă khiến cả thế giới say bóng đá trầm trồ, khen ngợi, thích thú v́ sự hiện đại và thông điệp rất nhân văn của nó truyền đi khắp nơi, rằng bóng đá sẽ liên kết cả thế giới trong t́nh anh em, rằng “Chúng ta là Một”, một kịch bản lễ khai mạc khá hoàn hảo, không phô trương nhưng ai hiểu biết về độ giàu có của đất nước này đều thấy rơ sự hơn hẳn khi người ta giàu có, th́ mọi chuyện lại không chỉ trôi chảy một chiều như vậy.
Nếu lễ khai mạc chỉ diễn ra 20 phút, cô đọng, rực rỡ và thành công, th́ ngược lại, trận đấu mở màn Qatar - Ecuador diễn ra tới 90 phút, mà vai chính lại là đội khách, chứ không c̣n là đội chủ nhà. Qatar đă mất khả năng làm chủ trận đấu ngay từ đầu trận, và dù hiệp 2 họ có vài cơ hội khá nhỏ nhoi, nhưng nh́n chung cả trận, chủ nhà chơi dưới cơ đội khách, gần như không tạo được một t́nh huống thật sự nguy hiểm nào.
T́nh huống của Ali không thành công, nhưng thật khó trong hoàn cảnh ấy cầu thủ tiền đạo hay nhất của Qatar ghi được bàn thắng. Hàng hậu vệ, thủ môn Qatar đă chơi một trận căng thẳng, thiếu b́nh tĩnh, ở nhiều t́nh huống bị đối phương lấn lướt khá nguy hiểm. May mà Qatar chỉ thua 2 bàn trong hiệp 1, và nhờ công nghệ cao mới xuất hiện trong World Cup này, họ mới thoát thua tới 3-0.
Nhưng tôi nghĩ, Qatar không nên buồn, v́ đối thủ của họ mạnh hơn họ thấy rơ. Hai bàn thắng của đội trưởng-tiền đạo số 13 Valencia là 2 bàn thắng đẳng cấp, trong đó pha đánh đầu tuyệt đẹp, c̣n pha sút phạt 11m lại quá b́nh tĩnh và tự tin. Nếu Qatar sau trận này có rút được kinh nghiệm ǵ, có học hỏi được ǵ từ đối thủ của ḿnh, th́ tôi nghĩ, họ phải học đầu tiên là tinh thần vững vàng khi gặp đối thủ mạnh hơn ḿnh, cái tinh thần thép dám chơi xả láng, dám đương đầu, dám tấn công dù ḿnh yếu hơn đối thủ. Tinh thần ấy cần thiết không chỉ cho Qatar, mà cho tất cả các đội bóng châu Á. Nếu trong hoàn cảnh khó khăn bị o ép như vậy mà Qatar ghi được dù chỉ 1 bàn, tinh thần họ sẽ lên thấy rơ.
Nếu HLV Qatar đă phải buồn bă thú nhận “chúng tôi không thể chuyền quá 4 đường liên tục” th́ ta biết họ không thể lên bóng được cũng là điều dễ hiểu.
Khi Qatar “hất” được đối thủ tranh suất tổ chức World Cup 2022 là Mỹ, th́ người ta đều biết v́ sao họ giành được chiến thắng như vậy, điều khiến Mỹ rất buồn và rất khó chịu. Nhưng tổ chức được một World Cup hoành tráng bậc nhất ngay trên đất nước ḿnh, mà đội tuyển của ḿnh lại c̣n ở mức khá khiêm tốn như thế, nghĩ cũng thật buồn.
Nhưng làm sao được! Nhiều tiền chưa chắc đă có được một đội tuyển bóng đá giỏi, v́ các tiêu chí để làm nên một đội bóng như thế, th́ ngoài tiền c̣n cần nhiều yếu tố quan trọng khác. Ngay như Trung Quốc, một quốc gia đứng hàng thứ 2 thế giới về kinh tế, đứng hàng đầu thế giới về dân số, bao năm nay họ vẫn không xây dựng được một nền bóng đá phát triển, vẫn chưa thể có một đội tuyển quốc gia tầm “vai vế” thực sự, đủ biết bóng đá là một lĩnh vực của tài năng.
Khi tài năng bóng đá chưa xuất hiện nhiều, chưa có những đỉnh cao, th́... khó lắm.
|
|