Vừa qua B́nh Nhưỡng đă lớn tiếng đe dọa sẽ bắn chiến đấu cơ Mỹ kể cả không xâm phạm bầu trời Triều Tiên. Đó không phải lời dọa suông? Vậy Triều Tiên liệu có thể dùng MiG-29 để bắn hạ oanh tạc cơ Mỹ?
30 chiến đấu cơ MiG-29 hiện đại được coi là vũ khí duy nhất dám đọ sức với phi đội oanh tạc cơ Mỹ ngay trên bầu trời.
MiG-29 của Triều Tiên được coi là niềm hy vọng bắn rơi oanh tạc cơ Mỹ trong cuộc không chiến trên bầu trời.
Theo National Interest, MiG-29 là mẫu tiêm kích hiện đại nhất và mạnh nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, B́nh Nhưỡng chỉ sở hữu một số lượng hạn chế chiến đấu cơ này.
Sức mạnh của MiG-29 nằm ở khả năng tấn công nhanh nhạy, mạnh mẽ nhưng tầm hoạt động hạn chế, chỉ khoảng 724km và phạm vi tác chiến hiệu quả chỉ 400km.
Vấn đề của Liên Xô trong những năm 1970 là việc ngành công nghiệp điện tử của nước này không thể tạo ra được hệ thống radar mạnh mẽ, gắn vừa vào trước MiG-29 mạnh nhất ở thời điểm đó.
Thay v́ trang bị cho MiG-29 những loại radar hiện đại, tương đương phiên bản F-16 hay F/A-18 của Mỹ, Moscow chỉ sử dụng loại radar của chiếc MiG-23ML.
Để khắc phục nhược điểm này, các phi công lái MiG-29 của Liên Xô phải dựa vào tổ hợp radar dưới mặt đất. Phi công khi đó chỉ bay vào vị trí khai hỏa đúng theo chỉ dẫn từ nhân viên vận hành radar dưới mặt đất.
Tên lửa đối không tầm ngắn R-73.
Theo National Interest, những chiếc MiG-29 của Triều Tiên chỉ được trang bị loại radar xuất khẩu, tầm hoạt động hạn chế và không thể hỗ trợ phi công nếu như có t́nh huống xấu xảy ra.
Ở phạm vi tác chiến đủ gần, những chiếc MiG-29 bắt đầu thể hiện sức mạnh nhờ vào hệ thống định vị mục tiêu và ra lệnh khai hỏa ngay trên mũ bảo vệ của phi công.
Các tên lửa đối không tầm ngắn R-73 Archer là cơn ác mộng đối với các phi công phương Tây v́ tốc độ tối đa lên tới 3.000km/giờ. Trong những năm 1990, MiG-29 do Đức sở hữu từng diễn tập không chiến với F-15C, F-16 hay F/A-18 của Mỹ.
Kết quả là MiG-29 chiếm ưu thế hoàn toàn và giành phần thắng. Nhưng đó là khi các phi công thiện chiến của Đức cầm lái và Mỹ chưa cải tiến tên lửa AIM-9X Sidewinder.
Ngày nay, những chiếc MiG-29 c̣n sót lại do các quốc gia đồng NATO sở hữu không thể đạt hiệu suất chiến đấu đáng nể trước các máy bay Mỹ như 20 năm trước đây.
Khoảnh khắc tên lửa R-73 khai hỏa từ chiến đấu cơ Su-27 Flanker.
National Interest đánh giá, nếu phi công đủ năng lực và tận dụng tốt ưu thế, khả năng những chiếc MiG-29 Triều Tiên đánh bại phi đội máy bay ném bom chiến lược Mỹ là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, phi công Triều Tiên được đánh giá là có ít kinh nghiệm hơn so với phi công từng lái chiếc MiG-29 thuộc NATO. V́ nhiều lư do mà Triều Tiên chỉ cho phép các phi công lái máy bay thực chiến một vài giờ mỗi năm.
Yếu tố bất ngờ là điều mà phi đội MiG-29 Triều Tiên cần phải tận dụng nếu muốn bắn rơi máy bay ném bom chiến lược B-2. Đó là lúc người Mỹ không ngờ rằng, B́nh Nhưỡng dám đưa căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên một tầm cao mới.
National Interest kết luận, Triều Tiên hiện có khoảng 30 chiếc MiG-29. Ước tính chỉ 1/3 trong số này có thể cùng lúc tung cánh trên bầu trời. Đối mặt với hạn chế về công nghệ và năng lực chiến đấu của phi công, yếu tố bất ngờ cùng một chút may mắn sẽ giúp Triều Tiên thành công.