Đó là Lư Lệ Hà , bà là vũ nữ nức tiếng một thời của Hà thành. Nhiều công tử con nhà giàu ngưỡng mộ bởi nhan sắc hơn người nhưng chẳng ai với tới được. Đó là v́ bà là người t́nh của ông hoàng Bảo Đại.
Từ gái quê đến vũ nữ nổi tiếng Hà thành
Lư Lệ Hà vốn là cô gái xuất thân ở một vùng nông thôn nghèo quê thuộc Hải Pḥng. Ở quê cô được gọi là Thông. Năm 1932, cô bắt đầu sống bằng việc “buôn hương bán phấn” và nhanh chóng nổi tiếng v́ nhan sắc hơn người và độ chịu chơi. Tuy nhiên, sau đó không lâu, Lệ Hà chuyển lên Hà Nội sinh sống ở phố Khâm Thiên, nơi tập trung nhiều nhất các vũ trường lúc bấy giờ. Chỉ một thời gian ngắn ở đất Hà tháng, Lư Lệ Hà đă trở thành vũ nữ nức tiếng. Tương truyền, mỗi bước nhảy của Lư Lệ Hà luôn khiến cho cánh mày râu phải choáng váng ngây ngất. Khi ấy, không ai trong giới ăn chơi không biết đến một Lư Lệ Hà với đôi mắt đen lấp lánh và đầy sức quyến rũ.
Một góc phố Khâm Thiên - nơi Lư Lệ Hà từng "buôn phấn bán hương". (Ảnh tư liệu).
Năm 1938, cuộc thi hoa khôi được tổ chức tại Hà Đông. Đối tượng tham gia là tất cả các cô gái, không phân biệt tuổi tác. Tại cuộc thi này, các cô gái phải mặc áo lụa Hà Đông. Lư Lệ Hà cũng tham dự và đoạt giải Hoa khôi. Khi ấy, h́nh ảnh Lư Lệ Hà đẹp lộng lẫy trong chiếc áo lụa Hà Đông đă trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ Nguyên Sa sáng tác bài thơ Áo Lụa Hà Đông, sau này nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ bài thơ thành nhạc.
Sau khi có được danh hiệu Hoa khôi, nàng vũ nữ Lệ Hà nổi tiếng hơn bao giờ hết. Khi ấy, cô có rất nhiều mối t́nh với nhiều người nổi tiếng từ doanh nhân đến trí thức, nhưng người t́nh nổi tiếng nhất của Lệ Hà chính là ông hoàng Bảo Đại.
“Bẫy t́nh" của vũ nữ lừng danh Hà thành
Một số nguồn tư liệu đă viết, Lư Lệ Hà gặp ông hoàng Bảo Đại vào những năm 1940. Khi ấy tin đồn về sắc đẹp của cô vũ nữ nức tiếng Hà thành đến tai người anh em họ tận t́nh Vĩnh Cẩn và ông này đă đưa cô đến gặp Bảo Đại tại thủ phủ xứ Nam Kỳ. Thời điểm đó, ông hoàng Bảo Đại về đây để chữa chân găy trong một cuộc đi săn mà thực chất là hẹn ḥ với người t́nh ngoại quốc. Theo một báo cáo mật của Sở mật thám Pháp, vào thời điểm đó, Lư Lệ Hà đă có chồng nhưng đó không phải là sự trở ngại để cô vũ nữ đi nhảy đầm tại các tiệm nhảy ở Sài G̣n.
Nhan sắc tuyệt trần với hai răng trắng như ngọc của Lư Lệ Hà đă khiến cho Bảo Đại say mê. Bên cạnh đó, kinh nghiệm t́nh trường dày dạn cũng là điều khiến ông hoàng Bảo Đại dù có trong tay Hoàng hậu Nam Phương sắc nước hương trời và hàng loạt thứ phi, kiều nữ xinh đẹp nhưng vẫn say mê Lệ Hà. Cô vũ này liên tục có các chiêu "tấn công" khiến ông hoàng Bảo Đại luôn luôn bị động, lúng túng và gục ngă vô điều kiện. Sau khi chính thức là người t́nh của Bảo Đại, vũ nữ Lệ Hà và ông hoàng lúc nào cũng "dính" chặt lấy nhau trong thời gian ông sống ở Hà Nội, rồi cả ở Hong Kong. Khi ấy dù ông hoàng vẫn "mặn nồng" với Thứ phi Mộng Điệp và Hoàng hậu Nam Phương đang ở Huế nhưng chẳng thể ngăn cản được ông hoàng Bảo Đại công khai t́nh tự với Lệ Hà.
Sách Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam ghi rằng: Bảo Đại quan hệ công khai với Lư Lệ Hà, đêm đêm đi dạo, ăn nhậu, lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy bất chấp dị nghị của mọi người xung quanh đang sống khắc khổ, đạm bạc.
Với Lệ Hà, lúc nào ông hoàng cũng lịch sự, hào phóng và lăng mạn. Những khi kiếm được tiền ông có thể vung tay mua biệt thự đắt giá tặng cho người t́nh. Nhưng cũng có lần lâm vào cảnh túng quẫn, ông phải sống bằng số vốn liếng đă cóp nhặt cả đời của cô vũ nữ.
Chân dung vua Bảo Đại. (Ảnh tư liệu lịch sử Việt Nam).
Cơn say t́nh chấm dứt v́ ngựa quen đường cũ
Cuộc t́nh "động trời" của vũ nữ Lệ Hà và ông hoàng Bảo Đại cuối cùng cũng kết thúc. Nàng vũ nữ dù đẹp, dù dày dạn t́nh trường vẫn chẳng đủ sức để níu chân ông hoàng đa t́nh.
Bảo Đại vốn dĩ là một người đàn ông đẹp trai, thông minh nhưng ngông cuồng, mê gái, ham chơi và chỉ một mực chạy theo khoái lạc trên đời. Ông hoàng không chỉ "cặp kè" với người đẹp ở quê hương mà c̣n có những người đàn bà Trung Hoa, Hong Kong, Pháp, Nhật Bản... Nhiều nguồn tư liệu viết rằng, việc Bảo Đại thường xuyên có nhân t́nh bên ngoài khiến cho Nam Phương Hoàng hậu rất buồn ḷng và ghen tuông. Thậm chí, hoàng hậu có ư định ám sát chồng và người t́nh lúc họ đang chu du ở Đà Lạt.
Tác giả Lucien Bodart trong cuốn sách Chiến tranh Đông Dương - Sự nhục nhă (xuất bản năm 1973 tại Paris) cũng đề cập tới tính trăng hoa của Bảo Đại. Ông Lucien Bodart viết: "Nam Phương ghen tuông đă có ư định cho lái xe bắn lén vào những kẻ đang t́nh tự (ư nói Hoàng đế Bảo Đại và người t́nh) ở Đà Lạt. Bà Decoux, vợ quan Toàn quyền đă phải hi sinh thân ḿnh trong vụ đáng buồn này. Bà đă đi nhanh đến chỗ hẹn ḥ để ngăn một vụ án mạng". Án mạng không xảy ra, nhưng phu nhân Toàn quyền v́ phóng xe quá nhanh để ngăn vụ bắn Bảo Đại và người t́nh nên đă thiệt mạng
Lại nói về vũ nữ Lệ Hà, sau đó ít lâu, bà cũng sang Pháp rồi kết hôn với một người đàn ông bản địa và sống tại một làng ở ngoại thành Paris. Sau khi đặt chân đến Pháp, bà không gặp lại ông hoàng thêm lần nào nữa. Thế nhưng, măi đến ngày này, chuyện t́nh của bà và vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam vẫn nhận được nhiều người nhắc đến.