Vụ máy bay không người lái tấn công nhà máy dầu Saudi Arabia, khiến sản lượng dầu nước này sụt giảm 50%. Ngày 15/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ mở kho dầu dự trữ chiến lược. Vậy kho dầu chiến lược khổng lồ của Mỹ có ǵ?
Ảnh vệ tinh chụp các cơ sở sản xuất dầu của Saudi Arabia bị tấn công ngày 14/9. Ảnh: Reuters
Theo kênh truyền h́nh CNN, nhà lănh đạo Mỹ khẳng định sẽ xả kho dầu mỏ trong trường hợp cần thiết để đảm bảo ổn định nguồn cung của thị trường dầu mỏ quốc tế.
Trước đó, các cuộc tấn công ngày 14/9 đă khiến hai nhà máy sản xuất dầu tại Abqaia và Khurais của Saudi Arabia phải ngừng hoạt động, khiến sản lượng dầu của Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Saudi Arabia Aramco giảm 5,7 triệu thùng/ngày, tương đương 50% sản lượng dầu của quốc gia Trung Đông này. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, ngày 15/9 tuyên bố nước này sẽ sử dụng nguồn dự trữ dầu khổng lồ để bù đắp một phần cho sản lượng bị mất.
Kho dầu chiến lược Mỹ (có tên viết tắt là SPR) do Bộ Năng lượng Mỹ quản lư là một khu phức hợp gồm 4 điểm nằm sâu 600-1.200m dưới ḷng đất ven biển Texas và Louisiana, được canh gác cẩn mật. Theo trang web chính thức của SPR, kho dầu dự trữ lớn nhất thế giới này đang lưu trữ gần 645 triệu thùng dầu, trong đó gồm 395 triệu thùng dầu thô nặng và 250 triệu thùng dầu thô ngọt.
Máy khoan dầu tại Midland, Texas (Mỹ). Ảnh: Reuters
Năm 1975, sau khi lệnh cấm vận dầu Saudi Arabia khiến giá xăng dầu tăng cao một cách đột biến và hủy hoại nền kinh tế nước Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là Henry Kissinger đă đề xuất thiết lập SPR. Ba ngày trước lễ Giáng sinh năm 1975, cựu Tổng thống Gerald Ford phê chuẩn đạo luật h́nh thành kho dự trữ dầu thô khẩn cấp đầu tiên của Mỹ.
Theo quy định luật pháp của Mỹ, chỉ có tổng thống mới có toàn quyền ra lệnh sử dụng SPR. Từ khi được thành lập cho đến nay, Mỹ mới sử dụng SPR 3 lần.
Thùng dự trữ dầu và ống dẫn dầu thô tại Kho dầu chiến lược SPR ở Freeport, Texas (Mỹ). Ảnh: Reuters
Lần gần đây nhất Washington sử dụng SPR là vào tháng 6/2011 khi t́nh trạng bất ổn dân sự xảy ra tại Libya làm xáo trộn hoạt động xuất khẩu dầu toàn cầu. Lo ngại sự gián đoạn nguồn cung sẽ đe dọa nền kinh tế toàn cầu mong manh vẫn đang hồi phục sau cuộc Đại suy thoái, Chính phủ Mỹ lúc bấy giờ đă ra lệnh bán 30 triệu thùng dầu.
Trước đó, SPR được triển khai vào năm 2005 sau khi cơn băo Katrina tàn phá cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Mỹ dọc theo Vịnh Mexico và năm 1991 khi Mỹ tấn công Iraq trong Chiến dịch Băo táp Sa mạc.
Mặc dù được gọi là kho dầu khẩn cấp song việc rút dầu từ SPR không đồng nghĩa với việc nguồn cung toàn cầu ngay lập tức được hồi phục. Quá tŕnh dầu được rút ra khỏi kho và sau đó đưa vào thị trường của người mua và người bán có thể mất khoảng hai tuần.
VietBF@ sưu tầm.