Tổng chưởng lư Mỹ William Barr cảnh báo Trung Quốc đang cố thực hiện “một chiến lược kinh tế chớp nhoáng” nhằm hạ nước Mỹ khỏi vị thế siêu cường của thế giới.
Tổng chưởng lư Mỹ William Barr (Ảnh: Getty)
“Cách nước Mỹ đối phó với thách thức này sẽ có ư nghĩa lịch sử, và sẽ xác định liệu Mỹ và các đồng minh có c̣n tự quyết được vận mệnh của ḿnh hay tương lai sẽ bị Trung Quốc kiểm soát,” ông Barr nói trong bài phát biểu tại Bảo tàng Tổng thống Gerald R. Ford ở thành phố Grand Rapids thuộc bang Michigan, Mỹ.
“Nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa hiện đang tiến hành một ‘đ̣n kinh tế chớp nhoáng’ - một chiến dịch hung hăng, đầy toan tính, huy động toàn bộ chính phủ (hay chính xác hơn là toàn xă hội) nhằm giành được vị thế lănh đạo kinh tế toàn cầu và vượt Mỹ để trở thành siêu cường số 1 thế giới,” Tổng chưởng lư Mỹ nói tiếp, “Với việc vượt quá hạn ngạch của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về sản lượng trong nước, rơ ràng Trung Quốc không chỉ đơn thuần muốn gia nhập hàng ngũ các nền kinh tế công nghiệp tiên tiến khác, mà c̣n muốn thay thế chúng hoàn toàn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh giờ đây đang nói một cách rất cởi mở về việc Trung Quốc đang tiến gần hơn đến ‘giai đoạn trung tâm’ và thay thế ‘Giấc mơ Mỹ’ bằng ‘Giải pháp Trung Quốc’.
Cũng theo Tổng chưởng lư Mỹ, sáng kiến “Made in China 2025” của Trung Quốc nhằm thống trị các ngành công nghiệp công nghệ cao như robot, công nghệ thông tin và các phương tiện chạy điện đang là mối đe dọa thực sự đối với vị thế lănh đạo công nghệ của Mỹ:
“Made in China 2025 là sự lặp lại mới nhất của mô h́nh kinh tế trọng thương, do nhà nước chỉ đạo của Trung Quốc. Đối với các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu, một sự cạnh tranh tự do và công bằng với Trung Quốc từ lâu đă là một điều viển vông.”
Sáng kiến “Made in China 2025” của Trung Quốc đang là mối đe dọa thực sự đối với vị thế lănh đạo công nghệ của Mỹ (Ảnh: Nikkei)
Tổng chưởng lư William Barr c̣n cho rằng Mỹ đang tiếp tay cho sự trỗi dậy của Trung Quốc khi cho nước này được hưởng chế độ giao dịch ưu đăi vào năm 1980, và hỗ trợ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới một thập kỷ sau đó:
“Trung Quốc đă lợi dụng các khoản thuế và hạn ngạch để gây áp lực buộc các công ty Mỹ phải từ bỏ độc quyền công nghệ và liên doanh với các công ty Trung Quốc. Giới chức nước này sau đó đă phân biệt đối xử với các công ty Mỹ bằng cách sử dụng các chiến thuật như tịch thu giấy phép. Tuy nhiên, rất ít công ty, thậm chí là cả các công ty có trong bảng xếp hạng Fortune 500, sẵn sàng đưa ra một khiếu nại thương mại chính thức v́ sợ chọc giận chính phủ Bắc Kinh,” ông Barr nói.
Thậm chí, Tổng chưởng lư Mỹ c̣n cho biết các công ty của nước này đă trở nên quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc trong việc cung cấp hàng hóa và các dịch vụ quan trọng ra thế giới - một t́nh thế được phản ánh rơ nét trong thời điểm dịch Covid-19.
Theo ông William Barr, Trung Quốc đă phát động một chiến dịch “có toan tính”, lợi dụng chính phủ và xă hội Mỹ để “khai thác sự cởi mở từ các tổ chức của nước này rồi tiến tới hủy hoại chúng.”
Tổng chưởng lư William Barr cho rằng Trung Quốc đang phát động một chiến dịch “có toan tính” để “khai thác sự cởi mở từ các tổ chức của Mỹ rồi tiến tới hủy hoại chúng (Ảnh: Getty)
Để chống lại những nỗ lực từ Bắc Kinh và bảo đảm một thế giới tự do và thịnh vượng cho các thế hệ sau, ông Barr cho rằng thế giới tự do sẽ phải “tiếp cận toàn xă hội theo cách riêng” của ḿnh.
“Người Mỹ đă làm được điều này trước đây. Nếu khơi dậy được t́nh yêu và sự tận tâm của cho đất nước và giữa mỗi người dân với nhau, tôi tin tưởng rằng chúng ta - người dân Mỹ, chính phủ Mỹ và doanh nghiệp Mỹ - có thể cùng lặp lại được điều này. Sự tự do của chúng ta phụ thuộc vào nó,” ông cho biết.
Tổng chưởng lư Mỹ đồng thời kêu gọi giám đốc điều hành của các công ty lớn tại Mỹ cùng các đại gia công nghệ tại Thung lũng Silicon cần phải biết đương đầu với sự lấn lướt từ Trung Quốc.
“Những tham vọng cuối cùng của giới cầm quyền Trung Quốc không phải để giao thương, mà là để thâm nhập vào nước Mỹ,” ông Barr nói, và cho rằng các công ty Mỹ, do thèm khát những nguồn lợi ngắn hạn, đă chịu sự ảnh hưởng của chính quyền Bắc Kinh, ngay cả khi điều này phải trả giá bằng sự tự do và cởi mở của Mỹ.
“Toàn cầu hóa không phải lúc nào cũng phát triển theo hướng tự do hơn. Một thế giới chỉ biết diễu hành theo nhịp trống lệnh của Trung Quốc sẽ không thể là một nơi hiếu khách đối với các tổ chức vốn phụ thuộc vào thị trường tự do, thương mại tự do hoặc trao đổi ư tưởng tự do,” Tổng chưởng lư Mỹ tuyên bố.
VietBF@sưu tập