Đi bộ là hoạt động thường ngày, và đi bộ với mục đích tập thể dục cũng được xem là hoạt động có lợi hàng đầu cho sức khỏe và tuổi thọ. Chúng ta cùng tìm hiểu lý do vì sao đi bộ lại liên quan mật thiết đến sức khỏe như vậy nhé.
Những căn bệnh nào khiến bạn đi đứng không vững?
1. Người bị chứng loạn dưỡng cơ bắp chân có thể đi đứng không vững và vấp ngã do teo cơ.
2. Bệnh nhân bị teo tiểu não có cơ thể mất cân bằng, đi đứng không vững, chân không phối hợp nhịp nhàng.
3. Bệnh nhân Parkinson thường bị run toàn thân và cứng cơ khi đi bộ.
4. Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch thường bị liệt một bên chi, đi đứng không vững.
5. Nếu trong não có khối u, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng phối hợp khi đi bộ.
Đi bộ là hoạt động quan trọng liên quan mật thiết đến sức khỏe (Ảnh minh họa).
Để kéo dài tuổi thọ, đi bộ nhanh hay chậm có lợi hơn?
Một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Tester (đến từ một trường Đại học ở Mỹ) chủ trì, đã tiến hành khảo sát và phân tích dữ liệu di truyền về tốc độ đi bộ của 200.000 người tham gia.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, so với những người đi bộ chậm hơn, những người đi bộ nhanh có telomere dài hơn. Tốc độ đi bộ có liên quan đến chiều dài của telomere, tức là người đi bộ càng nhanh thì càng trẻ, tốc độ lão hóa càng chậm.
Tuy nhiên, kết luận không thể được xác định thông qua một nghiên cứu. Ngay từ năm 2018, một nhóm nghiên cứu từ nước Anh cũng đã tiến hành một thí nghiệm đặc biệt. Qua việc nghiên cứu tốc độ đi bộ của 400.000 người, họ phát hiện ra rằng, những người đi bộ nhanh có tuổi thọ cao hơn trên 10 tuổi so với những người đi bộ chậm.
Bởi người đi bộ nhanh dễ thích ứng với tốc độ đi hơn. Trong quá trình vận động, khả năng tuần hoàn máu được thúc đẩy, dung tích phổi cũng được cải thiện, tim mạch tương đối khỏe, cơ thể không bị thừa cân. Nếu duy trì được việc đi bộ nhanh trong thời gian dài có thể khiến cơ bắp mạnh mẽ hơn, từ đó giúp tăng cường thể chất.
Tuy nghiên cứu này không hoàn toàn xác định được tuổi thọ của một người có liên quan đến tốc độ đi bộ hay không, nhưng từ đó chúng ta có thể biết được rằng việc đi bộ thường xuyên có lợi cho sức khỏe.
Những lợi ích của việc đi bộ giúp kéo dài tuổi thọ
1. Thay đổi vóc dáng
Nếu bạn bị béo phì hoặc thừa cân thì việc đi bộ có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo. Nếu kiên trì thực hiện thì vóc dáng cơ thể sẽ thay đổi, bạn sẽ đạt được mục đích giảm cân, giảm mỡ.
2. Cải thiện dung tích phổi
Một số người ít tập thể dục và hoạt động thể chất nhẹ sẽ cảm thấy khó thở. Trên thực tế, họ có thể cải thiện dung tích phổi bằng cách đi bộ. Đi bộ hoặc đi bộ nhanh một giờ mỗi ngày có thể tăng dung tích phổi lên 11,4%.
3. Cải thiện sức đề kháng
Nghiên cứu của Đại học Mỹ đã phát hiện ra rằng, bằng cách đi bộ mỗi ngày, chúng ta có thể cải thiện được sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó phòng tránh được cảm lạnh, sốt và bệnh về đường hô hấp.
4. Phòng tránh các bệnh tim mạch
Kiên trì đi bộ nhanh 20 - 30 phút mỗi ngày có thể giúp tăng dung tích phổi, thúc đẩy chức năng tuần hoàn máu, bảo vệ sức khỏe của tim phổi, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
5. Trì hoãn quá trình lão hóa
Nếu muốn trì hoãn sự lão hóa, bạn cũng có thể đi bộ, vì "sức khỏe nằm ở tập thể dục". So với chạy, đi bộ nhanh ít gây tổn thương cho khớp, có thể trì hoãn sự suy giảm của khớp, tăng cường cơ khớp, giúp bạn trì hoãn quá trình lão hóa.
6. Bảo vệ khớp
Người cao tuổi trong độ tuổi lao động dễ bị loãng xương và các bệnh về xương khớp cũng như viêm khớp. Phương pháp đi bộ chậm rãi giúp giảm độ giòn của khớp, bảo vệ khớp, khiến khớp ít gặp tổn thương, ngăn ngừa tình trạng viêm khớp.
Khi đi bộ và tập thể dục cần chú ý điều gì?
1. Chọn giày thể thao phù hợp
Khi muốn đi bộ hoặc tập thể dục bằng cách đi bộ, bạn nên chọn giày thể thao phù hợp với mình. Hãy chọn những đôi giày thể thao có đế mềm, nếu là giày thể thao chuyên nghiệp thì càng tốt, vì đệm giày làm dịu lực va chạm giữa lòng bàn chân và mặt đường, giúp giảm tổn thương cho các khớp ở mức thấp nhất.
2. Chọn trang phục thể thao phù hợp
Khi đi bộ, bạn nên chọn những bộ đồ thể thao phù hợp thay vì những bộ quần áo thông thường, để cơ thể được thả lỏng hơn trong quá trình luyện tập, giúp giải tỏa căng thẳng.
3. Chuẩn bị một bình nước lọc
Uống nước rất quan trọng, đặc biệt là khi tập luyện. Uống nước giúp tránh tình trạng mất cân bằng điện giải do đổ mồ hôi nhiều. Ngoài ra, cũng có thể cho một chút muối hoặc đường vào nước để duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể
4. Đi bộ đúng thời điểm
Đừng đi bộ một cách mù quáng và mất kiểm soát. Bạn cần có thời gian, khối lượng, phương pháp luyện tập cụ thể. Nên đi bộ 2 đến 3 lần một tuần, tốt nhất không quá hai giờ mỗi lần. Trước khi tập luyện, bạn cũng nên làm tốt các công tác chuẩn bị.
Mặc dù đi bộ có nhiều ưu điểm nhưng những người này không thích hợp để đi bộ
1. Những người có khung xương chậu bị lệch
Người bị lệch khung xương chậu thường cảm thấy khó chịu khi đi lại, không thích hợp để đi bộ trong thời gian dài, vì vậy nên tìm các bài tập, phương pháp tập luyện khác phù hợp hơn.
2. Những người bị khó chịu ở thắt lưng
Ngồi lâu hoặc đứng lâu có thể gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên không thích hợp đi lại, vận động, do đó nên dựa theo thể trạng của bản thân để tìm bài tập phù hợp.
3. Người bị viêm khớp gối
Những người bị viêm khớp gối không thích hợp với việc tập thể dục bằng phương pháp đi bộ, vì họ cần được điều trị và phục hồi sức khỏe, việc đi bộ sẽ khiến mức độ bệnh ngày càng trầm trọng, làm quá trình hồi phục chậm hơn.
VietBF©sưu tập