Chị Thảo, người sáng lập hãng hàng không giá rẻ ở Việt Nam. Chị ta bước vào một tiệm ăn và gọi món mì.
Người phục vụ gật đầu và nói: “Dạ hết 10 ngàn, thưa chị Thảo.”
Chị Thảo ngạc nhiên: "Chà, rẻ quá!" và đưa 10k.
Người nhân viên mỉm cười và nói: "Chúng tôi mong muốn đánh bại đối thủ. Món mì của chúng tôi rẻ nhất Saigon."
“Saigon mãi đỉnh,” chị Thảo said.
Sau đó, người phục vụ thông báo, "Chị Thảo, chị không có đũa và muỗng. Một bộ đũa muỗng là 30 ngàn”.
Chị Thảo thở dài nhưng vẫn trả tiền rồi cầm đũa muỗng đi đến ngồi cạnh cửa sổ trong khi chờ món mì được phục vụ.
“Chị Thảo ơi,” người phục vụ gọi với theo, “Phí ngồi cạnh cửa sổ là 50k, hoặc chị có thể đặt trước online với phí là 30k.”
Bực mình, chị Thảo giận dữ ngồi xuống và đặt túi xách lên ghế bên cạnh.
“Chị Thảo, chị ngồi hai ghế thì phải trả thêm 100k nữa," người phục vụ nói.
Bực bội, chị Thảo đứng dậy và hét lên: "Đồ ăn của tôi đâu? Đồ ăn của tôi chưa có ở đây mà tôi đã bị tính phí nhiều quá!"
2 hours later, người phục vụ thông báo: “Chúng tôi xin lỗi vì sự chậm trễ vì lý do kỹ thuật trong bếp. Đồ ăn dự kiến sẽ được phục vụ trong 2h tới”.
“Tôi chịu đủ rồi,” chị Thảo giận dữ nói. "Tôi đến dùng bữa và đây là cách tôi bị đối xử? Tôi muốn nói chuyện với quản lý!"
"Vâng ạ," người phục vụ vui vẻ nói. “Chị có thể liên hệ với anh ấy thông qua tính năng nhắn tin trong ứng dụng của quán ạ.”
"Tôi sẽ không bao giờ quay lại nhà hàng này nữa!" Chị Thảo hét lên.
“Không sao đâu chị Thảo, nhưng hãy nhớ rằng chúng tôi là nhà hàng duy nhất ở Saigon bán mì với giá 10k”.
Mặc dù được biết đến là hãng hàng không giá rẻ với chi phí bay hấp dẫn. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ của Vietjet Air vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi khi hãng bay thường xuyên nhận về sự phàn nàn, khiếu nại của hành khách. Một trong số đó là tình trạng máy bay Vietjet delay đã đem lại trải nghiệm không tốt cho khách hàng.
Nói chung mình thật sự Hãi Vietjet Air. Đây là hãng hàng không không bao giờ nằm trong sự lựa chọn của mình, dù có là phương án cuối. Nhiều lúc đi theo đoàn hoặc cơ quan book vé sẵn nên lại có dịp trải nghiệm.
Cứ bảo Giá rẻ, ờ thì làm Rẻ luôn cả Thương hiệu của các bạn. Mà thật ra có Rẻ đâu.
Các bạn làm đủ mọi cách để lấy tiền của khách hàng, nhất là quả nhân viên cầm cái cân lăm lăm cân đồ ngay nơi cửa boarding, xới tung cả hành lý, chỉ chờ quá ký dù chỉ 1 lạng cũng bắt te te đi đóng tiền. Eo ơi. Sợ thật lòng. Kém sang kinh khủng.
Chưa kể trải nghiệm dịch vụ thì khó chịu, ghế vừa chật vừa cứng, lộn xộn vãi chưởng. Nhất là bộ nhận diện thương hiệu quá xấu nữa, đồng phục best xấu. Mình ưa cái đẹp nên điểm này mình Chê mạnh nhé. Rồi cầm cái vé máy bay mà hệt như tờ bill thanh toán. Cộng thêm ngôi vị Thánh Delay thì đúng em cũng vái mấy Anh Chị Vietjet cả nón.
Các doanh nghiệp đều nhấn mạnh rằng trải nghiệm của khách hàng (Customer Experience) luôn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển cũng như việc tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp. Mà điều này thì tuyệt nhiên Vietjet ko làm được.
Nói tóm lại là: Chào Thua!
Lê Hà Phương
Dạo này thấy dân tình khịa chị Thảo dữ dội quá, nhưng càng khịa càng cho thấy bà chị giỏi cỡ nào. Tôi ít khi thần tượng doanh nhân vì nói thật là cái đầu tôi cũng hạn hẹp, chỉ thần tượng đến nghệ sĩ là hết cỡ chứ chả hiểu gì về kinh doanh =)))
Nhưng riêng chị Thảo thì tôi cực kỳ ngưỡng mộ, dù tôi phải nói thật là gu thời trang của chị sến và quê vãi ra. Hi vọng chị sớm đổi stylist 😊)
Người ta hay nhắc tên chị là Thảo Vietjet nhưng đúng ra thì phải gọi là Thảo Sovico vì chị có phải có mỗi cái Vietjet đâu, chị làm từ ngân hàng tới bất động sản nữa => Vậy mới thấy chị giỏi cỡ nào, một người phụ nữ gầy gò nhỏ bé thống lĩnh cả một đại tập đoàn.
Mảng bất động sản và tài chính, ngân hàng của chị thì tôi mù tịt nhưng riêng mảng hàng không thì tôi được nghe các nhân viên trong Vietjet kể. Nghe xong mới thấy nể chị ta kinh khủng (mà những điều dưới đây chưa chắc chuẩn 100% vì tôi cũng chỉ nghe kể lại). Xin kể sương sương:
- Chị Thảo xoay vòng vốn cực đỉnh. Chị mua ít nhưng thuê rất nhiều máy bay rồi vắt kiệt những máy bay đó bằng cách cho bay thật nhiều chuyến. Ví dụ, một máy bay của hãng khác một ngày bay 1-2 chặng thì máy bay của Vietjet có thể bay ngày 4-5 chặng. Tiền thuê vẫn vậy nhưng bay nhiều thì chị lời, tàu tã thì chị trả về nơi sản xuất, khỏi lo lỗ vốn tàu.
- Nghe đâu máy bay của Vietjet vốn có hai nhà vệ sinh phía dưới nhưng chị dẹp luôn, thay mấy hàng ghế vào chỗ đó, thế là chị lời thêm vài ghế. Vài ghế nghe thì không nhiều nhưng tính tổng hàng nghìn chuyến bay thì cũng dôi ra phết. Tôi thích tính cách này của chị, giàu nhưng ki ý lộn chắt bóp, trân trọng từng đồng một, không phải kiểu kiếm cá lớn thì bỏ cá nhỏ, cá nào chị cũng vớt. Đó mới là triết lý thành công của một doanh nhân.
- Chị chủ trương tiếp viên của Vietjet là phải năng động, trẻ trung chứ không phải mấy mẹ già như bên hãng nào đó. Vì thế nên tiếp viên Vietjet phải tự tay dọn WC trên tàu, làm hết, không phải kiểu chanh sả, đỏng đảnh như bên một số hãng. Tiếp viên Vietjet tuyển liên tục và ưu tiên người trẻ để có sức lao động, nhiệt huyết. Đích thân chị còn từng tự tay cầm khăn lau ghế máy bay để các tiếp viên làm gương. Dù biết là chị làm màu thôi nhưng cách làm màu của chị quá đỉnh, thiết thực.
- Mọi người cứ chê đồng phục tiếp viên Vietjet xấu nhưng thực sự là nó độc đáo, khác biệt với hầu hết các hãng hàng không khác, thể hiện rõ tính năng động, trẻ trung và độ nhận diện rất cao, gây ấn tượng thị giác lớn với khách hàng. Đa số các hãng hàng không cho tiếp viên nữ mặc đầm, tiếp viên nam mặc suit thì mình chị Thảo cho tiếp viên mặc áo phông và cái quần như học sinh tiểu học, cute thế còn gì. Và hơn ai hết, chị là người yêu bộ đồng phục này nhất vì nó do tự tay chị thiết kế. Đứa tiếp viên nào dám ý kiến về đồng phục chị sẽ hỏi: “Thế em có yêu bộ đồng phục này không?” (thử nói không xem, chị cho mày bay màu). Với lại, nghe đồn đây là đồng phục phong thủy của Vietjet nữa, khá tâm linh.
- Trong mùa dịch, khi một hãng hàng không nào đó liên tục kêu lỗ, lỗ sml thì riêng Vietjet vẫn không lỗ. Vì chị nhanh trí cho Vietjet bay cargo, tức là vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị y tế. Tiếp viên nữ chị cho nghỉ còn tiếp viên nam chị vẫn cho đi làm, thay vì phục vụ khách thì ngồi trông hàng hóa. Vậy là nhân viên của chị vẫn có việc, chị vẫn có tiền duy trì hãng để qua dịch là chị bùng cháy.
- Nhiều thắc mắc sao dạo này người Ấn Độ ở Việt Nam nhiều thế. Thì đó là công của chị Thảo, khi chị mở được đường bay thẳng giá rẻ tới Ấn, kéo khách Ấn tới Việt Nam cả lố. Đó là cách chị làm với Hàn, Nhật, Úc. Nhờ đó, việc bay tới những nước này dễ dàng, giá cả phải chăng hơn. Người Việt có cơ hội đi nước ngoài dễ hơn và người nước ngoài tới Việt Nam cũng tiện hơn, thu ngoại tệ về cho đất nước.
Nói chung, mọi người cứ chê Vietjet nọ kia nhưng tôi thấy Vietjet cống hiến quá nhiều cho người dân đất nước này khi nhờ Vietjet thì việc đi máy bay, di chuyển mới rẻ, tiện lợi hơn, tạo điều kiện cho ai ai cũng đi được máy bay. Thử hỏi, trước khi có Vietjet thì mấy ai được đi máy bay hay toàn xe đò, tàu hỏa? Giờ thì vé Vietjet nhiều khi còn rẻ hơn xe đò, tàu hỏa nữa. Vietjet đúng ra là người hiện thực hóa giấc mơ ngồi máy bay của người Việt. Ai nói Vietjet là xe đò trên không cũng được, có xe đò trên không mà bay là tốt rồi, còn hơn không có.
Còn tất nhiên, đã rẻ thì phải chấp nhận bị gạt bỏ một số dịch vụ, lợi ích, chứ không lẽ tiền ít đòi hít lờ thơm, đã rẻ còn đòi dịch vụ 5 sao? Mà có ai ép uổng gì các anh các chị đi Vietjet đâu? Cứ lao đầu vào Vietjet rồi lại chê bai, kêu gào nhưng bảo đi hãng khác thì không chịu cơ. Vì lấy méo đâu ra hãng nào giá rẻ như Vietjet mà đi. Hãng người ta cũng phải tính toán kỹ, cân lọ mắm đo hũ dưa đủ kiểu mới có được vé rẻ cho các anh chị đi chớ.
Hàng không là ngành cực kỳ khó có lãi, khó vận hành, khó duy trì vì vốn cực lớn, chi phí vận hành cũng quá khủng, nên ở Việt Nam này các hãng tư nhân chớt sặc gạch, có hãng nào trụ nổi, từ Bamboo tới Vietravel. Có mỗi một hãng nào đó suốt ngày kêu lỗ nhưng không phải tư nhân nên không sợ sập.
Vậy mà một mình chị Thảo lèo lái Vietjet ngày càng lớn mạnh, ăn nên làm ra, thu ngoại tệ về cho đất nước. Các anh các chị còn đòi hỏi gì ở chị? Nếu chị Thảo không chắt bóp, không tối ưu mọi chi phí, dịch vụ thì Vietjet có tồn tại nổi để phục vụ các anh các chị bay giá rẻ?
Chốt lại, chị Thảo mãi đỉnh, mãi slay. Ai sợ thì đi về, đi hãng khác. Tôi vẫn chọn Vietjet để bay 😊))
p/s: Về chị Thảo, tôi không tin chị đi lên từ hai bàn tay trắng. Tôi nghĩ chị là dòng trâm anh thế phiệt, danh giá nhưng biết nỗ lực, phấn đấu nên tinh hoa hội tụ vào chị, xứng đáng để ngưỡng mộ.
Long Pham
CÁM ƠN VÌ KHÔNG ĐI VIETJET NỮA!
Sáng sớm đáp chuyến bay ra miền Trung với hãng hàng không VietJet. Mình đã cẩn thận không mang theo nhiều hành lý, chỉ một hành lý xách tay cùng cặp mỏng đựng giấy tờ. Đã check-in online nên trong tay có boarding pass đầy đủ.
Tại cổng an ninh có nhiều nhân viên VietJet đứng chờ sẳn để cân hành lý. Hành lý xách tay của mình có cái laptop bên trong, cân nặng 8,18 kg, nhiều hơn 1,18kg theo quy định. Mình đồng ý đóng tiền cước dư cân. Thế là họ báo thu 364k. Mình hỏi sao mà nhiều vậy vì chỉ bị lố có 1,18 kg thôi mà. Câu trả lời, đó là giá cước cho gói từ 1đến 15 kg. Nói cỡ nào cũng không xong. Đành phải trả tiền thôi!
Điều tệ hại hơn đó là mình được yêu cầu phải quay lại quầy để check-in và ký gửi hành lý. Nói cỡ nào cũng không xong. Đành phải ra quầy thôi.
Tại quầy check-in, sau khi lấy máy tính ra cầm tay, hành lý ký gửi chỉ còn 6,4 kg. Nếu như họ cho phép mình lấy máy tính ra để cầm tay ngay từ đầu thì hành lý xem như không bị vượt 7 kg và không phải đóng tiền 364 k; Hoặc nếu sau khi mình đóng 364 k họ cho phép mình đi ngay, vì chỉ vượt có 1,18kg, mà không phải vào ký gửi hành lý thì đỡ mất thời gian.
Rất bực mình, vừa tốn thêm tiền, vừa mất thời gian. Nhớ mãi câu đáp của cô nhân viên hãng hàng không VietJet khi mình nói, sau này sẽ không đi VietJet nữa. Cô ấy trả lời "Cám ơn!".
Nguyễn Khắc Thành Đạt