Chủ tịch Tập Cận B́nh nhiều phần sẽ đến thăm Việt Nam trong năm nay nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước Cộng sản anh em.
Ngày Thứ Tư 15 Tháng Giêng thuật lại cuộc điện đàm giữa Tổng bí thư CSVN Tô Lâm và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh nhân dịp tết Ất Tỵ sắp đến, nói rằng ông Tô Lâm mời ông họ Tập trở lại thăm Việt Nam năm 2025 và “Chủ tịch Tập Cận B́nh bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời.”
Cuộc điện đàm giữa lănh tụ chóp bu Hà Nội nói với lănh tụ nước ngoài thường có câu mời mọc thăm Việt Nam. Khi khách từ chối khéo th́ có câu sẽ đến thăm “vào thời gian thuận tiện” hay “thích hợp”. Nếu khách từ chối th́ chỉ thấy có lời mời mà không có chữ nào về có nhận lời hay không. C̣n “vui vẻ nhận lời” ngay trong năm nay th́ thường hiếm thấy v́ chế độ Hà Nội không hay tiết lộ sớm.
Hiện người ta chưa biết ông Tập Cận B́nh khi nào đến Việt Nam trong khi chờ đợi các bộ phận bên dưới soạn thảo lịch thăm viếng và các văn bản thỏa hiệp. Ông đă thăm Việt Nam giữa Tháng Mười Hai 2023 cổ vơ những lời chèo kéo chính sách một cộng đồng “chia sẻ tương lai” với các mồi nhử hợp tác kinh tế, đầu tư và gồm cả an ninh quốc pḥng khi Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng c̣n sống.
Chuyến thăm này được giới b́nh luận chính trị nhận đ́nh là Hà Nội muốn chứng minh đường lối đói ngoại đu dây giữa các trung tâm quyền lực cầm đầu hai cực của chế giới để tồn tại. Ba tháng trước khi ông họ Tập đến, thầy tṛ ông Nguyễn Phú Trong đă tiếp phái đoàn Tổng thống Mỹ Joe Biden và nâng mối quan hệ lên thành “Đối tác chiến lược toàn diện” cho ngang với Trung Quốc và Nga.
Khi vừa leo lên ghế Tổng bí thư đảng CSVN ngày 3 Tháng Tám 2024, hơn hai tuần lễ sau đó, ông Tô Lâm đă vội vă bay sang Bắc Kinh cam kết coi mối quan hệ với phương bắc “ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại”. C̣n ông Tập Cận B́nh cũng lập lại lời cam kết coi mốt quan hệ với Việt Nam là “ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng diềng”.
Về mặt kinh tế, Việt Nam dựa cả vào Trung Quốc và Mỹ từ sản xuất đến tiêu thụ. Hoa Lục cung cấp cho Việt Nam nguyên liệu, vải vóc, da giày, bộ phận rời từ điện tử đến máy móc để hoàn thiện các loại sản phẩm từ giày da, quần áo đến TV, điện thoại, máy móc bán sang Mỹ.
Ngày 13 Tháng Giêng hăng tin Bloomberg cho hay Việt Nam qua mặt Nhật Bản là nước xuất cảng hàng hóa nhiều nhất thế giới qua Mỹ chỉ sau có Trung Quốc và Mexico. Nhưng đồng thời lại nhập cảng nhiều nhất từ Trung Quốc tới mức kỷ lục mới trong năm 2024 với $162 tỉ USD, tăng 18% s với năm 2023.
Việt Nam với Trung Quốc là hai nước Cộng sản anh em c̣n sót lại cùng với Bắc Hàn, Lào và Cuba trong khi khối Cộng sản thế giới tan ră vào năm 1991 khi đế quốc Liên Xô sụp đổ. Đảng CSVN đă rất bối rối giai đoạn đó v́ mất chỗ dựa an ninh quốc pḥng, nhất là mấy năm sau khi xảy ra cuộc chiến biên giới 1979 với Trung Quốc.
Tuy Việt Nam b́nh thường hóa quan hệ với Trung Quốc từ 1991 nhưng vẫn c̣n nhiều nghi kỵ và chỉ ấm dần lên những năm sau này, nhất là về hợp tác kinh tế. Bởi vậy, khi lănh tụ hai bên gặp nhau thường có những từ ngữ cổ vơ “củng cố niềm tin chính trị” lẫn nhau.