Ông Trump cảnh cáo Nga nếu tiếp tục câu giờ sẽ lãnh đủ đòn
Donald Trump lên tiếng, đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về thỏa thuận hòa bình Ukraine.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảnh cáo hậu quả nếu Nga "câu giờ" hay cố gắng trì hoãn việc đạt được lệnh ngừng bắn hoàn toàn với Ukraine, nhưng nói thêm rằng ông tin rằng cuối cùng thì Moscow vẫn muốn chấm dứt chiến tranh, UNIAN đưa tin, trích dẫn thông tin từ Politico.
Khi được phóng viên Newsmax hỏi liệu Điện Kremlin có trì hoãn hay không, Donald Trump cho rằng ông tin Nga muốn chấm dứt chiến tranh, nhưng có thể là họ đang trong tình trạng thiếu thời gian.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng ông đã từng sử dụng chiến thuật tương tự trong kinh doanh trước đây để kéo dài thời gian. Ông Trump cảnh cáo các đòn trừng phạt như làm giá dầu giảm thảm khốc khiến bộ máy chiến tranh của Putin suy yếu và chế độ Putin sụp đổ như trong thời kỳ 1980-1990 dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của Liên Bang Sô Viết.
Richard Grenell, đặc phái viên của Donald Trump, đã gây ra một cuộc tranh luận nghiêm túc giữa các chính trị gia và nhà ngoại giao khi ông tuyên bố, ám chỉ đến Bản ghi nhớ Budapest, rằng Ukraine chưa bao giờ có vũ khí hạt nhân và kho vũ khí hạt nhân từng được lưu trữ trên lãnh thổ nước này thuộc về Nga, RBC Ukraine đưa tin.
Grenell đã viết trên X vào thứ Ba: “Vũ khí hạt nhân thuộc về Nga, và chúng chỉ ở lại đó. Ukraine đã trả lại chúng cho Nga. Chúng không thuộc về Ukraine. Đây là một sự thật bất tiện.”
Một số chuyên gia đã ngay lập tức bác bỏ tuyên bố này. Steven Pifer, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine, người tham gia soạn thảo Bản ghi nhớ Budapest, đã tuyên bố một cách dứt khoát: “Vũ khí hạt nhân ở Ukraine là của Liên Xô, không phải của Nga. Các đầu đạn được lưu trữ nằm dưới sự kiểm soát độc quyền của Ukraine.”
Ông nói thêm rằng Ukraine từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình vì Moscow cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và sau đó khuyên đặc phái viên nên nghiên cứu lịch sử một cách chăm chỉ hơn một chút.
Adam Kinzinger, cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa, đã nói thẳng thắn hơn:
Chúng là vũ khí của Liên Xô, nên chúng thuộc về Ukraine cũng như Nga, đồ ngu ạ.
Theo Bản ghi nhớ Budapest, Ukraine đã tự nguyện từ bỏ kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới được thừa hưởng từ Liên Xô vào năm 1994. Đổi lại, Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã đưa ra các đảm bảo an ninh, bao gồm tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga, văn phòng của Zelensky gọi Bản ghi nhớ Budapest là "một trong những lời nói dối lớn nhất trong lịch sử hiện đại".
Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết hôm thứ tư tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tại Warsaw rằng NATO sẽ đáp trả toàn diện nếu ai đó tấn công Ba Lan hoặc một quốc gia thành viên khác của liên minh.
Theo MTI, Mark Rutte ca ngợi mức chi tiêu quốc phòng của Ba Lan và gọi Ba Lan là đồng minh có giá trị giúp tăng cường sức mạnh cho cánh phía đông của NATO.
Nếu bất kỳ ai tính toán sai lầm và nghĩ rằng họ có thể tấn công Ba Lan hoặc bất kỳ đồng minh nào khác mà không phải chịu hậu quả, NATO sẽ đáp trả bằng tổng lực. Phản ứng của chúng ta sẽ rất quyết liệt. Tổng thống Nga Vladimir Putin hay bất kỳ ai muốn tấn công chúng ta đều phải biết điều này.
– Tổng thư ký NATO phát biểu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Điện Kremlin đang nói dối khi tuyên bố lệnh ngừng bắn ở Biển Đen sẽ không có hiệu lực nếu phương Tây không dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga, Sky News đưa tin.
Thật không may, ngay cả bây giờ, ngay cả hôm nay, vào ngày đàm phán, chúng ta thấy rằng người Nga đã bắt đầu thao túng
“Họ đang cố gắng bóp méo các thỏa thuận và trên thực tế là lừa dối cả những người trung gian của chúng tôi (Mỹ) và toàn thế giới”, ông nói thêm.
Ông cho biết lệnh ngừng bắn có hiệu lực ngay sau thông báo của Mỹ. Tuy nhiên, theo Moscow, điều này phụ thuộc vào các lệnh trừng phạt đối với các công ty tham gia xuất khẩu thực phẩm và phân bón.
Trong cuộc trò chuyện với các nhà báo vào thứ Ba, ngày 25 tháng 3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng họ mong đợi Hoa Kỳ sẽ trừng phạt Nga nếu nước này vi phạm lệnh ngừng bắn, Eurointegration đưa tin.
Theo Volodymyr Zelensky, hậu quả của việc vi phạm các thỏa thuận ngừng bắn đạt được tại Saudi Arabia với sự trung gian của Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến Biển Đen và lĩnh vực năng lượng, đã không xuất hiện trong các tuyên bố sau các cuộc đàm phán vì Washington lo ngại thỏa thuận sẽ thất bại.
Điều này không có trong tuyên bố. Tôi hiểu tại sao. Bởi vì phía Mỹ thực sự không muốn các thỏa thuận đầu tiên bị thất bại nên họ không muốn tiết lộ quá nhiều chi tiết.
Tổng thống Ukraine cho biết nếu Nga vi phạm lệnh ngừng bắn, họ sẽ liên lạc với Mỹ theo mọi cách và cung cấp bằng chứng thích hợp, những người mà họ mong đợi sẽ có hành động, vì các thỏa thuận đã được ký kết với họ và do đó họ chủ yếu chịu trách nhiệm giám sát lệnh ngừng bắn.
Điện Kremlin đã công bố danh sách các cơ sở năng lượng cấm tấn công, Sky News đưa tin.
Danh sách này đã được phái đoàn Nga và Mỹ nhất trí. Danh sách này bao gồm:
Nhà máy lọc dầu
Đường ống dẫn dầu và khí đốt và các cơ sở lưu trữ, bao gồm các trạm bơm
Cơ sở hạ tầng sản xuất và truyền tải điện, bao gồm nhà máy điện, trạm biến áp, máy biến áp và nhà phân phối
Nhà máy điện hạt nhân
Nhà máy thủy điện
Điện Kremlin cho biết lệnh hoãn có hiệu lực đến ngày 17 tháng 4 và có thể được gia hạn theo thỏa thuận chung.
"Trong trường hợp một bên vi phạm lệnh hoãn, bên kia có quyền coi mình được miễn nghĩa vụ tuân thủ lệnh hoãn", tuyên bố viết.
Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố vào tối thứ Ba, nêu rõ Nga sẽ không bàn giao nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cho Ukraine hoặc bất kỳ quốc gia nào khác và coi hoạt động chung với bất kỳ quốc gia nào là không thể chấp nhận được, MTI đưa tin.
Theo phía Nga, "ý tưởng về bất kỳ tổ chức quốc tế nào tham gia vận hành nhà máy điện cũng có vẻ vô lý, vì cả nhiệm vụ lẫn thẩm quyền của tổ chức đó đều không cho phép tham gia vận hành các cơ sở hạt nhân".
Theo các tác giả của tài liệu, nhà máy điện Zaporizhzhia là một cơ sở hạt nhân của Nga, được quyết định thông qua cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào cuối tháng 9 năm 2022, kết quả là các khu vực Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia trở thành một phần của Liên bang Nga. Sắc lệnh của tổng thống Nga ngày 5 tháng 10 năm 2022 đã cấp cho nhà máy điện này quy chế là một cơ sở thuộc thẩm quyền của Nga.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow và Washington đang thảo luận về Nord Stream. Theo tờ Ukrainska Pravda, Bộ trưởng Ngoại giao cũng cho rằng châu Âu không nên từ bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga.
Tất nhiên, hiện tại vẫn còn nhiều bất đồng, nhưng việc khôi phục an ninh năng lượng cho châu Âu là vì lợi ích chung. Sẽ rất thú vị nếu người Mỹ sử dụng ảnh hưởng của mình và ép buộc khí đốt của Nga vào châu Âu.
Sergei Lavrov gọi cả Ursula von der Leyen và Robert Habek là "tự sát" vì lên án việc đảo ngược Nord Stream.
Mátxcơva cáo buộc Kiev tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng ở ba khu vực của Ukraine, trong khi thỏa thuận ngừng bắn một phần đã nhất trí đình chỉ các cuộc tấn công như vậy.
Theo Sky News, trong bài đăng trên Telegram, quân đội Ukraine đã phủ nhận cáo buộc, tuyên bố rằng họ không thực hiện cuộc tấn công như vậy vào ngày 25 tháng 3 hoặc một ngày sau đó.
Ukraine cũng tuyên bố rằng Moscow đã tấn công ít nhất tám cơ sở năng lượng kể từ ngày 18 tháng 3, khi Nga tuyên bố tạm dừng các cuộc tấn công như vậy.
Theo thông tin từ RBK Ukraine, công ty năng lượng quốc tế Lukoil đã bị tấn công mạng vào sáng thứ Tư. Tờ báo viết rằng có rất nhiều sự hỗn loạn tại công ty và việc tiếp cận cơ sở hạ tầng vẫn chưa được khôi phục cho đến tận buổi chiều.
"Mức độ của cuộc tấn công và những rủi ro liên quan vẫn chưa được biết", một nguồn tin nắm rõ tình hình cho biết, đồng thời cho biết cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến hai bộ phận lớn của công ty và việc khôi phục hệ thống có thể mất đến một ngày.
Trích dẫn từ nhiều kênh Telegram, Meduza viết rằng nhân viên Lukoil không thể đăng nhập vào tài khoản công việc của họ kể từ sáng. Họ được yêu cầu tắt máy tính và không đăng nhập để tránh rò rỉ dữ liệu.
Cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến khu vực dân sự: nhiều người đã phàn nàn về sự cố tại các trạm xăng và người dùng dịch vụ di động, ngân hàng và hệ thống thanh toán cũng báo cáo sự cố.
Các quan chức chính quyền Trump hôm thứ Ba nói rằng, không có thông tin mật nào được chia sẻ trong một cuộc trò chuyện nhóm kín, vô tình gồm có cả biên tập viên hàng đầu của tạp chí The Atlantic.
Hôm thứ Tư, báo Atlantic công bố bản ghi chép các tin nhắn nguyên văn (text) cho thấy, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đã nêu chi tiết kế hoạch tấn công quân sự của Mỹ ở Yemen trong một cuộc trò chuyện nhóm trên Signal, vô tình gồm có cả ông Jeffrey Goldberg, tổng biên tập của tạp chí này.
Trong một bài báo có tiêu đề “Đây là kế hoạch tấn công mà các cố vấn của Trump đã chia sẻ trên Signal“, Goldberg trích dẫn nguyên văn mà Hegseth chỉ định các loại máy bay quân sự của Hoa Kỳ và thời điểm các cuộc không kích gần đây nhắm vào lực lượng dân quân Houthi ở Yemen. Nguyên văn cuộc trò chuyện không bao gồm thông tin về các mục tiêu cụ thể.
“12h15’ giờ miền Đông: PHÓNG F-18 (gói tấn công đầu tiên)”, một trong những nội dung trao đổi có thông tin như vậy, ám chỉ một loại máy bay quân sự. “13h45’: ‘Kích hoạt’ F-18 cửa sổ tấn công đầu tiên bắt đầu mở (Mục tiêu khủng bố là @ Vị trí của hắn ta đã biết, cho nên NÊN ĐÚNG GIỜ) — cũng như dùng máy bay không người lái tấn công (MQ-9).”
Goldberg và Shane Harris, một phóng viên tình báo và an ninh quốc gia của báo The Atlantic, đã đăng bài viết mới nhất, một ngày sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump cố gắng hạ thấp tầm quan trọng về bài báo đầu tiên của tạp chí này, về chủ đề Signal.
Trump, khi được hỏi về vấn đề này hôm thứ Ba [ngày 25-3-2025], ông ta nói: “Đó không phải là thông tin mật”. Hegseth, khi nói chuyện với các phóng viên hôm thứ Hai [ngày 24-3-2025], đã nói một phần: “Không ai gửi tin nhắn về kế hoạch chiến tranh”.
Trong lời khai tại phiên điều trần của Ủy ban Tình báo Thượng viện hôm thứ Ba [25-3-2025], Giám đốc Tình báo Quốc gia, Tulsi Gabbard và Giám đốc CIA, John Ratcliffe, đều tuyên bố, không hề có tài liệu mật nào được chia sẻ trong cuộc trò chuyện của nhóm. Ông Ratcliffe nói rằng, “các thông tin liên lạc của ông … trong nhóm tin nhắn Signal hoàn toàn được phép và hợp pháp, và không hề có thông tin mật”.
Hai quan chức tình báo này khai tại phiên điều trần hôm thứ Ba rằng, Hegseth là “người có thẩm quyền phân loại thông tin ban đầu” trong cuộc trò chuyện.
Goldberg và Harris, trong bài báo được đăng hôm thứ Tư [26-3-2025], viết rằng, “những tuyên bố của Hegseth, Gabbard, Ratcliffe và Trump — kết hợp với những khẳng định của nhiều viên chức chính quyền, rằng chúng tôi đang nói dối về nội dung của các cuộc trao đổi bằng text trên Signal — khiến chúng tôi tin rằng, mọi người nên đọc những dòng text này để tự đưa ra kết luận cho riêng mình“.
“Rõ ràng là công chúng quan tâm đến việc tiết lộ loại thông tin mà các cố vấn của Trump đã đưa vào các kênh truyền thông không an toàn, đặc biệt là vì các nhân vật cao cấp trong chính quyền [Trump] đang cố gắng hạ thấp tầm quan trọng của các tin nhắn đã được chia sẻ“, Goldberg và Harris viết thêm.
Karoline Leavitt, thư ký báo chí tòa Bạch Ốc phản đối mạnh mẽ bài báo mới nhất của The Atlantic trong một bài đăng trên X, gọi câu chuyện là “trò lừa bịp” do một “kẻ ghét Trump” viết ra.
Khi được yêu cầu bình luận, tòa Bạch Ốc đã giới thiệu bài đăng của cô Leavitt cho NBC News.
Phó Tổng thống JD Vance, một trong những người tham gia nhóm trò chuyện qua Signal, đã đăng lại một bài đăng hôm thứ Tư, cho thấy The Atlantic gọi các tin nhắn là “kế hoạch chiến tranh” trong bài báo đầu tiên và “kế hoạch tấn công” trong bài báo mới nhất — một sự phân biệt mà chính quyền [Trump] nhiều lần đưa ra để biện minh rằng, những tiết lộ trong các tin nhắn là không đáng kể.
Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết hôm thứ Hai rằng, họ đang xem xét bằng cách nào mà Goldberg vô tình được kéo vào nhóm tin nhắn trên Signal, một nền tảng nhắn tin được mã hóa, được cho là an toàn hơn nhiều so với các ứng dụng nhắn tin thương mại khác, nhưng theo truyền thống không được sử dụng cho các liên lạc cấp cao của chính phủ.
“Vào thời điểm này, chuỗi tin nhắn được báo cáo có vẻ là xác thực và chúng tôi đang xem xét bằng cách nào mà một người vô tình được thêm vào nhóm“, Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết trong một tuyên bố.
Nhà báo Goldberg cho biết, rằng ông đã được kéo vào nhóm trò chuyện có tên là “Nhóm nhỏ PC Houthi” vào ngày 13 tháng 3. Ông mô tả sự hoài nghi ban đầu của mình, nhớ lại rằng, ông đã thảo luận với các đồng nghiệp, liệu các dòng text đó có phải là “một phần của chiến dịch thông tin sai lệch, do một cơ quan tình báo nước ngoài khởi xướng, hay có khả năng hơn là một tổ chức truyền thông” nhằm mục đích làm bẽ mặt các nhà báo hay không.
Khi nhà báo [Goldberg] tin rằng, cuộc trò chuyện là xác thực, ông đã bỏ đi. “Không ai trong nhóm trò chuyện có vẻ để ý thấy tôi ở đó. Và tôi không nhận được bất kỳ câu hỏi nào sau đó về lý do vì sao tôi bỏ đi — hay nói đúng hơn là, tôi là ai [họ cũng chẳng quan tâm]”, Goldberg viết.
Sự cố này đã gây ra sự chỉ trích dữ dội từ các nhà lập pháp Dân chủ, một số người trong đó đã kêu gọi Hegseth và Michael Waltz, cố vấn an ninh quốc gia của Trump, từ chức. Goldberg viết rằng, một người dùng Signal có tên “Michael Waltz” đã kéo ông vào nhóm trò chuyện này ngay từ đầu.
Trong một cuộc phỏng vấn với NBC News hôm thứ Ba, Trump đã đứng về phía Waltz và nói rằng, cố vấn an ninh quốc gia của ông đã “rút ra được bài học“.
Trong một cuộc phỏng vấn sau đó với Fox News, Waltz cho biết, ông ta “chịu hoàn toàn trách nhiệm” trong việc tổ chức nhóm chat này. Waltz nói với Laura Ingraham của đài Fox: “Tôi đã tạo ra nhóm. Công việc của tôi là bảo đảm mọi thứ được phối hợp“.
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Không còn bất kỳ sự giả vờ nào cho thấy Hoa Kỳ đại diện cho những lý tưởng đã truyền cảm hứng cho họ trong suốt 250 năm qua. Châu Âu và phần còn lại của thế giới cần phải điều chỉnh.
Đầu năm 2017, chưa đầy hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump, tôi đã cho đăng tải một tác phẩm hư cấu, mang tính suy đoán. Lấy bối cảnh tưởng tượng về nhiệm kỳ thứ hai của Trump, tác phẩm của tôi mô tả một viễn cảnh ác mộng, trong đó quân đội Mỹ rời bỏ châu Âu, đảng cực hữu AfD thân Nga của Đức giành được 20% số phiếu trong cuộc bầu cử liên bang và Nga phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Mục đích của tôi khi viết câu chuyện này là để khơi dậy sự tự mãn của độc giả ở cả hai bờ Đại Tây Dương về tình trạng nguy cấp của điều mà trước đây được gọi là “Thế giới Tự do”. Nhưng nó vẫn không chuẩn bị cho tôi về một loạt các sự kiện, bắt đầu với bài phát biểu của Phó Tổng thống JD Vance tại Hội nghị An ninh Munich và kết thúc bằng sự sỉ nhục Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky của Trump và Vance, trước các máy quay truyền hình tại phòng Bầu Dục.
Trong khi nhiều người có thể coi khoảng thời gian hai tuần đó không khác gì so với phần còn lại của thời kỳ Trump [cầm quyền], thì các nhà sử học tương lai không nghĩ vậy: Họ sẽ ghi nhận sự kiện này như một sự thay đổi mang tính thời đại trong chính trị toàn cầu, thậm chí có ý nghĩa hơn cả sự sụp đổ của Bức tường Berlin hay cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9. Nó đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên — kỷ nguyên của trật tự quốc tế tự do, do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Kỷ nguyên đó bắt đầu sau Đệ Nhị Thế chiến, khi một quốc gia theo chủ nghĩa biệt lập miễn cưỡng đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới, một nỗ lực to lớn, đa dạng dẫn đến tăng trưởng kinh tế chưa từng có trong lịch sử, khám phá khoa học, sự thịnh vượng của con người và hòa bình. Nguồn tài nguyên vật chất của Hoa Kỳ đóng vai trò thiết yếu trong nỗ lực kéo dài hàng thập niên, trải dài khắp thế giới này, nhưng quan trọng hơn là niềm tin, không chỉ được hàng trăm triệu người Mỹ chia sẻ, mà còn là niềm tin của vô số người trên khắp thế giới, rằng Hoa Kỳ là một quốc gia đặc biệt, có vị thế độc nhất để trở thành một thế lực cho những điều tốt đẹp trên thế giới.
Trong suốt tám thập niên đó, đạo đức của chủ nghĩa lý tưởng đã hỗ trợ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, một chính sách có thể bắt nguồn từ thời lập quốc. Cho dù là đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ, các tổng thống Mỹ thường xuyên nhắc đến vai trò định mệnh mà Mỹ, với tư cách là nền dân chủ lâu đời nhất thế giới, được định sẵn để trình diễn trên trường quốc tế. Tổng thống Thomas Jefferson gọi quốc gia non trẻ mà ông đã giúp thành lập là “niềm hy vọng tốt nhất của thế giới” trong khi đối thủ truyền kiếp của ông là tổng thống John Adams đã gửi vũ khí cho những người lãnh đạo cuộc nổi loạn của nô lệ để giải phóng Haiti.
Hơn 150 năm sau, tổng thống Dwight Eisenhower tuyên bố rằng: “Chúng ta có thể là đất nước giàu có và hùng mạnh nhất nhưng vẫn thua trong cuộc chiến thế giới nếu chúng ta không giúp các nước láng giềng trên thế giới bảo vệ quyền tự do của họ và thúc đẩy tiến bộ xã hội và kinh tế của họ“. Người kế nhiệm ông là tổng thống John F. Kennedy đã tuyên bố rằng, nước Mỹ sẽ “trả bất kỳ giá nào, gánh chịu bất kỳ phí tổn nào, vượt qua bất kỳ khó khăn nào, ủng hộ bất kỳ người bạn nào, chống lại bất kỳ kẻ thù nào, để bảo đảm sự tồn tại và thành công của tự do“. Và trong bài phát biểu từ biệt của mình, tổng thống Ronald Reagan đã nói về nước Mỹ như một “thành phố tỏa sáng trên đồi“, một cụm từ mà đối thủ của ông về mặt tư tưởng, tổng thống Barack Obama cũng đã nhắc tới trong cuộc bầu cử năm 2016.
Việc thực hiện những tham vọng cao cả này buộc nước Mỹ phải ủng hộ các nền dân chủ và phản đối các chế độ độc tài. Là một siêu cường toàn cầu với những trách nhiệm mà không quốc gia nào khác có thể – hoặc sẵn sàng – đảm nhận, nước này không thể có được chính sách đối ngoại đạo đức hoàn hảo như Thụy Điển. Chủ nghĩa lý tưởng chắc chắn xung đột với chủ nghĩa hiện thực, khi chủ nghĩa hiện thực thường thắng chủ nghĩa lý tưởng. Điều này đặc biệt đúng trong thời Chiến tranh Lạnh, khi Washington giúp thiết kế việc lật đổ các nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ và ủng hộ các chế độ độc tài. Và điều này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đối với các chính phủ đàn áp ở Trung Đông. Nhưng ngay cả khi sử dụng các biện pháp vô đạo đức, các lãnh đạo Hoa Kỳ vẫn làm như vậy để theo đuổi những gì họ coi là mục đích đạo đức, cho dù chống lại chủ nghĩa cộng sản, ngăn chặn sự phát tán vũ khí hủy diệt hàng loạt hay chống lại Hồi giáo cực đoan.
Những người phản đối trật tự quốc tế tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo liên tục chỉ trích những lỗi lầm của nó trong khi coi những đức tính của nó — các tuyến đường biển tự do và rộng mở, sự phát triển của nền dân chủ tự do, các liên minh dựa trên giá trị, việc bảo vệ nhân quyền — là điều hiển nhiên. Mong muốn chỉ trích trật tự vì nhiều lỗi lầm của nó, họ không muốn vật lộn với hệ thống quốc tế đang nhanh chóng thay thế nó, một thế giới cá lớn nuốt cá bé, nơi Hoa Kỳ đã từ bỏ vai trò là cảnh sát toàn cầu và các quốc gia độc tài giành được phạm vi ảnh hưởng mà các quốc gia yếu hơn phải khuất phục theo ý muốn của họ. Ngay cả những người chỉ trích gay gắt nhất về sức mạnh toàn cầu của Mỹ cũng có thể nhớ tới nó, khi Nga, Trung Quốc và Iran giành được quyền thống trị ở Châu Âu, Châu Á và Trung Đông.
Kỷ lục kéo dài hàng thế kỷ về việc [Mỹ] ủng hộ, ít nhất trên phương diện lên tiếng, cho lẽ phải thay vì những điều sai trái, chính là điều khiến cuộc họp tại phòng Bầu Dục hồi tháng trước trở nên đáng lo ngại. Trong một màn trình diễn đáng xấu hổ đối với mọi người Mỹ, hai viên chức chính phủ hàng đầu của đất nước, cầm quyền do hiến pháp quy định (ND: Trump và JD Vance), đã hành động như một vị vua và nhiếp chính của mình, đòi hỏi sự phục tùng từ một người cầu xin, theo chế độ phong kiến. Trong vòng vài ngày, Trump đã đình chỉ viện trợ quân sự và ngưng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine, và mặc dù cả hai vụ việc này sau đó đã được khôi phục, thông điệp không thể nhầm lẫn mà ông ta gửi đi là: Ngay cả một đồng minh đang bị tấn công quân sự cũng không thể trông cậy vào sự hỗ trợ của Washington. Sau khi bỏ rơi Ukraine vì tức giận cá nhân, sau đó Trump quay lại để đối đầu với những nhân vật phản diện khác trên thế giới: Canada, Đan Mạch và Panama.
Ngoài việc bỏ rơi các đồng minh dân chủ của chúng ta ở nước ngoài, hiện tại Trump còn phá hủy bộ máy thúc đẩy dân chủ của Mỹ ở trong nước. Trong Chiến Tranh Lạnh, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài Châu Âu Tự do/ Đài Tự do (RFE/RL) [là nơi tôi từng làm việc] đã phát tin tức và thông tin vượt ra ngoài Bức Màn Sắt, và tiếp tục sứ mệnh này ở những khu vực trên thế giới, những nơi vẫn chưa được tự do. (Nhiều nước từng chịu sự thống trị của Liên Xô — gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc và các nước vùng Baltic — có thể ghi công VOA và RFE/RL, ít nhất là một phần, vì sự tự do của họ). Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) được thành lập dưới thời chính quyền Kennedy để giảm bớt các điều kiện kinh tế và xã hội mà chủ nghĩa độc tài và khủng bố phát triển mạnh. Và Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED), được thành lập dưới thời tổng thống Reagan, cung cấp các khoản tài trợ cho các nhà hoạt động dân chủ trên toàn cầu. Trump đã dừng tài trợ cho tất cả các tổ chức này, các tổ chức đại diện cho những giá trị tốt đẹp nhất của Mỹ, để cổ vũ cho Moscow, Bắc Kinh và Tehran.
Thay vì chủ nghĩa lý tưởng thúc đẩy sự lãnh đạo của Mỹ ở Thế giới Tự do, Trump đã bộc lộ chủ nghĩa hoài nghi tàn ác của Thế giới Cũ. Trong chế độ mới này, nơi sức mạnh tạo nên lẽ phải, bất kỳ lời kêu gọi nào về những cân nhắc đạo đức trong việc thực hành chính sách đối ngoại của Mỹ đều bị chế giễu là sự yếu kém của kẻ yếu trong khi việc thực thi quyền lực vô đạo đức thì được tôn sùng là đức tính của kẻ mạnh. Sự đồng cảm theo bản năng của người Mỹ đối với kẻ yếu đã bị thay thế bằng sự ngưỡng mộ đối với kẻ mạnh.
Một nền dân chủ đang gặp khó khăn (ND: Ukraine) bị cáo buộc là đã kích động cuộc xâm lược trên lãnh thổ của chính mình — về mặt địa chính trị tương đương với việc đổ lỗi cho nạn nhân bị hiếp dâm về vụ chính cô ấy bị tấn công — và lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ đã bỏ phiếu cùng với những kẻ lưu manh trên thế giới, chống lại các đồng minh dân chủ truyền thống của mình tại Liên Hiệp quốc. Người giữ chức vụ này từng đồng nghĩa với “lãnh đạo của Thế giới Tự do” đã vu khống cho tổng thống của một đất nước đang đấu tranh cho sự tồn tại của mình là một “nhà độc tài”, trong khi ca ngợi một tên tội phạm chiến tranh độc tài là “một người vĩ đại” và là “một người tuyệt vời”. Ít nhất là khi tổng thống Franklin Roosevelt [được cho là] đã từng nói rằng, nhà độc tài Nicaragua Anastasio Somoza “có thể là một thằng chó đẻ, nhưng hắn là thằng chó đẻ của chúng ta”, ông đã có sự sáng suốt về mặt đạo đức để nhận diện nhà độc tài đó là người như thế nào, và sự khéo léo để làm như vậy sau cánh cửa đóng kín.
Trong khi Trump vay mượn từ trường phái chính sách đối ngoại của Mỹ của tổng thống Andrew Jackson, nổi tiếng với chủ nghĩa dân tộc cực đoan và sự ngờ vực các thể chế quốc tế, thì nhân vật lịch sử mà ông dựa nhiều nhất vào các ý tưởng (và khẩu hiệu) là Pat Buchanan. Từng là một nhân vật thiểu số bên cánh hữu Hoa Kỳ, là người từng viết diễn văn cho tổng thống Nixon và là ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đã đại diện cho cùng một bộ ba “Nước Mỹ trên hết” — chống nhập cư, chống can thiệp và chủ nghĩa bảo hộ — như Trump đang làm hiện nay. Trong thế giới mới mẻ và táo bạo của Nước Mỹ trên hết, nước Mỹ không còn đại diện cho niềm tin rằng nền dân chủ tạo ra đồng minh tốt hơn chế độ độc tài, rằng hành vi xâm lược lãnh thổ nên bị trừng phạt thay vì được khen thưởng, và rằng các liên minh là một tài sản chứ không phải là gánh nặng. Trong bài phát biểu tại Munich, Vance đã ủng hộ việc đưa các đảng cực hữu vào chính phủ các nước châu Âu, mà ông ta cáo buộc rằng [các nước châu Âu] đã gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với người dân của họ so với Nga hoặc Trung Quốc. Tất cả những điều này là kết quả của một chính sách đối ngoại hoàn toàn thiếu nguyên tắc đạo đức.
Việc từ bỏ đạo đức như một yếu tố trong các vấn đề đối ngoại cũng đánh dấu một bước ngoặt đối với đảng Cộng hòa. Tháng tới, đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Những người bảo thủ Mỹ đã từng chỉ ra rằng, sự kiện đó — cảnh hỗn loạn của những người Việt Nam tuyệt vọng chạy trốn khỏi cuộc tấn công của cộng sản đang đến gần, 2 triệu thuyền nhân đã trốn thoát, sự đàn áp khủng khiếp xảy ra sau đó đối với những người không trốn thoát — như một ví dụ đáng xấu hổ về những gì xảy ra khi Hoa Kỳ bỏ mặc đồng minh. Bất kể công trạng của sự tham gia của Mỹ vào cuộc xung đột đó là gì, hậu quả khủng khiếp của việc rút quân của Mỹ đã vang dội khắp khu vực. Trong vòng vài tháng, Lào và Campuchia đã rơi vào tay quân nổi dậy cộng sản, chứng minh cho “thuyết domino” bị chế giễu rất nhiều.
Việc Trump từ bỏ Ukraine có khả năng làm lu mờ những sự kiện này về quy mô địa chính trị và sự đau khổ cho con người. Nếu Ukraine bị buộc phải ký một thỏa thuận hòa bình mà không được cung cấp sự bảo đảm về an ninh rõ ràng, thì Tổng thống Nga Vladimir Putin cố gắng sáp nhập [Ukraine] một lần nữa, chỉ còn là vấn đề thời gian. (ND: Tác giả dùng chữ “Anschluss”, nói tới vụ Đức Quốc xã sáp nhập nước Áo ngày 12-3-1938, sự kiện quan trọng dẫn đến Thế chiến II). Nếu không có sự lãnh đạo của Hoa Kỳ ở Thế giới Tự do, một cuộc xâm lược như vậy có thể thành công trong việc lật đổ chính quyền Kyiv, dẫn đến hàng chục triệu người tị nạn và sự hiện diện quân sự lớn của Nga tại biên giới của một số nước thành viên NATO. Với sự bảo đảm an ninh tập thể của liên minh bị phá vỡ do những lời đe dọa tống tiền của Trump về việc không duy trì nó, NATO — liên minh quân sự thành công nhất trong lịch sử — về mọi mặt và mục đích sẽ chết, mở ra cánh cửa cho sự xâm lược của Nga ở châu Âu và những nơi khác.
Tìm kiếm những tia hy vọng, một số người hoài niệm về kỷ nguyên lãnh đạo toàn cầu của Mỹ vừa mới kết thúc, bám vào hy vọng rằng, mọi thứ sẽ trở lại bình thường khi một đảng viên Dân chủ hoặc Cộng hòa truyền thống chuyển đến phòng Bầu Dục. Mặc dù cuộc chiến về tương lai của chính sách đối ngoại bảo thủ vẫn đang diễn ra, nhưng không có sự quay trở lại như cũ. Không còn tin tưởng vào vị trí của mình dưới chiếc ô dù an ninh của Mỹ, các đồng minh lo lắng như Ba Lan và Nam Hàn đang tìm hiểu khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân. Ý tưởng “tự chủ chiến lược” của Pháp từng bị chế giễu – một cực của sức mạnh quân sự châu Âu độc lập với Hoa Kỳ – hiện là mục tiêu hàng đầu trong chương trình nghị sự trên khắp lục địa. Liên minh chia sẻ thông tin tình báo “Ngũ Nhãn” (Five Eyes) gồm Mỹ, Canada, Anh, Úc và New Zealand có thể thu hẹp lại thành “Tứ Nhãn” (Four Eyes), do thành viên mạnh nhất không đáng tin cậy.
Những gì đã xảy ra trong hai tuần cuối tháng 2 không thể xóa nhòa trong tâm trí của các đồng minh hoặc kẻ thù của Mỹ. Và trong một thế giới mà mọi người đều chỉ nghĩ cho bản thân mình, thì sự khác biệt giữa hai điều này [đồng minh và kẻ thù] là gì?
Câu chuyện tôi viết cách đây tám năm, kết thúc vào Ngày Chiến thắng với cảnh Putin tự hào duyệt binh trong một cuộc diễn hành quân sự lớn ở Quảng Trường Đỏ. Mặc dù Trump phủ nhận rằng ông ta sẽ tham gia lễ hội này năm nay, nhưng nếu ông có thể buộc Ukraine phải đạt được thỏa thuận, có thể ông ta không cưỡng lại được sự cám dỗ để vui mừng trong vai trò không xứng đáng của mình là người gìn giữ hòa bình toàn cầu.
Đứng cạnh Putin tại Moscow, ngầm công nhận sự sáp nhập lãnh thổ có vũ trang đầu tiên trên lục địa châu Âu kể từ Thế chiến II, cảnh tượng như vậy sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên mà ngày càng khó phân biệt đâu là sự thật, đâu là hư cấu.
_______
Tác giả: James Kirchick là tác giả của cuốn sách “Sự kết thúc của Châu Âu: Những nhà độc tài, những kẻ kích động và Thời kỳ đen tối sắp tới” (The End of Europe: Dictators, Demagogues, and the Coming Dark Age) và là cộng tác viên của Mạng lưới Phóng viên Toàn cầu Axel Springer.
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
QUAN ĐIỂM CỦA MỸ VỀ NHỮNG VÙNG LÃNH THỔ CỦA UKRAINE DO NGA CHIẾM ĐÓNG.
(Đây là một giả thuyết, tạo dựng - lấy từ phần 3 trong loạt bài KỊCH BẢN CHẤM DỨT CUỘC CHIẾN NGA - UKRAINE)
Sau khi nghe Đặc phái viên báo cáo, Trump cho họp Hội đồng An ninh Quốc gia.
Trump hỏi Tổng tham mưu trưởng về vai trò quân sự của Crimea đối với Nga và EU.
Ông ta nói:
- Từ thời Sa Hoàng nước Nga mạnh lên, muốn trở thành đế quốc cần có chiến lược hướng ra biển, Sa hoàng Piter tiến hành chiến tranh với Thụy Điển lấy được biển Baltic.
Nhưng biển Baltic không có mấy giá trị về thương mại, Piter nhân đà thắng lợi tuyên chiến với Ottoman để lấy Biển Azov, Biển Đen ra Địa Trung Hải…
Nước Nga thất bại trong cuộc chiến 200 năm với Ottoman, hai đế chế này cùng sụp đổ vì suy kiệt. Đây là nỗi đau và nhục nhã của nước Nga.
Cơ hội đến với Nga khi thế chiến thứ hai kết thúc, nhà nước Xô Viết mở rộng với 15 nước cộng hoà gọi là Liên Xô trong đó có Ukraine và Crimea thuộc về Liên Xô. Người Nga thực hiện được tham vọng ấp ủ và rửa được nỗi nhục truyền kiếp.
Liên Xô tan rã dù có Crimea, biển Azov chứng tỏ không có vị trí chiến lược nào thực sự quyết định vận mệnh của một quốc gia khi nền kinh tế suy kiệt.
Crimea trở về Ukraine sau khi Liên Xô giải thể, nước Nga lại rơi vào thế cô lập, không có đường ra biển.
Sau những biến động địa chính trị tại Ukraine và sự nhu nhược cũng như tầm nhìn hạn chế của các chính trị gia Mỹ và Tây Âu, Putin đã nhanh tay đưa quân lấy lại Crimea.
Động thái quyết đoán này của Putin đã kích động lòng tự tôn của người Nga, họ suy tôn Putin hơn cả Sa Hoàng Piter người đã thất bại trong chiến lược ra biển.
Đây là một thành quả mang tính biểu tượng của Putin nên Putin sẽ rất khó chấp nhận giải pháp trả lại Crimea cho Ukraine - Nó có ý nghĩa sống còn với chiếc ghế của Putin tại Kremlin.
Nói đến đây, ông ta đi đến tấm bản đồ lớn, dùng gậy chỉ vào và tiếp tục nói:
Xét về mặt quốc phòng Crimea đối với Nga thực sự không có giá trị bảo vệ an ninh cho Nga, đưa Nga ra biển lớn. Trái lại Crimea là một tử huyệt rất dễ bị tổn thương khi bị tấn công, cuộc chiến đang xảy ra ở Ukraine đã chứng minh điều này khi Ukraine gần như đã vô hiệu hoá được nó.
Crimea là một bán đảo nằm trong vịnh Azov, từ Azov còn phải qua Biển Đen, qua Vịnh Bóphorus do Thổ Nhĩ Kỳ một thành viên của NATO kiểm soát mới ra được Địa Trung Hải...
Nga muốn cung cấp hậu cần cho Crimea chỉ có đường duy nhất thông qua chiếc cầu Kerch, đây là tử huyệt thứ hai với Crimea.
Đối với Châu Âu, Crimea chỉ có tầm quan trọng khi Ukraine rơi vào tay Nga.
Crimea chỉ có giá trị về mặt kinh tế với Ukraine, đây là cửa biển đưa hàng hoá của Ukraine ra bên ngoài, sẽ khó khăn cho Ukraine khi bị hải quân Nga khống chế, điều này chỉ có ý nghĩa chiến thuật có thể giải quyết trong một chiến lược tổng thể sau này, bằng các thỏa thuận giữa Nga với EU và Ukraine.
Trump và các thành viên trong Hội đồng An ninh quốc gia chăm chú lắng nghe phần thuyết trình của Tổng tham mưu trưởng, Trump chỉ tay mời Bộ trưởng ngoại giao cho ý kiến.
Ông ta nói:
- Điều này cần phải nói rõ cho đồng minh Châu Âu và Ukraine hiểu thêm, để họ ra được những quyết định đúng đắn, có thể rất khó khăn trong quyết tâm chính trị của họ, đặc biệt là Ukraine.
Đến đây Trump dường như không muốn nghe thêm nữa, ông nói:
- Putin và những kẻ độc tài họ luôn đặt sự tồn tại lợi ích quốc gia trong sự tồn tại quyền lực cá nhân, Putin khó nhả Crimea dù nó chẳng có ý nghĩa gì với nước Nga vĩ đại mà ông ấy rêu rao. Ông ta cần ôm lấy nó thì để cho ông ấy.
Vấn đề là Ukraine, chúng ta không thể bán đứng họ, ta phải cương quyết giải pháp Nga thuê lại quân cảng ở Crimea, trước mắt hãy cứ để Nga hiện diện tại đó.
Điều này cần phải có sự đồng thuận, quyết tâm cao với đồng minh EU.
Các phần lãnh thổ khác của Ukraine bị Nga chiếm đoạt, ở đấy có rất nhiều tài nguyên đúng không? Ta sẽ làm việc với Ukraine hợp tác khai thác, đó là tín hiệu nhắc Putin đừng có tham vọng, xem phản ứng của ông ấy.
Tuần tới chúng ta sẽ làm việc với họ, rất khẩn trương và tích cực, còn phải nghĩ đến đối tác Bắc Kinh… hai tháng phải kết thúc, trước khi gặp ông bạn Tập Cận Bình- Trump nói đùa, trong tiếng cười lớn của các thành viên tham dự.
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
PHẦN 10
“Không có kẻ thù mãi mãi, không có bạn bè mãi, chỉ có lợi ích quốc gia là mãi mãi “
Winston Leonard Spencer-Churchill.
EU, UKRIANE KHÔNG CẦN MỸ?
-CƠ HỘI ĐẾN VỚI PUTIN.
Crime bị Nga chiếm đoạt, quân đội Nga đã vào Donbas bảo vệ cho các phần tử ly khai gióng lên hồi chuông báo động cho châu Âu. Ukraine kêu gọi Mỹ và phương Tây khẩn cấp kết nạp họ vào NATO, gia nhập EU.
Châu Âu bị phân hóa, Ba Lan và các nước Baltic ra tuyên bố ủng hộ Ukraine nhưng Pháp và Đức là hai trụ cột của châu Âu tỏ ra lưỡng lự, Hungary phản đối ra mặt.
Các nhà lãnh đạo châu Âu mập mờ về việc kết nạp Ukraine vào NATO, EU, họ không muốn làm Putin tức giận.
Truyền thông cánh tả đang thống trị bộ máy tuyên truyền tại châu Âu và Mỹ liên tục truyền đi tin tức về sự khủng hoảng năng lượng tại châu Âu nếu chiến tranh xảy ra, viễn cảnh về “một mùa đông băng giá và chết tróc” phủ bóng lên nền chính trị châu Âu càng làm cho các nhà lãnh đạo châu Âu tin rằng, cần một giải pháp chính trị bằng ngoại giao thông qua các cuộc thảo luận trực tiếp với Putin.
Ngoại giao là điều cần thiết, nhưng lãnh đạo châu Âu lại quá tự tin vào nó mà không nghĩ rằng nếu thất bại chắc chắn Nga sẽ tiến hành tấn công Ukraine ngay lập tức vì không có một cơ chế nào kích hoạt sự hiện diện quân sự của NATO và EU tại chiến trường.
Putin nắm bắt được tình hình, dựa vào lời kêu gọi khẩn cấp của Ba Lan, và các quốc gia Baltic (những nước đã từng là nạn nhân của Nga trong lịch sử) yêu cầu đưa Ukraine gia nhập NATO.
Tháng 12/2021 Nga đã đồng thời gửi 2 bản đề xuất an ninh đến Mỹ và NATO, trong đó yêu cầu khối quân sự cam kết bằng văn bản về việc ngừng mở rộng về phía Đông và không kết nạp Ukraine.
Moscow muốn NATO rút toàn bộ binh sĩ và vũ khí khỏi những nước gia nhập liên minh sau năm 1997. Nga đồng thời kêu gọi hai bên rút tên lửa tầm ngắn và tầm trung khỏi biên giới của nhau, bước được mô tả là nhằm thay thế Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà Mỹ rút khỏi vào năm 2018.
Sau hơn một tháng Mỹ và NATO mới phản hồi thư của phía Nga.
Ngày 27/1/2020 Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận nước này đã phản hồi bằng văn bản tới Nga về các đề xuất an ninh mà Moscow đưa ra hồi tháng trước, trong đó nhấn mạnh khối NATO sẽ không đóng cửa trước nguyện vọng gia nhập của bất cứ quốc gia nào. “Chúng tôi đã tuyên bố rõ nhất có thể. Cánh cửa của NATO luôn rộng mở, đó là cam kết của chúng tôi”
Ngay sau thông điệp của Mỹ, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg xác nhận NATO cũng đã gửi văn bản trả lời Nga. Ông Stoltenberg cho biết, NATO “sẽ không thỏa hiệp” với Nga về chính sách mở rộng về phía Đông bởi điều đó mâu thuẫn với “nguyên tắc cốt lõi” của khối. Theo lời quan chức NATO, quyết định trên được toàn bộ 30 thành viên liên minh ủng hộ.
Putin chỉ cần có vậy, và hành động ngoại giao cuối cùng của Putin trước khi phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine chỉ là thủ đoạn nghi binh đánh lừa đối thủ.
Ngày 26/1 Nga đã cử phái đoàn cấp cao tới thủ đô Paris của Pháp nhóm họp cùng các quan chức Pháp và Đức theo định dạng Bộ tứ Normandy về cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Bất chấp căng thẳng hiện hữu, hội nghị đã kết thúc với một tuyên bố chung, trong đó Moscow và Kiev cùng thống nhất rằng tất cả các bên liên quan cần tuân thủ lệnh ngừng bắn ở Đông Ukraine theo tinh thần thoả thuận Minsk đạt được năm 2014.
Tổng thống Pháp Macron còn tự tin về một giải pháp chính trị ngằm ngăn chặn xung đột, đã bay đến Moscow đàm phán với Putin.
Trước khi đến Moscow, Macron nói:
- Bình thường hóa tình hình quốc tế mà không đối thoại với Nga là không khả thi. Chúng ta cần bảo vệ những người anh em châu Âu, xây dựng cân bằng mới để giữ hòa bình và chủ quyền. Cần làm điều này với sự tôn trọng dành cho Nga, thấu hiểu được những vết thương của quốc gia vĩ đại này.
Ngày 7-8/2/2022 Macron đến Moscow (15 ngày sau Nga tấn công Ukraine -24/2/2022).
Cuộc hội đàm giữa Putin và Macron bắt đầu từ chiều tối ngày 7 và kết thúc sáng ngày 8-2, kéo dài hơn 6 tiếng.
Ngay phần mở đầu, Putin lập tức nhấn mạnh yêu cầu NATO phải đảm bảo an ninh cho Nga, rồi sau đó Matxcơva mới xem xét đến tình hình nước láng giềng Ukraine.
Putin khẳng định cam kết không mở rộng từ khối quân sự này là "vấn đề sống còn với Nga".
Putin cảnh báo nếu Ukraine tham gia NATO rồi sau đó dùng vũ lực để lấy lại Crimea, các quốc gia châu Âu sẽ bị kéo vào xung đột vũ trang với Nga ngoài ý muốn.
"Các ông thậm chí sẽ không đủ thời gian để chớp mắt. Ngài tổng thống, đương nhiên, không muốn điều này, và tôi cũng không muốn. Trong cuộc chiến tranh đó sẽ không có người chiến thắng", Putin nói với Macron.
Ngược lại, Macron chẳng đưa ra được ý tưởng nào rõ ràng, ngoài những câu nói vô nghĩa “Quan điểm của châu Âu và Nga rất khác nhau, cần thương thảo và xây dựng một trật tự an ninh, ổn định mới cho châu lục”.
Macron đặt vấn đề, các bên nên tuân thủ thỏa thuận Minsk, và Putin đã không kìm được sự phấn khích với đề xuất ngây ngô này của Macron, vì thỏa thuận Minsk chẳng có lãnh đạo nhà nước Nga nào ký. Và trên thực tế nó đã không còn giá trị khi quân đội Nga đã bình định xong những vùng đất ở Donbas
Putin nói một cách bóng bẩy: "Thích hay không thích - hãy kiên nhẫn, người đẹp tôi ơi".
Macron trở về Pháp, giới chuyên gia nhận định, khả năng xảy ra một cuộc xung đột mới ở Ukraine là rất thấp, bởi phía Nga luôn kiên quyết khẳng định họ không có ý định tấn công quốc gia láng giềng.
Nga bắt đầu triển khai quân áp sát biên giới Ukraine lấy danh nghĩa tập trận cùng với Belarus.
Mỹ cảnh báo Nga sẽ thực sự tấn công Ukraine vào mùa xuân 2022, một số quan chức Mỹ tin rằng Nga đã tăng lực lượng ở gần biên giới Ukraine và đạt 70% sức mạnh cần thiết cho chiến dịch tấn công tổng lực.
Họ dự đoán cuộc tấn công xảy ra vào khoảng giữa tháng hai, khi mặt đất đóng băng hoàn toàn tạo điều kiện cho các phương tiện cơ giới của quân đội Nga di chuyển dễ dàng.
Mỹ và châu Âu đáp trả bằng cuộc tập trận chung nhằm cảnh báo Nga, đó là một hành động đáp trả như thường lệ, và không phải là một kế hoạch tác chiến cụ thể liên quan đến chiến dịch tấn công của Nga vào Ukraine.
NATO, và EU đều không muốn một cuộc chiến với Nga, tư tưởng này đã chi phối các suy nghĩ khiến họ không nhận ra sự nguy hiểm của Putin- hơn nữa sự lệ thuộc vào năng lượng của Nga và sự không nhất quán trong nội bộ đã đưa Putin đến sự phiêu lưu về quân sự, điều đáng lẽ không thể xảy ra, nếu các chính trị gia Mỹ và Phương Tây sớm đưa quân vào Ukraine mà không cần những thủ tục pháp lý về việc đưa Ukraine vào NATO, và trang bị tốt hơn cho quân đội Ukraine.
Ngày 24/2/2022 Nga tấn công Ukraine nói là bất ngờ không hoàn toàn đúng, nhưng rõ ràng châu Âu và NATO không có một kế hoạch cụ thể nào sẵn sàng đáp trả và hoàn toàn bị động.
Ukriane đã kiên cường chống trả với một đội quân Nga quá tin tưởng vào sức mạnh và đánh giá thấp đối thủ.
Putin rất thông minh và tài giỏi, nhưng tử huyệt kiêu ngạo và sự yếu kém trong hậu cần, cũng như lạc hậu trong tác chiến điện tử, phối hợp binh chủng đã đưa quân Nga vào thế xa lầy trong cuộc chiến chớp nhoáng…
(Còn tiếp)
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.