R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Trung Quốc vào khúc quanh
Trung Quốc Vào Khúc Quanh
Việt Long & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2011-01-05
Kết thúc loạt tổng kết về kinh tế Trung Quốc, mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tŕnh bày những xoay chuyển mà nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa gọi là "Khúc quanh của Trung Quốc".
Việt Nam có thể rút tỉa những kinh nghiệm ǵ từ quốc gia láng giềng rất có ảnh hưởng này? Xin quư thính giả theo dơi phần trao đổi do Việt Long thực hiện sau đây.
Rủi ro và bất ổn trong khúc quanh kinh tế Trung Quốc
Việt Long: Trong loạt tổng kết về kinh tế Trung Quốc, từ giữa tháng 12 ông có tŕnh bày cho thính giả một cách lượng giá kinh tế xứ này qua kỹ thuật thống kê rất đặc thù mà khó tin của họ để nói về những "cái nhất" của Trung Quốc trước khi phân tích lư do v́ sao xứ này đang cần cải cách sau ba chục năm mở cửa. V́ ảnh hưởng mọi mặt của Trung Quốc đối với Việt Nam, xin đề nghị là kỳ này ông sẽ kết thúc về những ǵ mà Việt Nam cần chú ư.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Về một quốc gia láng giềng rất lớn và có ảnh hưởng thực tế là áp đảo đối với Việt Nam, tôi nghĩ là chúng ta sẽ c̣n phải thường xuyên theo dơi, t́m hiểu và cập nhật, chứ không nên tự giới hạn riêng vào một lănh vực là kinh tế. Trên đại thể th́ tôi thiển nghĩ rằng sau ba chục năm mở cửa - tức là từ thời Đặng Tiểu B́nh tiến hành cải cách vào năm 1979 - kinh tế Trung Quốc đang đi vào khúc quanh quan trọng với khá nhiều rủi ro v́ những bất trắc của họ. Cho nên kỳ này, ta sẽ tạm kết luận về khúc quanh đó.
Việt Long: Ngày 19 tháng Giêng, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ chính thức thăm viếng Hoa Kỳ, với một phái đoàn doanh gia rất hùng hậu. Kể từ năm 2006 đến nay, đây là lần đầu tiên mà lănh đạo Trung Quốc có thượng đỉnh song phương với lănh đạo Mỹ ngay trên đất Mỹ. Trong dịp này, ông Hồ Cẩm Đào có thể thăm viếng một số cơ xưởng tại Hoa Kỳ có tiền đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc, điều ấy có là chỉ dấu về một khúc quanh của xứ này hay không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Ta không quên là năm qua, lănh đạo Trung Quốc đă thăm viếng các nước như Pháp, Ấn Độ, Cộng hoà Hồi quốc Pakistan và dự lễ kư kết nhiều hợp đồng trị giá tới 60 tỷ Mỹ kim với ba xứ đó. Rồi tuần này, Phó Thủ tướng Lư Khắc Cường c̣n thăm ba nước Âu châu trong tám ngày, với hy vọng tung tiền mua lại một số khoản nợ của Âu châu để có thể cứu nguy cho đồng Euro. Ông Lư Khắc Cường là một kinh tế gia và có khả năng sẽ làm Thủ tướng từ đầu năm 2013 trở đi trong ṿng 10 năm tới.
Với dự trữ ngoại tệ gần bằng 2.700 tỷ Mỹ kim, Trung Quốc có nhiều khả năng tác động về kinh tế và ngoại giao chứ không c̣n là một xứ lạc hậu đang cần đầu tư và kỹ thuật của các nước công nghiệp hoá như trước. Việc doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đầu tư ngược vào Mỹ thật ra không nhiều và chưa đáng kể, nhưng cũng phần nào là một chỉ dấu có ư nghĩa.
Tuy nhiên, xuyên qua mấy việc ấy, ta nên thấy ra sự chuyển hướng là kinh tế Trung Quốc đang đổi từ h́nh thái sản xuất hàng hóa chế biến qua h́nh thái khác, với tỷ trọng cao hơn của các khu vực dịch vụ hay tài chính, tương tự Nhật Bản cách đây 40 năm hay Nam Hàn và Đài Loan cách đây 20 năm.
Khi ấy, Trung Quốc sẽ không thể đạt tốc độ tăng trưởng rất cao như hiện nay và nền kinh tế ta gọi là "đi xe đạp" mà chậm lăn bánh th́ sẽ gặp vấn đề với ít ra là 500 triệu dân vẫn c̣n bần cùng và chưa ra khỏi trạng thái kinh tế nông nghiệp. Ưu thế dân số đông khiến xứ này là cường quốc kinh tế vượt qua Đức hay Nhật Bản sẽ lại thành nhược điểm về xă hội và là bài toán cho thế hệ lănh đạo thứ năm kể từ sau Đại hội 18, từ đầu năn 2013 trở đi. Mâu thuẫn là ở đó.
Việt Long: Nếu ta hiểu cho đúng th́ chính là vào khúc quanh này mà các mâu thuẫn chồng chất bên trong Trung Quốc có thể phát tác và gây bất ổn nội bộ lẫn rủi ro về đối ngoại cho xứ khác?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy v́ Trung Quốc có rất nhiều mâu thuẫn nội tại.
- Thứ nhất là mâu thuẫn về địa dư h́nh thể mà ḿnh đă phân tích rất nhiều lần v́ có thể dẫn tới nội loạn như đă từng xảy ra trong lịch sử xứ này.
- Thứ hai là mâu thuẫn về quyền lợi và nhận thức giữa các thành phần lănh đạo tại trung ương và các địa phương ở ngay trong hệ thống chính trị.
- Thứ ba là mâu thuẫn giữa sinh hoạt kinh tế thị trường vốn đ̣i hỏi tự do và minh bạch với chế độ chính trị độc đảng phủ chụp lên trên.
- Thứ tư là mâu thuẫn trong cách nh́n của các phần tử ưu tú trong và ngoài đảng về vị trí của Trung Quốc xuất phát từ mặc cảm tự ti và tự tôn trong lịch sử với yêu cầu hiện đại của một thế giới hội nhập và liên lập là phải có sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Chúng ta sẽ c̣n phải trở lại những mâu thuẫn đó v́ chúng ảnh hưởng tới an ninh của Việt Nam. Trong bài tổng kết kỳ này, tôi chỉ xin nói riêng về loại thách đố kinh tế trước mắt.
Thách đố trong kinh tế và chính trị
Việt Long: Thách đố đầu tiên là những ǵ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Chúng ta cần trở lại hai khía cạnh rất dễ gây lẫn lộn về nhận thức khi phải đánh giá. Thứ nhất là khía cạnh "chu kỳ" là những thăng trầm khách quan của kinh tế quốc gia hay quốc tế; thứ hai là khía cạnh cơ cấu nằm sâu bên trong một hệ thống kinh tế chính trị.
Sau một giai đoạn tăng trưởng đều, kinh tế thế giới trôi vào chu kỳ suy trầm khởi sự từ nước Mỹ vào năm 2008, mà không chỉ v́ Hoa Kỳ, và quan hệ kinh tế giữa các nước phải điều chỉnh để thích ứng. Nôm na là hết c̣n t́nh trạng các nước công nghiệp hóa cứ vay tiền và nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Trung Quốc có bị hiệu ứng như vậy nên đă phải lật đật đối phó.
Họ ráo riết tăng chi để đầu tư và ào ạt bơm tín dụng để kích thích sản xuất hầu nền kinh tế xe đạp khỏi bị đổ khi xuất khẩu bị co cụm. Việc ấy lại trùng hợp với một chu kỳ về chính trị xin gọi là "xởi nởi lạc quan", cứ năm năm lại ráo riết đầu tư khi chuẩn bị Đại hội đảng và kế hoạch kinh tế năm năm tới. Nhờ vậy mà khi cả thế giới bị sa sút kinh tế xứ này tăng trưởng mạnh trong hai năm qua và cũng v́ vậy mà lănh đạo Việt Nam có thể đánh giá sai về ưu điểm của mô h́nh phát triển Trung Quốc.
Việt Long: Bây giờ, biện pháp kích thích bất thường đó coi như đă đi hết sự vận hành của nó và Trung Quốc phải trở lại với bài toán về cơ cấu, tức là phải chuyển hướng vào khúc quanh, như ông vừa tŕnh bày?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy v́ chu kỳ đ́nh đọng vừa qua đă đẩy lui yêu cầu cải cách thêm hai năm và c̣n khiến kinh tế bị nguy cơ lạm phát. Trong tương lai trước mắt, kinh tế xứ này sẽ bị một lúc hai chuyện đáng ngại. Đó là lạm phát, kể cả lạm phát v́ thương phẩm thế giới sẽ lên giá khi kinh tế hồi phục và sự giảm đà tăng trưởng, sẽ không măi măi là 9-10% như trước. Mà dưới 8% là họ gặp nguy cơ động loạn xă hội như chúng ta đă tŕnh bày nhiều lần.
Tức là khi Đại hội đảng nhóm họp vào tháng 10 năm 2012 như họ dự tính th́ t́nh h́nh kinh tế lại bớt sáng sủa, mà xứ này sẽ có nền sản xuất vừa công nghiệp hóa vừa dịch vụ với năng suất kém trên một nền móng thật ra vẫn c̣n nông nghiệp lạc hậu hay nông thôn quá đông đúc. Trong cái khúc quanh ngặt nghèo đó, sai lầm về chính sách kinh tế rất dễ xảy ra v́ dù sao hệ thống quản lư kinh tế vĩ mô của họ vẫn c̣n quá sơ sài. Cho nên sau 30 năm mở cửa để công nghiệp hóa, mặt trái của lối biểu dương khí thế rất hào hùng đáng nể với thế giới là rất nhiều thách đố đáng sợ ở bên trong.
Việt Long: Dù ông có thể chỉ muốn tập trung vào đề mục kinh tế, ta vẫn phải nh́n thấy sức bành trướng rất mạnh của Trung Quốc trong thời gian qua. Một ngẫu nhiên vào dịp cuối năm là việc báo chí Nhật và giới chức quân sự Mỹ cùng nói đến mối đe dọa quân sự của Trung Quốc, thí dụ như đ̣i khống chế toàn cơi Đông hải. Chuyện kinh tế sẽ ảnh hưởng thế nào tới mối nguy này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Với sức mạnh kinh tế mới có, lănh đạo Trung Quốc có thể hiện đại hóa quan niệm chiến lược của họ về "khu vực trái độn". Xưa kia, đây là một khái niệm pḥng thủ bao trùm lên các vùng phiên trấn mà họ chiếm đóng, như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông và khu vực gọi là Măn Châu sát tới bán đảo Triều Tiên. Bây giờ, vùng trái độn ấy mở rộng ra ngoài, ra tới "biển xanh lục" là khu vực cận duyên, gồm có cả cái "lưỡi ḅ" ngoài Đông hải của Việt Nam.
V́ lần đầu tiên trong lịch sử phải giao thương với bên ngoài để phát triển kinh tế, từ hai chục năm nay, Trung Quốc muốn trở thành đại cường hải dương thay v́ là một cường quốc đại lục như trong quá khứ và động thái ấy tất nhiên gây e ngại cho các quốc gia khác.
Với nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại, lănh đạo xứ này có thể t́m đường tắt bằng siêu kỹ thuật điện tử để giành thế mạnh trong tương quan lực lượng với xứ khác, thí dụ như hoả tiễn đạn đạo chống lại các chiến hạm Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, Trung Quốc không hề có truyền thống hải quân như nhiều cường quốc khác, thí dụ là Liên bang Nga, Nhật Bản hay Hoa Kỳ và phải mất nhiều thập niên nữa mới tiến tới vị trí thật sự đáng ngại cho các lân bang. Tôi có thể lạc quan về cách nh́n này, nhưng lại rất bi quan khi chú ư đến khía cạnh khác ở bên trong.
Việt Long: Khía cạnh đó là ǵ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trung Quốc đang ráo riết đầu tư vào hạ tầng chuyển vận bên trong để khai thông các khu vực xưa kia nằm sâu trong đất liền, như Nội Mông, Tân Cương, Trung Á và gần đây nhất là Tây Tạng qua việc họ đào đường hầm xuyên qua Hy Mạ Lạp Sơn để trổ ra tiểu bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, kết hợp với các dự án khai phá tại Pakistan để khống chế cả Ấn Độ dương. Trung Quốc đang muốn sửa lại cả địa dư h́nh thể của lănh thổ và sẽ có ảnh hưởng địa dư chính trị với các lân bang, nhất là các nước nghèo yếu lạc hậu mà họ dễ mua chuộc.
Song song, việc phát triển các khu vực kinh tế tại biên giới của Quảng Tây và Vân Nam với Việt Nam và những dự án đang thực hiện trên lănh thổ Việt Nam cho thấy Việt Nam gặp nguy cơ rất lớn mà lại không có sức mạnh như Ấn Độ hay Nhật Bản.
Nếu Trung Quốc bị nội loạn trong khúc quanh trước mắt th́ Việt Nam sẽ bị họa lây. Nếu họ vượt qua được khó khăn này th́ Việt Nam lại càng không yên lành và trôi dần vào trật tự Trung Hoa.
Câu kết luận là khi thấy Trung Quốc chuẩn bị Đại hội đảng cho khóa 18 và đă bắt đầu tuyển chọn nhân sự lănh đạo các tỉnh để sau này là thế hệ thứ sáu sẽ lănh đạo quốc gia trong 10 năm tới, mà lại nh́n vào cách đảng Cộng sản Việt Nam bước vào Đại hội khóa 12 trong mươi ngày nữa th́ chúng ta không thể yên tâm được. Vấn đề Trung Quốc của thế giới th́ các nước khác có thể cùng phối hợp để ứng phó chứ vấn đề Trung Quốc của Việt Nam lại nằm ngay trong đảng Cộng sản Việt Nam cho nên t́nh h́nh quả thật là rất đáng lo ngại. Đáng lo nhất chính là sự dửng dưng và lạc quan của nhiều người ở trong nước trước sự lănh đạo kỳ lạ của đảng Cộng sản!
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
|