Việt Nam Giúp TQ Xuất Khẩu Vào Hoa Kỳ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-31-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Việt Nam Giúp TQ Xuất Khẩu Vào Hoa Kỳ

Gường tủ Trung Quốc bán vào Mỹ với nhăn hiệu Việt Nam...

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, Trung Quốc ào ạt xuất khẩu hàng hóa với giá cực rẻ vào thị trường Hoa Kỳ, kể cả bàn ghế giường tủ trong pḥng ngủ. Chỉ vài năm sau, kỹ nghệ sản xuất đồ gia dụng trong pḥng ngủ của Mỹ bị điêu đứng nên đă phản công. Doanh nghiệp Mỹ vận động Bộ Thương mại cùng Hội đồng Thương mại Quốc tế của Hoa Kỳ trừng phạt các doanh nghiệp Trung Quốc tội cạnh tranh bất chính v́ bán phá giá. Từ đầu năm 2005, Mỹ áp đặt thuế biểu nhập nội rất nặng trên một số doanh nghiệp. Cuối năm ngoái, biện pháp này lại được tái tục mà vẫn chẳng giúp ǵ cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Họ vẫn phải sa thải nhân viên hoặc bị đóng cửa, trong khi đồ gỗ của Trung Quốc vẫn đổ vào Mỹ, nhưng với thương hiệu “Made in Việt Nam”! Xin quư thính giả theo dơi cuộc trao đổi của Trọng Nghĩa với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về câu chuyện ly kỳ mà lư thú này.


Trọng Nghĩa: Xin kính chào anh Nxnghĩa. Thưa anh, nhật báo The Washington Post tại thủ đô Mỹ trong số ra ngày 23 tháng 6 vừa qua có một bài viết về chuyện doanh nghiệp Trung Quốc vượt hàng rào quan thuế của Hoa Kỳ để bán vào Mỹ đồ gỗ trong pḥng ngủ nhưng là sản phẩm mà các doanh nghiệp này chế tạo tại Việt Nam. Anh có đọc bản tin đó, xin anh cho biết về bối cảnh vấn đề và v́ sao lại có chuyện lạ như vậy.

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi có đọc bản tin đó theo dơi vấn đề này nên thấy rằng chúng ta có một truyện ngụ ngôn với khá nhiều kết luận ly kỳ!

- Về bối cảnh th́ Trung Quốc có nhập cảng gỗ tốt của Mỹ và doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Hoa lục t́m nhân công rẻ để chế biến đồ gia dụng trong pḥng ngủ, mà ta cứ gọi là giường tủ cho tiện. Các doanh nghiệp Trung Quốc và cả Đài Loan cũng học mẫu mă kiểu dáng mà chế biến loại hàng này bán qua Mỹ. Khi cạnh tranh không nổi với giường tủ từ bên Tầu, một số doanh nghiệp Hoa Kỳ mới kiện lên bộ Thương mại và vận động biện pháp trừng phạt bằng cách nâng mức thuế nhập nội trên hàng hóa của một số doanh nghiệp - chứ không phải là tất cả mọi loại giường tủ bán vào Hoa Kỳ.

- Doanh nghiệp nào mà muốn thoát "sổ đen" th́ phải chi tiền cho các luật sư Mỹ trong hiệp hội các doanh nghiệp giường tủ Hoa Kỳ khi hàng năm họ duyệt danh sách các công ty đáng bị phạt. Từ năm 2006 đến 2009, số tiền lót tay đó cũng lên tới 13 triệu đô la chứ không ít. Thật ra, đấy chỉ là một h́nh thức bảo hộ mậu dịch kèm theo một vụ làm tiền hơi thô, dù rằng tới 60% lượng hàng loại này bán vào Hoa Kỳ lại là do các doanh nghiệp Mỹ lập ra tại Hoa lục.

Trọng Nghĩa: Như vậy, không phải là tất cả giường tủ vào Mỹ đều phải vượt qua một hàng rào quan thuế cao hơn? Sau đó th́ kết quả ra sao?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Kết quả của biện pháp bảo hộ đó vẫn không bảo vệ được kỹ nghệ sản xuất giường tủ tại Mỹ. Nhiều xí nghiệp phải đóng cửa và số nhân lực cho ngành này vẫn giảm phân nửa so với trước đây nên cuối năm ngoái, họ xin tái tục biện pháp này thêm năm năm nữa.

- Bây giờ, ta chạy sang phía Trung Quốc. Các doanh nghiệp Trung Quốc bị thiệt nên lập hội và gom tiền làm quỹ tranh đấu, tức là cũng tung tiền vào Mỹ - dĩ nhiên là trả cho người Mỹ - để vận động hàng lang tại thủ đô Hoa Kỳ và qua các công ty phân phối của Mỹ. Rốt cuộc th́ các luật sư về thương mại Mỹ có lợi ở cả hai đầu nhờ chuyện vận động và kiện cáo này. Đó là một kết luận khác của truyện ngụ ngôn.

- Chuyện ly kỳ hơn thế là nhiều doanh gia Hoa lục thấy rằng Trung Quốc là "quốc gia đối tượng" - tức là có vấn đề về ngoại thương nên bị rà soát và hạn chế trong xuất cảng. Mà doanh nghiệp của họ cũng thuộc "diện đối tượng" v́ bị thuế biểu rất cao. Họ xoay cách khác, là nh́n vào một quốc gia không thuộc diện đối tượng ở ngay bên kia biên giới của Quảng Đông, Quảng Tây. Đó là Việt Nam. Họ đem tiền và thiết bị vào đầu tư trong một xứ có nhân công c̣n rẻ hơn thợ thuyền Quảng Đông, để sản xuất giường tủ bán qua Mỹ dưới nhăn hiệu "Made in Việt Nam". Tức là Việt Nam giúp Trung Quốc vượt lưới chặn của Hoa Kỳ để xuất khẩu gường tủ vào Mỹ!

- Kết quả th́ số xuất khẩu giường tủ Trung Quốc vào Mỹ giảm mạnh tới gần một tỷ, số giường tủ của Việt Nam tăng mạnh, từ hơn 150 triệu nay lên tới gần một tỷ. C̣n số nhập khẩu của Mỹ vẫn tăng, từ 58% của thị trường trước khi áp thuế chống bán phá giá nay lên tới 70%.

Trọng Nghĩa: Đó là câu chuyện đấu tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ với hiệu ứng bất ngờ đối với Việt Nam. Nhưng nh́n từ quan điểm về quyền lợi của Việt Nam th́ anh thấy thế nào?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Như mọi khi và trong khá nhiều lănh vực, Việt Nam lại làm lợi cho Trung Quốc mà vẫn tưởng rằng ḿnh khôn hơn Mỹ! Một thí dụ cụ thể trong thương mại là đạt xuất siêu với Mỹ bao nhiêu th́ bị nhập siêu với Trung Quốc bấy nhiêu.

- Có lẽ Việt Nam chuộng h́nh thức hơn thực chất, ưa thành tích biểu kiến hơn kết quả đích thực. Năm kia, chương tŕnh của chúng ta có nói đến việc Liên hiệp Âu châu than phiền Việt Nam xuất cảng xe đạp thực ra được sản xuất tại Trung Quốc đem về dán nhăn. Chỉ là để ăn tiền lẻ. Về nông sản, ta nhập hột điều về bán lại cho thiên hạ và lănh đạo khoe ḿnh là đại gia về hột điều. Cũng về nông sản, Việt Nam xuất khẩu kỷ lục trong khi nhiều người dân phải ăn gạo Cam Bốt tuồn qua biên giới đổi lấy xăng dầu bán lậu qua Miên v́ xăng của ta được trợ giá nên rẻ hơn xăng Cam Bốt. Trong ngành gỗ và đồ gia dụng, Việt Nam nhập rất nhiều gỗ loại tốt của Hoa Kỳ và cả Âu Châu rồi chế biến và bán ra ngoài mà cứ coi đó là thành tích xuất cảng của ḿnh. Phần xuất cảng chỉ là nhân công, chứ rừng Việt Nam bị xâm hại và có c̣n khả năng cung cấp gỗ nữa đâu? Những chuyện phi lư và đau ḷng như vậy, kể sao cho xiết? Có khi ḿnh phải cần một chương tŕnh riêng cho chuyện này.

Trọng Nghĩa: Nhưng nếu mà báo chí Hoa Kỳ đă nói đến việc này th́ Chính quyền Mỹ hiển nhiên cũng biết t́nh trạng luồn lách đó . Thế chính sách của Hoa Kỳ ra sao đối với Việt Nam?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nh́n trên tổng thể th́ Hoa Kỳ có chính sách ưu đăi Việt Nam về rất nhiều mặt, từ ngoại giao, thương mại đến giáo dục hay di trú và nhiều chuyện khác nữa.

- Tôi thiển nghĩ rằng nếu biết vậy th́ lănh đạo tại Việt Nam phải có kế hoạch khai thác ưu thế đó cho kinh tế và xă hội Việt Nam, và ngăn ngừa việc doanh nghiệp Việt Nam dọn cỗ cho người khác ăn. Nhất là khi người khác đó lại đang gây vấn đề cho Việt Nam ngoài Đông hải!

- V́ vậy, có lẽ Việt Nam nên rà soát lại việc buôn bán với Trung Quốc, nhất là những nghiệp vụ trao đổi tự phát tại biên giới, để có chính sách công khai và công bằng. Nhưng với điều kiện là một số Trung ương Ủy viên đừng chống lại việc đó v́ sợ gây thiệt hại cho Trung Quốc! Sau cùng, nếu xuất khẩu giường tủ vào Mỹ là có lợi th́ tại sao ta không kết hợp với nhà nhập khẩu hay đầu tư Hoa Kỳ để thực hiện lấy việc đó mà phải nhờ doanh nghiệp Trung Quốc, ḿnh có học được công nghệ ǵ cao siêu của họ đâu?
Trọng Nghĩa: Anh mở đầu bằng cách ví von là một truyện ngụ ngôn. Anh có thể rút ra vài câu cách ngôn về truyện đó không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Truyện ngụ ngôn ở đây là "Thằng c̣ng làm cho thằng ngay ăn".
- C̣n về kết luận th́ thứ nhất, phản ứng bảo hộ mậu dịch là bất lợi cho đôi bên, chỉ có lợi cho kẻ xúi giục. Thứ hai, kinh tế thị trường cũng như... thủy lợi. Ngăn nước nơi này th́ nước chảy nơi khác, nếu không khéo th́ ta chỉ lănh bùn và phèn chua! V́ có ngày các doanh nghiệp Mỹ lại vận động để đưa Việt Nam vào thành phần đối tượng....

Trọng Nghĩa và Nguyễn Xuân Nghĩa RFI
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	46
Size:	7.1 KB
ID:	289633
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 08:50.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07161 seconds with 12 queries