R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
Khi người trồng lúa thu nhập chỉ 1 USD/ngày
Trong hai ngày 13 và 14.6.2011, tại TP Cần Thơ, Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo với chủ đề “Lúa gạo, nông dân, phát triển nông thôn ở Việt Nam từ tăng trưởng thành công đến thịnh vượng bền vững”.
Xuất khẩu gạo nhiều nhưng nông dân vẫn nghèo nhất xă hội
Nông dân ĐBSCL làm ra lúa nhưng vẫn nghèo. Ảnh: Đ.T
Thứ trưởng bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng nói rằng khi dự các cuộc họp do FAO tổ chức, đại biểu các nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh đều khen ngợi Việt Nam về thành tựu sản xuất lúa gạo và đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam là "mơ ước của họ".
Trong một phần tư thế kỷ vừa qua, sản lượng lúa Việt Nam đă tăng trưởng rất mạnh. Từ năm 1990 đến 2010 sản lượng lúa từ 19 triệu tấn/năm tăng lên 40 triệu tấn/năm. Từ một nước nghèo, sản xuất lương thực không đủ ăn trở thành quốc gia cung cấp 22% khối lượng gạo xuất khẩu trên thế giới.
Năm 2008, khi thế giới gặp khủng hoảng lương thực, giá gạo Việt Nam cao nhưng ở trong nước, không thể không day dứt v́ người trồng lúa vẫn là những người nghèo, nếu không nói là nghèo nhất.
“Nếu như khâu tiêu thụ lúa và xuất khẩu gạo được tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn; nếu như lợi ích giữa khâu sản xuất - tiêu thụ - xuất khẩu được chia sẻ công bằng hơn; nếu như khâu tồn trữ lúa gạo thực hiện sớm hơn và mạnh hơn; nếu như doanh nghiệp chịu gắn kết với vùng nguyên liệu để nâng cao chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo; nếu như việc chuyển đổi vĩnh viễn những vùng đất lúa màu mỡ được xem xét cẩn trọng hơn…”, thứ trưởng Bùi Bá Bổng đặt vấn đề.
Một câu hỏi đầy trăn trở và tưởng như nghịch lư của một cường quốc xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới, nông dân Việt Nam làm ra lúa gạo dồi dào, người dân dư ăn, nhưng nhiều nông dân trồng lúa vẫn nghèo, những vùng chuyên canh lúa lại là những vùng kém phát triển?
Steven Jaffee, chuyên gia nghiên cứu WB phân tích: Phần lớn người trồng lúa có qui mô rất nhỏ. Tại ĐBSCL có khoảng 4 triệu hộ trồng lúa. Nếu tính qui mô trung b́nh một hộ 4,4 nhân khẩu, có 30% lợi nhuận từ làm lúa giữ lại, lợi nhuận b́nh quân là 230 USD/người/năm tương đương 3,8 triệu đồng/người/năm hoặc 316.250 đồng/người/tháng (ngưỡng nghèo hiện nay 400.000 đồng/người/tháng). Như vậy tính ra vẫn thấp hơn mức 1 USD/ngày.
Khi nhận xét về chuỗi giá trị lúa gạo, ông cho rằng có quá nhiều người tham gia. Trong chuỗi giá trị cho thấy thiếu tính kiên kết; sản phẩm không khác biệt, ít đổi mới, đem lại ít giá trị gia tăng và nông dân hưởng lợi rất ít từ những đợt tăng đột biến, chẳng hạn như giá gạo hồi năm 2008. Mặt khác, kết quả nghiên cứu c̣n đề cập tới những đặc điểm chính trong xuất khẩu gạo và các thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam. Qua đó các nhà nghiên cứu khuyến nghị cần xác định lại chiến lược sản xuất và xuất khẩu để tăng lợi ích lâu dài cho nông dân.
Thu nhập dưới 1 USD/ ngày, làm sao bền vững?
Các chuyên gia nghiên cứu WB nhận xét: nông dân Việt Nam và ĐBSCL được giao nhiệm vụ nuôi cả dân tộc. Họ đă làm được và vượt mục tiêu này. Theo kịch bản đến năm 2030, cán cân lúa gạo trung và dài hạn cho thấy… tiêu dùng sẽ giảm. VN đang là nước xuất khẩu gạo lớn nên có điều kiện chuẩn bị cho mục tiêu chiến lược phát triển sản xuất lúa gạo, an ninh lương thực và kinh tế nông thôn trong 10 năm, 20 năm tới và xa hơn. Trong đó xác định lại tầm nh́n: Bên cầu tập trung bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói, giảm suy dinh dưỡng trẻ em xuống 5%, cải thiện dinh dưỡng bữa ăn… Bên cung tiến xa hơn các mục tiêu định lượng về sản lượng đầu ra và xúc tiến quá tŕnh hiện đại hóa ngành lúa gạo và lương thực, lưu ư đến chất lượng và tăng trưởng trong điều kiện nâng cao cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Từ năm 2002 đến nay, năng suất lúa b́nh quân của VN luôn dẫn đầu các nước ASEAN và ít nhất có trên nửa triệu ha canh tác lúa đạt năng suất trên 7 tấn/ha trong vụ đông xuân, mức năng suất lúa tiên tiến của thế giới hiện nay.
Bà Victoria Kwakwa, giám đốc WB tại Việt Nam, cho rằng: “Cho đến nay Việt Nam vẫn rất tốt trong chiến lược phát triển kinh tế. Trong đó, ngành lúa gạo chiếm vai tṛ quan trọng trong kinh tế Việt Nam và đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế xă hội. Tôi hy vọng trong 20 năm tới ngành lúa gạo Việt Nam thành công. Về phía WB sẳn sàng tham gia đối thoại và đóng góp tích cực trong xây dựng chính sách với Chính phủ Việt Nam trong quá tŕnh chuyển đổi phát triển ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam”.
Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm phân tích chính sách – Đại học Monash (Úc) mạnh dạn đề xuất : Nên băi bỏ các chính sách hỗ trợ DNNN trong kinh doanh gạo, trợ giá mua lúa... v́ không mang lại lợi ích cho người trồng lúa và tiếp tục xây thêm kho dự trữ, thay thế hạn ngạch xuất khẩu bằng thuế xuất khẩu (cần nghiên cứu thêm để t́m ra mức thuế tối ưu); có thể cần có chính sách để bù đắp cho các đối tượng bị ảnh hưởng bất lợi của cải cách chính sách.
TS Vơ Hùng Dũng, giám đốc Pḥng thương mại công nghiệp Việt Nam VCCI chi nhánh Cần Thơ, nhận xét: Qua khảo sát thực tế cho thấy nông dân không hưởng lợi nhiều trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo. Theo kịch bản đưa ra nếu giảm diện tích lúa, chuyển đổi cây trồng th́ thu nhập trồng lúa sẽ tăng lên. Làm ǵ để bảo vệ vùng sản xuất lúa để nông dân có lợi ích cao, yên tâm làm ra gạo giá trị và chất lượng cao.
“Hiện tại và trong tương lai, lúa gạo vẫn là trụ cột của an ninh lương thực quốc gia, nhưng trọng trách này chỉ có thể đạt được một cách bền vững khi những vùng trồng lúa phải trở thành những vùng phồn vinh của nông thôn Việt Nam và người nông dân trồng lúa phải có thu nhập tương xứng”, thứ trưởng Bùi Bá Bổng nói.
Đức Toàn
SGTT
|