Tham vọng biển Đông qua ô kính tàu ngầm Trung Quốc - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 07-22-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,870
Thanks: 11
Thanked 13,488 Times in 10,776 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 179
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Tham vọng biển Đông qua ô kính tàu ngầm Trung Quốc

Tầm quan trọng của biển Đông đối với Trung Quốc được nhà phân tích chiến lược Nicholas Spykman ví như Địa Trung Hải với châu Âu hay Caribbean đối với Mỹ.

Giống như La Mă và Mỹ đă t́m cách kiểm soát 2 vùng biển trên, Trung Quốc đang cố gắng thống trị biển Đông. Những tuyên bố và hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc với các nước khác trong khu vực càng cho thấy sự thèm khát của Trung Quốc với vùng biển này.

Sở hữu một lá chắn hạt nhân đáng tin cậy trên biển là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược quân sự của Trung Quốc. Điều này thể hiện qua việc nước này đang phát triển các thế hệ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo cũng như nâng cấp các thế hệ tên lửa đạn đạo mới.


Tàu ngầm mang tên lửa chiến lược lớp Hạ của Trung Quốc

Từ năm 1980, Trung Quốc đă giới thiệu mẫu Type 092 hay tàu ngầm mang tên lửa chiến lược lớp Hạ của Trung Quốc được trang bị tên lửa chiến lược tầm gần JL-1 (Du Lăng 1) có thể phóng đi từ tàu ngầm. Tuy nhiên, kể từ khi giới thiệu, Type 092 chưa bao giờ thực hiện một cuộc tuần tra trên biển.

T́nh trạng trên sắp được cải thiện bằng thế hệ tên lửa đạn đạo bắn đi từ tàu ngầm mới. Trung Quốc đang có kế hoạch giới thiệu 5 tàu ngầm Type 094 hay tàu ngầm lớp Tấn được trang bị tên lửa đạn đạo JL-2 với tầm bắn ước tính là 8.000 km, cũng như nâng cấp thêm căn cứ tàu ngầm dưới nước ở đảo Hải Nam.

Trung Quốc đă và đang học cách Liên Xô đă làm trên biển Okhotsk trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Sự cần thiết để bảo toàn lực lượng trước các cuộc tấn công nhắm vào căn cứ tên lửa chiến lược trên bờ khiến cho Liên Xô bố trí các tàu ngầm mang tên lửa đường đạn, như một phương án dự pḥng.

Ngoài biển Barent, Moscow sử dụng biển Okhotsk như một vùng biển an toàn cho lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của nước này với lá chắn tự nhiên là đảo Kuril cũng như sự yểm hộ từ hạm đội Thái B́nh Dương ở Vladivostok. (>> xem thêm) Vào thời điểm đó, Hạm đội Thái B́nh Dương của Liên Xô triển khai khoảng 100 tàu ngầm và 140 tàu nổi bao gồm cả tàu sân bay lớp Kiev để bảo vệ đội tàu ngầm dự pḥng chiến lược ở biển Okhotsk.

Trung Quốc cần biển Đông như Liên Xô cần biển Okhotsk. Hiện tại, nhiệm vụ chính của lực lượng Hải quân Trung Quốc là bảo đảm phương pháp tiếp cận biển với Đài Loan, tiếp tục tiến hành các hoạt động ở Tây Thái B́nh Dương để hạn chế hành động của các đối thủ, bảo vệ đường liên lạc trên biển của Trung Quốc cũng như ngăn chặn, phá hoại đường liên lạc của đối thủ.

Sự khác nhau giữa biển Okhotsk và biển Đông

Với sự ra mắt của tàu ngầm lớp Tấn, nhiệm vụ bảo vệ đội tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo cũng trở thành một nhiệm vụ cấp bách, yêu cầu Trung Quốc phải phá hỏng được chiến lược chống tàu ngầm của địch cũng như độc chiếm biển Đông.

Thực tế, chiến lược này được Trung Quốc triển khai cách đây gần 20 năm, khi Trung Quốc bắt đầu bao vây biển Đông để lấp đầy khoảng trống quyền lực sau "cuộc rút lui" của Mỹ ở Philippines năm 1991.

Trung Quốc đưa ra yêu sách đường lưỡi ḅ chiếm tới 80% diên tích biển Đông và các đảo trong vùng biển bất chấp luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử. Trung Quốc cũng diễn giải Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) một cách tùy ư và không chấp nhận các hoạt động quân sự của tàu thuyền nước ngoài trên vùng biển này.

Trong chiến lược của Trung Quốc, những ḥn đảo này có thể sử dụng như căn cứ không quân và hải quân nhằm do thám, trinh sát và giám sát cũng như việc sử dụng các đảo như những điểm cơ sở cho chiến lược tàu ngầm nguyên tử.

Ngoài ra, v́ tên lửa JL-2 không thể với tới Los Angeles từ biển Đông nên những mẫu tàu ngầm Type 094 phải tiến vào biển Philippines nơi hải quân Mỹ và Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản tiến hành các hoạt động chống tàu ngầm dữ dội.

Tuy vậy, những cố gắng kiểm soát biển Đông của Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Những hành động của Trung Quốc không chỉ làm dấy lên sự lo ngại từ phía các nước trong khu vực mà c̣n ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ v́ biển Đông vẫn được nh́n nhận là vùng biển quốc tế không giống như biển Okhotsk trước kia.

Trung Quốc đă tiến hành đối thoại với các nước này kể từ những năm 1990. Một kết quả là Tuyên bố năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trong đó kêu gọi giải pháp ḥa b́nh thông qua đối thoại. Tuy nhiên, Trung Quốc rất miễn cưỡng trong việc tự giới hạn ḿnh trong theo cách được nêu trong tuyên bố trên. Các hành động gây hấn của nước này ngày một gia tăng.


Một người lính Philippines đứng bảo vệ trong sự xuất hiện của tàu khu trục USS Chung Hoon (DDG-93) trước khi Mỹ và Philippines tổ chức cuộc tập trận gần vùng biển tranh chấp với Trung Quốc.

Phản ứng của các cường quốc

Về phần ḿnh, Mỹ cũng thể hiện sự đối lập với sự quyết tâm của Trung Quốc ở nhiều diễn đàn khu vực bằng cách nhấn mạnh sự quan tâm của nước này trong tự do hàng hải.

Trong động thái mới nhất, Mỹ tuyên bố triển khai tàu chiến ở Singapore với hi vọng sự có mặt của họ sẽ ngăn chặn được sự quyết tâm thống trị biển Đông của Trung Quốc cũng như việc quân đội Anh triển khai HMS Prince of Wales và HMS Repulse ở đảo Corregidor để ngăn chặn Đế quốc Nhật trước đây.

Mặt khác, sau những sự cố như máy bay do thám EP-3 năm 2001 và tàu USS Impeccable năm 2009, Mỹ đang t́m kiếm một thỏa thuận về biển với Trung Quốc. Dù vậy, Trung Quốc tỏ ra không hứng thú với những thỏa thuận biện minh cho việc Mỹ tiếp tục có mặt ở biển Đông.

Ấn Độ cũng đóng một vai tṛ quan trong ở biển Đông. New Delhi được hi vọng sẽ sớm giới thiệu tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu tiên, Arihant. Nước này cũng đang có kế hoạch đóng thêm 2 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo với sự phát triển của tên lửa đạn đạo tầm xa K-4.

Tuy nhiên, cho tới khi Ấn Độ phát triển thành công những tên lửa đạn đạo tầm xa, tàu ngầm Ấn Độ cũng sẽ phải gia tăng hoạt động ở biển Đông để kiềm chế Trung Quốc.

Australia cũng lo lắng v́ căng thẳng tăng cao trong khu vực. Sự mất ổn định ở Đông Nam Á có thể đe dọa thương mại đường biển và các tuyến đường cung cấp năng lượng cho Australia. Nhằm tránh những mối đe dọa trên, Australia sẽ nhanh chóng đẩy mạnh sự có mặt quân sự trong khu vực trong khi cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ của ḿnh.

Về phía Nhật, có khoảng 90% lượng dầu nhập khẩu của nước này đi qua biển Đông. Điều này cho thấy Nhật có những lợi ích chiến lược quan trọng trong vùng biển này. Sự cân bằng quyền lực trong khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến an ninh của các vùng biển xung quanh Nhật như biển Philippine và biển Đông Trung Quốc.

Nguyên tắc chương tŕnh pḥng ngự quốc gia công bố tháng 12/2010 của Nhật (>> xem thêm), kêu gọi tăng cường các hoạt động giám sát và trinh sát theo chuỗi đảo Ryukyu và củng cố các hạm đội tàu ngầm.

Trong cuộc họp Nhật - Mỹ 2+2, Tokyo và Washington tuyên bố duy tŕ an ninh hàng hải và tăng cường quan hệ với ASEAN, Australia, và Ấn Độ trong các mục tiêu chiến lược chung.

Tất cả những hành động của các quốc gia trong khu vực cũng như các nước có liên quan cho thấy tham vọng của Trung Quốc đang gặp một t́nh thế tiến thoái lưỡng nan. Càng t́m kiếm sự thống trị trên biển, danh sách các quốc gia đối đầu của nước này càng dài ra.

Để tránh việc này, Trung Quốc nên chỉnh sửa lại tuyên bố đường lưỡi ḅ theo đúng UNCLOS. Nếu Trung Quốc tiếp tục các hành vi gây hấn của ḿnh, các quốc gia láng giềng sẽ càng tăng cường hợp tác chiến lược với Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản để thiết lập một mạng lưới chống tàu ngầm trong khu vực.

Tuy nhiên, trách nhiệm không chỉ nằm ở phía Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực cũng nên t́m kiếm sự đoàn kết. Mối đe dọa ngày càng tăng ở biển Đông cho thấy các quốc gia nên đoàn kết và cùng thảo luận với Trung Quốc ở các diễn đàn cấp cao như Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Những quy cách ứng xử này sẽ là cách tốt nhất để các bên tránh một cuộc xung đột vũ trang trong khu vực.

Thanh An (theo Diplomat)
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	qp-an-taungam-232.jpg
Views:	10
Size:	14.8 KB
ID:	302677
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 18:32.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06491 seconds with 12 queries