Khủng Hoảng Xă Hội về Chính Sách Kinh Tế - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-11-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Khủng Hoảng Xă Hội về Chính Sách Kinh Tế

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2011-08-10
AFP photo


Lần đầu tiên kể từ năm 1941, Hoa Kỳ bị công ty lượng giá Standard & Poor's hạ điểm tín dụng khi xứ này vừa t́m ra giải pháp tạm bợ về ngân sách.


Bàng điện tử cho thấy một đồ thị giao dịch trong ngày và chỉ số Dow Jones ngay sau tiếng chuông đóng cửa tại Sàn Giao dịch Chứng khoán New York hôm 08/8/2011.

Nhưng vụ hạ điểm xảy ra giữa cơn rúng động của Âu Châu v́ vụ khủng hoảng của hệ thống tiền tệ Euro. Ở bên kia Thái B́nh Dương, kinh tế và xă hội Trung Quốc lại không ổn định như người ta nghĩ và bạo động đă xảy ra. Trên toàn cảnh của một rủi ro suy trầm kinh tế nữa, người ta thấy một nét chung, là người dân không đồng ư với chính sách kinh tế và thậm chí bất măn với lănh đạo. Diễn đàn Kinh tế t́m hiểu về sự trùng hợp trong ngần ấy dị biệt qua phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa....
Biến động kinh tế

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Trong ngành truyền thông và ở giữa những chấn động bùng nổ hàng giờ trên khắp địa cầu, nhiều khi ḿnh khó phân định ra tương quan nhân quả - đâu là nguyên nhân đâu là hậu quả. Nhưng nói chung, những biến động đang xảy ra - thí dụ như Hoa Kỳ vừa bị hạ điểm tín dụng làm thị trường hốt hoảng hôm Thứ Hai cùng lúc với những vụ biểu t́nh đập phá tại Anh quốc, hoặc bạo động đă xảy ra tại Trung Quốc - người ta thấy ra một yếu tố chung là kinh tế hoặc chính sách kinh tế chính trị. Kỳ này, chúng tôi xin đề nghị là ta cùng xoáy vào yếu tố chung đó để phần nào hiểu ra nguyên do của ngần ấy sự việc.

Nguyễn Xuân Nghĩa: Quả là ḿnh có thấy yếu tố chung là kinh tế, mà là sự suy trầm kinh tế khiến người ta cứ gọi kinh tế là một "khoa học u ám"! Nhưng nếu không bị sự hốt hoảng chi phối như phản ứng của thị trường Hoa Kỳ hôm Thứ Hai vừa qua, và để nh́n sâu hơn vào sự việc th́ ta thấy ra sự bất măn của quần chúng với chính sách kinh tế đang được áp dụng ở nhiều nơi, dù mỗi nơi lại có một chính sách khác.

Vũ Hoàng: Như vậy, xin ông tóm lược cho một bức tranh toàn cảnh:

Nguyễn Xuân Nghĩa: Ḿnh chỉ có thể cố gắng làm một việc tổng hợp rất khái quát thôi và chưa thể đề cập tới khối Á Rập, Mỹ châu La tinh, Phi châu hay nhiều xứ không bị khủng hoảng.

Mọi sự có vẻ - có vẻ thôi - như xuất phát tại Hoa Kỳ vào Tháng Chín năm 2008, khi kinh tế Mỹ bị suy trầm. Nó xuất phát từ sự chấn động khó tránh giữa hai yêu cầu là xă hội – cụ thể là tư hữu hóa gia cư để mọi người dễ dàng làm chủ ngôi nhà của ḿnh – và yêu cầu về kinh doanh là kiếm lời trong sự bùng phát của thị trường gia cư. Yêu cầu xă hội gây ra sự bất cẩn khi đi vay và thổi lên trái bóng địa ốc trong sự bất trắc của loại tín dụng thứ cấp có nhiều rủi ro. Yêu cầu doanh lợi gây ra sự bất cẩn, và thậm chí bất lương, của nhiều tổ hợp đầu tư tài chính khi trái bóng địa ốc bị bể và kén nợ tín dụng bị ung thối. Kết quả là vụ khủng hoảng tài chính năm 2008.

Vụ khủng hoảng dội vào Âu Châu khi kinh tế của khu vực này cũng có nhược điểm tương tự mà người ta không nh́n ra v́ chỉ thấy sự thiệt hại của các ngân hàng Âu Châu v́ tai họa bên Mỹ. Nghiêm trọng hơn thế là sự kiện Âu Châu đă thống nhất về kinh tế - và cả tiền tệ trong một khối nhỏ hơn, tức là khối Euro – mà chưa thống nhất về chính trị trong một lĩnh vực then chốt là kỷ luật tài chính. Khủng hoảng Mỹ dẫn đến suy trầm và mở banh ra mâu thuẫn nội tại của Âu Châu là nhiều xứ đă hồ hởi tiêu xài và vay mượn quá sức – như Mỹ - nhờ sức mạnh của kinh tế Đức.

Khi kinh tế Âu-Mỹ bị suy trầm trong sự quặt quẹo của kinh tế Nhật Bản, cả thế giới bị nạn "tổng suy trầm" trong hai năm 2008-2009. Trung Quốc có nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhờ xuất khẩu, nạn tổng suy trầm đánh sụt khả năng đó khiến xứ này e sợ thất nghiệp và động loạn nên ào ạt tăng chi và bơm tín dụng để kích thích sản xuất dù hệ thống sản xuất ấy có nhược điểm rất nặng là kinh doanh không có lời mà trông cậy vào sự yểm trợ của nhà nước v́ lư do xă hội và chính trị. Chính sách tăng chi và kích thích bằng tín dụng thổi lên nạn lạm phát và bong bóng đầu cơ. Lănh đạo bị lúng túng giữa hai yêu cầu mâu thuẫn là tăng trưởng và ổn định vật giá trong khi quần chúng bất măn về tham nhũng không chấp nhận sự đền bù công lao sản xuất quá thấp và bắt đầu biểu t́nh rồi bị đàn áp.

Vũ Hoàng: Ông vừa vẽ ra một bức tranh u ám gồm ba bốn mảng khác nhau. Nói chung th́ người ta có thể thấy ra một yếu tố tương đồng là sự cưỡng chống hoặc bất măn của người dân, có phải như vậy không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa là đúng như vậy, người dân khắp nơi có thể thấy là cuộc sống của họ bị những thế lực đen tối chi phối và mơ hồ đổ trách nhiệm cho ai đó.

Dân chúng Hoa Kỳ th́ lên án bọn tài phiệt tài chính cấu kết với các chính trị gia đă nhân vụ khủng hoảng mà tăng chi bừa phứa để phát triển chế độ bao cấp trong khi vẫn bảo vệ thế lực tài chính của các thủ phạm là hệ thống ngân hàng chẳng hạn. Dân Âu châu th́ kết án các công chức cao cấp tại thủ đô Bruxelles của Liên hiệp Âu châu hoặc những quy định khắt khe của lănh đạo tài chính khiến họ bị chính sách khắc khổ. Y như tại Mỹ, không thiếu ǵ người lại nh́n thấy nguyên nhân là di dân từ các nền văn hoá khác. Một số người tại Đức th́ cho rằng chính quyền bắt họ tiếp tục hy sinh để nuôi dưỡng chế độ bao cấp của cánh tả ở xứ khác. Không phải ngẫu nhiên mà ba nước đang bị khủng hoảng đều do xu hướng xă hội lănh đạo!

Dân chúng Hoa lục th́ bất măn v́ lạm phát, nạn tham nhũng của đảng viên cán bộ, hoặc được lănh đạo chỉ ra thủ phạm là Hoa Kỳ và các tập đoàn bất lương cấu kết với tư bản nước ngoài trong mục đích ngăn chặn sự lớn mạnh của Trung Quốc. Nói chung th́ sự bất măn mơ hồ và lan rộng này tập trung vào hệ thống kinh tế chính trị, vào thành phần gọi là ưu tú ở trên và nhất là vào những người đang cầm quyền.
Phản ứng của dân chúng

000_Was4076632-250.jpg
Tổng thống Obama gặp lănh đạo Quốc hội đàm phán về ngân sách hôm 11 tháng Bảy năm 2011 tại Washington DC. AFP
Vũ Hoàng: Chúng ta hiểu là khi ngần ấy vấn đề quá phức tạp lại cùng lúc bùng nổ ở nhiều nơi th́ người dân có thể lúng túng, hoặc thậm chí mâu thuẫn trong cách nhận định về nguyên nhân hay thủ phạm. Và cũng hiểu là khi người dân hoang mang như vậy th́ chính quyền hoặc thiếu số có đặc quyền đặc lợi hay thành phần ưu tú như ông nói ở trên có thể c̣n gây thêm lầm lạc trong nhận thức để tránh né trách nhiệm. Với nỗ lực khách quan tối đa của người làm truyền thông và quan sát toàn cục từ bên ngoài, ông thấy rằng đâu là vấn đề chính?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi e rằng câu hỏi này rất khó có giải đáp đơn giản. Với những lư luận mơ hồ về thuyết âm mưu của một thiểu số giấu mặt có những ư đồ mờ ám, người ta có thể đổ lỗi cho rất nhiều thủ phạm. Nào là v́ nạn toàn cầu hóa, v́ kinh tế thị trường, bọn tài phiệt quốc tế, các đại gia có chức có quyền, v.v.... Từ mấy trăm năm nay, chúng ta đă thấy xảy ra hiện tượng gán tội âm mưu như vậy trong mọi vụ khủng hoảng, nên cũng không lấy làm lạ.

Nhưng khi theo dơi cho kỹ, tôi thiển nghĩ rằng toàn cầu hóa hay cả nạn nhiệt hóa địa cầu do hiện tượng công nghiệp hoá thật ra không là vấn đề. Những người bất măn đều vẫn chấp nhận yêu cầu hiện đại hóa xứ sở và phát triển kinh tế thị trường. Có lẽ họ không hài ḷng về h́nh thái xă hội mà lănh đạo đang xây dựng qua chính sách kinh tế và chính trị.

Vũ Hoàng: Ông có một cách tổng hợp rất lạ, xin đề nghị ông giải thích nhận xét này cho rơ hơn với một số trường hợp cụ thể.

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi xin bắt đầu từ Âu Châu trước. Trong lục địa có quá nhiều khác biệt này, ta thấy một nét chung là tinh thần liên đới xă hội. Cụ thể là chính sách kinh tế bao cấp được cả hai xu hướng cấp tiến và bảo thủ ở hai cánh tả hữu áp dụng trong nhiều thập niên. Như chính sách bên đảng Lao động của ông Tony Blair tại Anh thật ra không khác ông Jacques Chirac của đảng bảo thủ Pháp hay ông Silvio Berlusconi tại Ư.

Chính sách ấy chú trọng đến công bằng xă hội hơn là phát triển sản xuất và gây bội chi nặng khi xă hôi đang lăo hóa. V́ thế, từ năm 2008 Âu Châu đă t́m cách giảm chi và thắt lưng buộc bụng, nhưng chuyện "được" và "mất" lại gây tranh luận. Lồng trong cuộc tranh luận là một vấn đề khác về văn hoá, là cái "riêng" với cái "chung": cái đặc tính Âu Châu có thể bị tan loăng v́ hiện tượng di dân từ nền văn hoá Hồi giáo ở miền Nam lên. Chẳng lẽ chế độ bao cấp lại ưu đăi di dân Á Rập Hồi giáo hay các nước vô trách nhiệm ở miền Nam hay sao?

Thành thử, ngoài hồ sơ tài chính của đồng Euro, ta có vấn đề kinh tế là sự phá sản của chế độ bao cấp, và c̣n vấn đề văn hoá là bảo vệ sự thống nhất của những giá trị Âu Châu lẫn tinh thần độc lập quốc gia. Hậu quả có thể lan rộng hơn số phận của đồng Euro, mà có thể là sự gia tăng quyền lực và ảnh hưởng của nước Đức để bảo vệ quyền lợi cốt lơi, cả kinh tế lẫn tinh thần và chính trị, của Âu Châu.
Trường hợp Hoa Kỳ

Vũ Hoàng: Đó là trường hợp quả là phức tạp của Âu Châu. Hoa Kỳ có lẽ không bị như vậy v́ xứ này là một "hợp chủng quốc", hay đúng hơn một "hiệp chúng quốc", với sự kết hợp xă hội đa văn hoá trong một chế độ chính trị đa đảng. Thưa ông, có phải như vậy không?

000_Was4143950-250.jpg
Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ hôm 08/8/2011, sau khi S&P lần đầu tiên đánh sụt hạng tín dụng Hoa Kỳ từ AAA xuống hạng AA+. AFP photo
Nguyễn Xuân Nghĩa: Có lẽ trường hợp Hoa Kỳ đơn giản hơn thật. Mà xứ này c̣n có khả năng ứng phó linh động hơn nhờ thể chế liên bang chính trị là điều Âu Châu không có.

Hoa Kỳ bị vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 gây hốt hoảng và bung lên thành khủng hoảng chính trị. Diễn đàn này có đề cập đến chuyện đó vào Tháng Chín năm 2008 v́ khi ấy Hoa Kỳ đang trên cao điểm của tổng tuyển cử. Hậu quả là người dân đă chọn giải pháp bao cấp và liên đới theo kiểu Âu Châu khi mà xu hướng đó lại đang thoái trào ở bên kia Đại tây dương.

Kết quả chính trị ấy dẫn tới một ưu tiên đảo lộn tại Hoa Kỳ. Thay v́ dồn sức giải quyết nạn suy trầm và thất nghiệp, chính quyền đă tăng chi tới mức kỷ lục và mất 18 tháng tranh luận về một dự án thật ra là xă hội là chế độ bảo dưỡng y tế. Trong khi ấy, đà tăng trưởng thấp và thất nghiệp cao đă bào mỏng nguồn thu cho ngân sách khiến nước Mỹ bị bội chi và đi vay c̣n nặng hơn trước và nay căi nhau về việc nên giảm chi hay tăng thuế trong khi nền tảng thu thuế đă co cụm.

Ta không nên quên một đặc tính văn hóa của Hoa Kỳ khác biệt với Âu Châu do kinh nghiệm lịch sử của dân Mỹ. Họ có tinh thần tự lực cánh sinh, sùng chuộng sự thành công, không có mặc cảm khi làm giàu, c̣n đề cao tự do của công dân trong khi nghi ngờ sự can thiệp của nhà nước. Họ cũng không mặn mà với lư luận "đấu tranh giai cấp" khá phổ biến tại Âu Châu.

Cũng khác với Âu Châu, xă hội Mỹ phản ứng rất nhanh và rất linh động. Chính quyền đă tăng chi gấp bội trong có hai năm th́ cử tri cũng lập tức có phản ứng trong cuộc bầu cử năm 2010. Phản ứng đó gây va chạm dữ dội trong chính trường như chúng ta đă thấy. Và phản ứng đó cũng dẫn đến lời cảnh báo của thị trường khi nước Mỹ bị hạ điểm tín dụng.

Với người dân rất tự tin và tự hào th́ quốc gia của họ bị mang nhục và họ bất măn với giới lănh đạo chính trị nên sẽ lại có phản ứng nữa vào cuộc bầu cử năm tới. Yếu tố tích cực trong đặc tính vừa lạc quan mà lại dễ hốt hoảng của dân Mỹ là họ có khả năng thay đổi lănh đạo và bác bỏ chính sách mà có lẽ chính họ đă đề cao trước đấy!

Vũ Hoàng: Ông vừa nêu ra nhận xét lạ về Hoa Kỳ, nhất là về sự khác biệt giữa hai thế giới cùng theo tư bản chủ nghĩa và dân chủ chính trị ở hai bờ Đại tây dương. Như vậy, có phải là Trung Quốc lại khác hẳn v́ chưa có dân chủ chính trị mà lại chỉ có chế độ tư bản nhà nước không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Đúng như vậy và tôi e rằng, chứ không mong rằng, Trung Quốc sẽ bị khủng hoảng nặng hơn các khối kinh tế ḿnh nói ở trên v́ từ kinh tế sẽ bung lên chính trị.

Chiến lược của họ thật ra không khác Nhật nhưng sẽ khác về hậu quả khi kinh tế suy trầm và bong bóng đầu cơ sẽ bể. Lư do là Nhật có dân chủ và xă hội thuần chủng hơn. Mà Trung Quốc lại có ba khu vực và ba nền kinh tế dưới một chế độ độc tài nhưng không điều động được cho linh hoạt và không thể sa thải nhân công hoặc đầu tư qua xứ khác như Âu-Mỹ-Nhật.

Nói đến sự linh hoạt, lănh đạo xứ này không bị định mức đi vay như ở tại Mỹ nên có vay tới trời xanh th́ cũng chẳng ai biết, kể cả lănh đạo! Thành thử Trung Quốc chỉ có thể thay đổi do khủng hoảng và sau thay đổi th́ ra sao, có lẽ chưa ai biết, biết đâu là chuyện hợp tan cổ điển của xứ này? Câu chuyện đă quá dài nên chúng ta có thể sẽ phân tích trong một kỳ khác với những liên hệ dễ hiểu về t́nh h́nh Việt Nam.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.

RFA
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	11
Size:	14.8 KB
ID:	308341
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:30.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05305 seconds with 12 queries