R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
|
Người Trung Quốc vỗ tay khi Mỹ bị tấn công trong vụ 11 tháng 9
Đây chỉ là một đoạn của Lưu Á Châu (Liu Ya-Zhou) Nguyễn Hải Hoành giới thiệu và lược dịch trên Tuần Việt Nam Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch nướcTrung Quốc Lư Tiên Niệm, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không quân Trung Quốc, nay là Chính uỷ Trường đại học Quốc pḥng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm.
Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông – Trung tướng không quân Lưu Á Châu, lúc đó là Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.
Đầu đề do Cu Làng Cát đặt
Vụ 11/9 thử thách tŕnh độ đạo đức quốc dân
Vụ 11/ 9 năm ngoái là sự việc có thể khảo nghiệm tŕnh độ đạo đức của dân tộc ta nhất. Hôm nay [tức 11/09/2002 - ND] vừa đúng tṛn một năm sự kiện ấy. Vụ 11/ 9 tuy không thể thay đổi thế giới nhưng đă thay đổi nước Mỹ. Đồng thời, thế giới sau ngày ấy rất khó trở lại trước sự kiện này.
Khi xảy ra vụ 11/9, ít nhất trong một quăng thời gian sau đó nước ta bị bao phủ bởi một bầu không khí không lành mạnh. Tối hôm 12/9, có người bạn gọi điện thoại cho tôi nói sinh viên ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang khua chiêng gơ trống. Tôi bảo đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc c̣n chưa lọt vào ṿng sau kia mà, phải đến mồng 7/10 đội Trung Quốc mới đấu trận cuối cùng với đội Liên hiệp Vương quốc A Rập, nếu thắng th́ sẽ lọt vào danh sách dự World Cup. Một lúc sau mới biết th́ ra sinh viên Trung Quốc đang chúc mừng việc toà tháp đôi Mỹ bị đánh sập.
Báo chí nước ngoài đưa tin: Hồi ấy có một đoàn nhà báo Trung Quốc đang ở thăm Mỹ, khi thấy h́nh ảnh toà nhà Trung tâm Thương mại thế giới bị đánh phá, các thành viên đoàn nhà báo này bất giác vỗ tay. Đây là một dạng ngấm văn hoá; điều đó không thể trách họ, bọn họ đă không thể kiềm chế được bản thân.
Kết quả họ bị [chính phủ Mỹ - ND] tuyên bố là những người măi măi không được hoan nghênh. Hồi ấy tôi đang ở Không quân Bắc Kinh [1], mấy hôm ấy đều có người ở bộ đội đến thăm, gặp ai tôi cũng hỏi quan điểm của họ đối với vụ 11/9. Tất cả đều trả lời: Đánh bom hay lắm.
Sau này tôi nói đây là một t́nh trạng rất đáng buồn. Nếu những người ấy yêu mến Trung Quốc, thế th́ có cứu được Trung Quốc hay không? Về giới truyền thông th́ càng chẳng nên nhắc tới. Ở Trung Quốc, nơi không có tin tức nhất là trên báo chí.
Năm 1997 công nương Diana chết v́ tai nạn giao thông. Cho dù Diana là người thế nào, hoàng gia Anh Quốc ra sao th́ ít nhất bà ấy cũng có giá trị tin tức. Các tờ báo lớn trên thế giới đều đăng tin này trên trang nhất, riêng báo chí Trung Quốc không đăng tin ấy. Hôm đó tin tức đầu bảng của các tờ báo lớn ở Bắc Kinh là “Các trường trung, tiểu học Bắc Kinh hôm nay khai giảng”. Tin này chẳng khác ǵ tin “Người Bắc Kinh hôm nay ăn sáng rồi”, chỉ có cái giá trị [thông tin - ND] ấy thôi.
Tối hôm 11/9 tôi ngồi xem chương tŕnh “Tiêu điểm phỏng vấn” trên ti-vi. Tôi muốn xem xem “những cái miệng lưỡi của đất nước” đánh giá tiêu điểm vụ 11/9 như thế nào. Kết quả chương tŕnh “Tiêu điểm phỏng vấn” hôm ấy có nội dung là nói về việc các chi bộ ở nông thôn tăng cường xây dựng chi bộ ǵ ǵ đó. Bạn muốn xem cái ǵ th́ không có cái ấy. Cái bạn không muốn nghe th́ người ta cứ nói cho mà nghe. Dĩ nhiên, những cái miệng lưỡi của quốc gia th́ vô tội.
Văn hoá truyền thống ảnh hưởng tới quan niệm đạo đức
Năm 1999 Mỹ tấn công Nam Tư. Trung Quốc đứng ra phản đối. Cái giá của lần ấy là Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị bắn phá. Suưt nữa th́ Trung Quốc lại đứng ra lần nữa. Đoàn tàu văn hoá này của chúng ta có quán tính lớn, chở chúng ta, những kẻ có khiếm khuyết đạo đức, phóng như bay tới điểm chót.
Hồi ấy có người c̣n đề xuất nhân dịp này tấn công Đài Loan, ra tay một lần là xong. Có thể thông cảm với nỗi ḷng của các bạn ấy, nhưng bấy giờ quả thật không phải là thời cơ thích hợp. Hồi ấy tôi nghĩ, vụ 11/9 chết bao nhiêu người, đều là người vô tội. Cái mất đi là sinh mạng con người, thứ tôn nghiêm nhất trên thế giới. Những sinh mạng ấy không có liên quan với chính phủ Mỹ. Chúng ta dùng thái độ như vậy đối xử với người ta, nhưng người ta không dùng thái độ như vậy đối xử với ta.
Thảm án Dover h́nh thành sự đối chiếu rơ rệt với việc này. Năm 2000, một đoàn người Phúc Kiến vượt biên trái phép ngồi trong xe thùng bịt kín cập cảng Dover lên đất Anh Quốc. V́ ngồi mấy chục giờ trong thùng xe thiếu không khí, tất cả đều chết ngạt [2], chỉ có 2 người sống sót.
Khi vụ này bị phanh phui, không một quan chức nào của Đại sứ quán Trung Quốc xuất đầu lộ diện. Cuối cùng dân chúng Anh Quốc vùng Dover tự phát làm lễ truy điệu và lễ thắp nến tưởng niệm những người đă chết.
Rất nhiều trẻ em tham dự, chúng cầm trong tay những thứ đồ chơi chế tạo tại Trung Quốc. Nhân đây xin nói thêm, hiện nay 90% đồ chơi trên thế giới là Made in China. Nhà báo hỏi lũ trẻ: Tại sao các cháu dự lễ truy điệu? Bọn trẻ nói: Họ cũng là người cả mà; các thứ đồ chơi trong tay chúng cháu cầm đây có thể là do những người trong số họ sản xuất.
Không một người Trung Quốc nào có mặt trong buổi lễ truy điệu ấy. Thế nào là văn minh, thế nào là không văn minh? Tôi đang suy nghĩ.
Thờ ơ, coi nhẹ sinh mạng con người thật đáng sợ
Thật là đáng sợ khi người ta ca ngợi khủng bố. Trung Quốc thoát thai từ nền văn hoá giáo dục Trung Quốc, trước hết thờ ơ coi khinh sinh mạng của chính ḿnh, từ đó mới có thái độ coi tính mạng của người khác, nước khác như tṛ trẻ con. Bản thân không có quyền lực quư trọng sinh mạng ḿnh, cũng không cho người khác có cái quyền ấy. Tâm trạng “khán giả” năm xưa từng bị Lỗ Tấn hồi trẻ phê phán chính là được tôi luyện như vậy đấy.
Người Trung Quốc xem cảnh giết người khác, không ai không vui mừng phấn khởi. Giai cấp thống trị cố ư đem người ta ra giết tại nơi đông người. Kẻ bị thống trị th́ hưởng thụ tại nơi đông người cái cảm giác khoái trá của kẻ thống trị. Nhất là khi xử tử bằng kiểu tùng xẻo, kéo dài ba ngày, người xem đông ngh́n nghịt. Cả đến những chủ sạp hàng nhỏ cũng bày hàng ra bán tại đấy. Đao phủ c̣n bán bánh màn thầu dính máu.
Trung Quốc ngày nay không có tục tùng xẻo nữa. Nhưng xử án tại nơi đông người cũng là sự mở rộng tập quán đó. Người nước ta năm nào đi xem giết Lục Quân Tử Đàm Tự Đồng [3] như đi trẩy hội. Với những người như thế, trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ [4] ta sao mà không mất Đài Loan. Con cháu họ, tức chúng ta, nếu lại như họ th́ làm sao mà giải phóng được Đài Loan.
Khi có kẻ xấu hành hung trên xe buưt, những người đi xe đều im thin thít. Dựa vào những con người ấy đi giải phóng Đài Loan ư? Dựa vào họ để thực hiện 4 hiện đại hoá ư? Bạn thực hiện 4 hiện đại hoá rồi th́ có lợi ǵ nhỉ?
Sáng nay khi tập thể dục tôi tranh thủ xem truyền h́nh, chương tŕnh quảng cáo “Tin tức buổi sáng”, sản phẩm nào bán chạy nhất? Đó là cửa chống trộm. Đây là nỗi buồn của một dân tộc. Bạn xem đấy, nhà chúng ta ở chẳng khác ǵ cái cũi. Tại Thành Đô, tôi ở căn nhà mấy vị chính uỷ không quân tiền nhiệm từng ở. Tôi vào xem, ôi chao, như vào nhà giam ấy. Cửa sổ, ban công đều bao bọc bằng hàng rào chấn song chống trộm. Tôi bảo dỡ bỏ hết.
Hôm nọ đọc một cuốn sách có tên “Trung Quốc có thể nói Không“. Tôi bảo, anh có thể nói Không, nhưng anh đứng sau cánh cửa chống trộm mà nói Không; đó chẳng phải là dũng sĩ mà là kẻ hèn nhát. Kiều Lương [5] nói chí lư: [Đó là] “Những người yêu nước khi gặp bọn trộm cướp mà c̣n lánh mặt nhưng lại dũng cảm dơng dạc nói Không với một cường quốc ở xa tít mù!”
Cần nh́n nhận nước Mỹ một cách khách quan toàn diện. Nước Mỹ là một quốc gia như thế nào? Nhớ lại hồi trẻ từng nghe một câu nói h́nh dung thành phố New York: Cái tốt nhất trên thế giới và cái xấu nhất trên thế giới cộng lại với nhau th́ là New York. Dùng câu ấy để h́nh dung nước Mỹ ngày nay có thích hợp hay không?
Thế hệ quân nhân chúng ta, những quân nhân đảm nhận niềm hy vọng tương lai của tổ quốc, vừa không nên làm “phái thân Mỹ”, cũng chẳng thể làm “phái chống Mỹ” một cách đơn giản, mà nên làm “phái hiểu Mỹ” chín chắn.
Hiểu kẻ địch th́ mới chiến thắng được kẻ địch. Đánh giá thấp đối thủ tức là đánh giá thấp chính ḿnh. Thác Bạt Đạo [6] đổi tên nước của Nhu Nhiên thành “Nhu Nhu”, ư là sâu bọ, nhưng chính ông lại bị con sâu ấy đánh bại. Thế th́ ông chẳng bằng con sâu nữa kia.
Mỹ không muốn Trung Quốc hùng mạnh, hoàn toàn cũng như Trung Quốc không muốn Mỹ xưng bá. Mối quan hệ Trung Quốc- Mỹ có xung đột nhưng cũng có lợi ích chung nhất định. Làm thế nào hoá giải xung đột, phát triển lợi ích chung là việc các nhà ngoại giao Trung Quốc hiện nay nên cố gắng làm.
Trung Quốc muốn phát triển th́ không thể cắt đứt sự đi lại với thế giới. Thế giới hiện nay là đơn cực, chỉ khi nào Mỹ suy sụp th́ mới có thể xuất hiện thế giới đa cực. Chúng ta vừa không thể cắt quan hệ với Mỹ lại vừa không thể có quá nhiều kỳ vọng về Mỹ. Hiện nay mà đối kháng với Mỹ th́ chưa phải là thời cơ thích hợp nhất. Lợi ích quốc gia nên măi măi là chuẩn tắc cao nhất cho hành động của chúng ta. Chúng ta cần nhẫn nại; nhẫn nại không phải là mềm yếu, chỉ có khuất phục mới là mềm yếu.
Theo Tuần Việt Nam
|