WASHINGTON (McClatchy) - Ngày 6 tháng 11 năm 2003, Tổng Thống George W. Bush đọc một bài diễn văn quan trọng về chính sách ngoại giao, trong đó ông kêu gọi quảng bá tinh thần dân chủ khắp Trung Đông, một điều có vẻ như tới nay đă được đáp ứng trong các cuộc nổi dậy “Mùa Xuân Ả Rập”.
Năm 2008, Tổng Thống George W. Bush (phải) gặp Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarrak (trái) ở Sharm El-Sheikh, Ai Cập, trong chuyến công du các nước Ả Rập để kêu gọi ủng hộ cho kế hoạch ḥa b́nh với Israel và cô lập Iran. (H́nh: Mandel Ngan/AFP/Getty Images)
Nhưng gần ba năm sau khi rời khỏi chức vụ, tên của ông Bush không được nhắc đến trong các cuộc cách mạng từ Cairo cho đến Tripoli, và ông cũng chẳng được kể công là khuyến khích sự thay đổi này.
Điều đó khác hẳn với trường hợp của Tổng Thống Ronald Reagan, với lời hô hào năm 1987 “Ông Gorbachev, hăy phá đổ bức tường này!!” ở thành phố Berlin và trở thành biểu tượng của người được coi là có công chấm dứt Chiến Tranh Lạnh.
Trong bài diễn văn đưa ra tám năm trước đây, chỉ gần bảy tháng sau khi ông đưa quân vào Iraq trước sự phản đối mạnh mẽ của thế giới, ông Bush muốn thúc đẩy sự tự do của vùng Trung Đông để trở thành sự nối tiếp công tŕnh của ông Reagan.
Khi lên tiếng trước tổ chức National Endowment for Democracy nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập của tổ chức này, ông Bush nói rằng ông Reagan đă thành lập cơ quan chính phủ liên bang này với mục tiêu đánh sập Liên Bang Xô Viết.
Và nay đă đến lúc, theo ông Bush, để có một nỗ lực tương tự tại một khu vực quan trọng khác của thế giới.
“Phải chăng người dân Trung Đông đứng ngoài tầm với của tự do?” Tổng Thống Bush đặt câu hỏi. “Phải chăng hàng triệu người, cả đàn ông, đàn bà và trẻ em, bị lịch sử hay nền văn hóa đẩy vào sống trong sự cai trị của độc tài chuyên chế? Phải chăng chỉ riêng ḿnh họ sẽ không bao giờ biết đến tự do và không bao giờ có sự lựa chọn của ḿnh? Tôi không tin vào điều đó. Tôi tin rằng mọi con người đều có khả năng và có quyền để được tự do.”
Chỉ trích những nhà lănh đạo tiền nhiệm của ông và giới lănh đạo các quốc gia đồng minh v́ “trong sáu mươi năm có sự biện luận và chấp nhận của thế giới Tây phương về t́nh trạng thiếu dân chủ ở Trung Đông,” ông Bush nói: “Nước Mỹ nay chọn một chính sách mới, một chiến lược đưa tới tự do ở Trung Đông,” một chiến lược sẽ đ̣i hỏi “cùng một cố gắng và năng lực cũng như lư tưởng mà chúng ta đă từng cho thấy trước đây”.
Nhưng hôm nay, ngay cả khi sự chuyển động của dân chủ đang làm rúng động cả vùng Trung Đông, chẳng ai nhắc đến ông Bush.
Các phân tích gia nêu lên nhiều lư do để giải thích sự kiện viễn kiến của ông Bush không được coi là có liên hệ đến nỗ lực đ̣i tự do dân chủ ở vùng Trung Đông.
Giải thích của họ bao gồm từ việc ông Bush, cũng như các đời tổng thống khác trước ông, vẫn có sự hậu thuẫn dành cho các nhà độc tài trong khu vực, cho đến cuộc tấn công vào Iraq để lật đổ một nhà độc tài nhưng lại trở thành một cuộc chiếm đóng lâu dài.
Murhaf Joujati, một thành viên Hội Đồng Quốc Gia Syria, một liên minh đối lập chống chế độ Assad, nói rằng lời kêu gọi dân chủ của ông Bush bị hóa giải bởi việc ông tiếp tục ủng hộ một số nhà độc tài đă bị lật đổ thời gian gần đây như Hosni Mubarak ở Ai Cập cũng như việc tái lập bang giao với Libya dưới chế độ Moammar Gadhafi.
Tuy nhiên, Nghị Sĩ Lindsey Graham, một luật sư quân đội từng phục vụ ở Iraq và Afghanistan, nghĩ rằng hiện c̣n quá sớm để phán xét kết quả của những sự kiện đang nhanh chóng xảy ra ở Trung Đông.
“Tổng Thống Bush đáng được ghi công v́ tạo ra tinh thần là ngay cả ở Trung Đông, nơi sự thù hằn có thể tiếp nối trong bao đời, là người ta có thể thay đổi nhiều điều và các chính quyền Hồi Giáo có thể chấp nhận luật pháp, sự khoan dung, tinh thần dân chủ và các ư niệm khác mà chúng ta vẫn coi là sự đương nhiên,” theo ông Graham.
Daniele Pletka, một chuyên gia về chính sách ngoại giao tại một viện nghiên cứu có khuynh hướng bảo thủ, American Enterprise Institute, ở Washington, nói rằng việc thay đổi các chế độ đàn áp ở Iraq và Afghanistan với các chính quyền dân chủ, dù là không hoàn hảo, vẫn là một chiến thắng lịch sử cho ông Bush.
“Đương nhiên là ông phải được ghi nhận công lao này v́ ông đưa ra cho thế giới thấy là dân chủ có thể đạt được trong thế giới Ả Rập,” bà Pletka cho hay. “Đây là một ư tưởng dễ bị chế diễu trước khi ông Bush lên làm tổng thống. Và chúng ta không nên coi thường việc giải phóng khoảng 50 triệu người Hồi Giáo từng sống dưới chế độ áp chế ở Afghanistan và Iraq.”
(V.Giang/NV)