Lo ngại của ngành tài chính, ngân hàng Trung Quốc - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 12-01-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Lo ngại của ngành tài chính, ngân hàng Trung Quốc

Hai báo cáo của IMF về t́nh trạng ngân hàng và tương lai kinh tế của Trung Quốc không mấy sáng sủa. Nợ xấu của ngân hàng, đe dọa vỡ bong bóng địa ốc ngày càng đè nặng lên nền kinh tế thứ nh́ trên thế giới.



Ngày 14/11/2011, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế công bố một bản báo cáo về t́nh trạng của các ngân hàng Trung Quốc. Theo đó, lĩnh vực tài chính và ngân hàng của nền kinh tế thứ hai toàn cầu « nh́n chung vẫn vững mạnh » nhưng dễ bị tổn thương trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, đặc biệt là trước đe dọa vỡ bong bong địa ốc. Chưa đầy 10 ngày sau, cũng IMF trong "Báo cáo về Phát triển Bền vững của Trung Quốc" không hoàn toàn lạc quan về tương lai kinh tế của nước đông dân nhất địa cầu.

Trong bối cảnh kinh tế châu Âu bị đe dọa khủng hoảng và suy thoái, các đầu tàu kinh tế thế giới khác là Hoa Kỳ, Nhật Bản đều đang bị ách tắc, những tin xấu về viễn ảnh tăng trưởng của Trung Quốc càng gây hoang mang.

Nợ xấu, căn bệnh trầm kha của ngân hàng Trung Quốc

Căn cứ vào một cuộc khảo sát trên 17 ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc, bảo đảm đến 83 % các hoạt động của các ngân hàng ngoại thương, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đă đi đến kết luận : "nh́n chung, hệ thống ngân hàng Trung Quốc có khả năng đối phó với những khó khăn riêng lẻ" nhưng sẽ khó đứng vững nếu như gặp quá nhiều khó khăn dồn dập cùng một lúc như hiện tượng thiếu tín dụng, khu vực địa ốc bị khủng hoảng, tỷ giá nhân dân tệ giao động đột ngột hoặc lăi suất ngân hàng biến đổi bất thường.

IMF cũng cảnh báo Trung Quốc về nguy cơ nợ khó đ̣i gia tăng. Phía Trung Quốc nhấn mạnh là tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng nước này đang trên đà được thu hẹp lại. Tuy nhiên, mọi người c̣n nhớ là trong hai cuộc khủng hoảng tài chính gần đây (năm 1999 và 2004) Trung Quốc đă vô cùng nhức đầu v́ nợ xấu. Trong khi đó th́ ngân hàng trung ương luôn báo cáo là tỷ lệ khó đ̣i chỉ tương đương với 1 % các khoản tín dụng mà hệ thống ngân hàng trên toàn quốc cấp cho khu vực sản xuất và tư nhân.

Vào thời điểm năm 1999, các chuyên gia quốc tế đă báo trước là tỷ lệ này tương đương với ít nhất là từ 30 đến 40 %. Cũng phải nói thêm là khác với hai đợt khủng hoảng tài chính trước đây tại Trung Quốc, lần này môi trường phát triển kinh tế toàn cầu không được thuận lợi bằng.

Theo đánh giá của ngân hàng Thụy Sĩ, Credit Suisse, trong vài năm sắp tới, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Trung Quốc sẽ lên tới 12 % và như vậy sẽ hút đến 60% thanh khoản của các ngân hàng. Hậu quả trực tiếp là tiền mặt thêm khan hiếm. Doanh nghiệp tư nhân sẽ càng vất vả khi đi vay tín dụng.

Trong báo cáo gần đây nhất, chính Quỹ đầu tư của nhà nước Trung Quốc CICC -cực chẳng đă- phải lên tiếng báo động về hiện tượng nợ khó đ̣i của các ngân hàng sẽ tăng lên trong nửa đầu năm 2012. Quỹ CICC cho rằng "khan hiếm tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ" là nguyên nhân làm tăng mức độ rủi ro của ngân hàng.

Dự trữ vốn yếu kém

Thế nhưng đây lại chính là điểm thứ nh́ đáng lo ngại trong mắt IMF. Do để hỗ trợ tiêu thụ nội địa và để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế, chính quyền Bắc Kinh ngay từ cuối 2008 đầu 2009 đă bơm thêm 440 tỷ đô la vào cỗ máy kinh tế quốc gia. Gói kích cầu này đành rằng đă giúp Trung Quốc duy tŕ được tỷ lệ tăng trưởng vẫn trên 8- 9 % một năm. Nhưng mặt khác hiện tượng « tiền đổ vào như nước » cũng đă góp phần làm suy yếu thêm hệ thống ngân hàng. Hiểu theo nghĩa các ngân hàng đă dễ dăi cấp tín dụng, đặc biệt là cho các tập đoàn nhà nước mà không đ̣i hỏi nhiều bảo đảm hay không đ̣i hỏi về hiệu quả kinh tế ....

Ngân hàng Trung Quốc từ 2009 tới nay đă nhắm mắt cho vay và theo : IMF tại có tới 20 % tín dụng các ngân hàng Trung Quốc cấp cho tư nhân chỉ được đảm bảo ở mức rất thấp, là chưa đầy 8 %.

Luận điểm này đă bị ngân hàng Ngoại Thương Trung Quốc phản bác lại. Theo đó tỷ lệ vốn lơi của các ngân hàng Trung Quốc là 21,5 % tức cao vào mức kỷ lục. Để so sánh, Công ước ngân hàng Bassel 3 quy định đến năm 2013 tỷ lệ vốn lơi so với khoản tín dụng mà một cơ quan tài chính có thể cho vay tối thiểu phải là 9 %.

Nói một cách dễ hiểu, phía Trung Quốc cho biết để có thể cho vay 100 đồng, ngân hàng cần chứng minh có một khoản dự trữ ít nhất là 21 đồng rưỡi. Thế nhưng theo các chuyên gia, nếu như tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng Trung Quốc thực sự là ở mức cao kỷ lục 21,5 % th́ điều đó chứng tỏ là ngành ngân hàng ở nước này không mấy tin tưởng vào khả năng thanh toán của các con nợ. Thêm vào đó không phải bất kỳ một ngân hàng nào ở Trung Quốc đều có tỷ lệ dự trữ an toàn hơn 20 % như vừa nêu.

Nói như một nhà tài chính nổi tiếng của Hoa Kỳ th́ hệ thống ngân hàng Trung Quốc rất mong manh v́ được "xây trên cát lầy". Vùng cát lầy đó theo quan điểm của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế là nợ chồng chất của các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là của ngành mua bán bất động sản. Chính v́ điểm này, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế kêu gọi Bắc Kinh nên xét lại tiêu chuẩn cấp tín dụng cho các đơn vị sản xuất. Định chế tài chính đa quốc gia này mong mỏi quyết định cấp tín dụng hay không phải được dựa trên các tiêu chuẩn kinh tế - như mức độ tin cậy đối với người đi vay, hay tiềm năng phát triển của một cơ sở sản xuất ...- chứ không phải là được căn cứ trên cơ sở chính trị như hiện nay.

IMF kêu gọi Trung Quốc nên "tiến hành cải cách, kể cả việc cho phép các ngân hàng hoạt động dựa trên cơ chế thị trường". Để làm được việc đó, "chính phủ Trung Quốc cần giảm bớt vai tṛ của ḿnh trong hệ thống ngân hàng và cho phép các nhà cho vay đưa ra quyết định dựa trên mục tiêu thương mại".

Nguy cơ thị trường địa ốc sụp đổ

Như vừa nói, nhà đất là một khu vực kinh tế được đặc biệt ưu đăi, được cấp vốn dồi dào để xây dựng. Với hậu quả là quả bóng địa ốc ở Trung Quốc đă nổi lên. Giá nhà đất trên quê hương ông Đặng Tiểu B́nh đă liên tục giảm sút từ tháng 8/2011. Tại các thành phố lớn giá cả nhà đất c̣n đổ mạnh hơn. Nguy cơ vỡ bong bóng địa ốc tại Trung Quốc theo các nhà quan sát ngày càng rơ nét : từ năm 2009 giá bất động sản ở các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải tăng đều đặt hơn 30 % trong một năm. Thế nhưng, trong ba quư đầu năm, ngành địa ốc tại nước đông dân nhất địa cầu đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất.

Các vụ kiện chủ thầu bán nhà cho tư nhân với giá quá cao ngày càng nhiều và bên cạnh đó th́ khối lượng các căn hộ, các khu nhà cao tầng đă xây xong nhưng vẫn c̣n để trống cũng ngày thêm lớn. Trong khi đó số người không có nhà ở cũng ngày càng gia tăng khi mà « đồng lương của cả đời người » chưa chắc đă đủ để sắm một căn nhà tươm tất tại các thành phố lớn.

Chỉ riêng trong tháng 10, tại thủ đô Bắc Kinh hơn 120 000 căn hộ vừa được hoàn tất nhưng vẫn chưa t́m được chủ nhân. Hoạt động tŕ trệ của ngành địa ốc khiến 177 văn pḥng mua bán nhà đất phải đóng cửa và cũng trong tháng 10, giá nhà ở tại 30 thành phố lớn của Trung Quốc giảm đi rơ rệt.

Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới hồi tháng 4/2011 cảnh báo là chỉ cần lạm phát tại Trung Quốc tăng 5 % trong một năm là cũng đủ để đe dọa đến sự phồn thịnh của ngành địa ốc. Lạm phát Trung Quốc trong tháng 10 vừa qua đă lên tới 5, 5 %.

Để làm hạ nhiệt trên thị trường bất động sản, chính quyền Bắc Kinh đă t́m cách « kiểm soát » giá nhà đất, giới hạn các dịch vụ mua nhà đầu cơ. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu các « liều thuốc » này có hiệu quả hay không và làm sao chính quyền có thể kiếm soát được các vụ mua bán nhà đất đó ?

Địa ốc và núi nợ 1000 tỷ euro của các chính quyền địa phương

Thêm một vấn đề khác đặt ra : do muốn tránh để xảy ra hiện tượng « bể bong bóng địa ốc », Trung Quốc đă yêu cầu giới ngân hàng từng bước siết lại các ṿi tín dụng, đ̣i tư nhân phải chứng minh là có những bảo đảm thế chấp ngày càng lớn. Mặt khác th́ chính quyền cũng đă áp dụng các biện pháp tăng thuế nhà đất. Các biện pháp này đă khiến hoạt động của ngành địa ốc « chạy chậm » lại. Nhưng khi tư nhân dời lại dự án tậu nhà, th́ nạn nhân đầu tiên lại là các chính quyền địa phương. Câu hỏi đặt ra là làm sao Bắc Kinh có thể giải quyết núi nợ 1000 tỷ euro của các chính quyền địa phương do chỉ có chính quyền địa phương mới đủ thẩm quyền trưng thu hay mua lại đất đai để xây dựng những khu nhà cao tầng.

Dự báo của nhiều trung tâm quốc tế nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc cho thấy, nhiều vụ biểu t́nh trước các công ty bất động sản sẽ diễn ra trong tương lai khi những người mua nhà, nhận thấy rằng căn hộ họ đă mua với giá quá đắt không phản ánh đúng giá trị của nó. Khi đó liệu chính sách kiểm soát tiền tệ để kềm hăm lạm phát của Bắc Kinh sẽ c̣n có hiệu quả hay không ?

Trở lại với hai báo cáo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế về t́nh trạng ngân hàng và phát triển bền vững của Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa nêu lên những lư do giải thích v́ sao IMF không chút lạc quan khi nh́n vào cỗ máy kinh tế đồ sộ của ông khổng lồ châu Á này.

Trước hết chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết v́ sao trong chưa đầy 10 ngày Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế lại công bố hai văn bản về t́nh h́nh Trung Quốc

Nguyễn Xuân Nghĩa: Sau vụ khủng hoảng Đông Á vào các năm 1997-1998, từ năm 1999, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF có chương tŕnh lượng định tài chính trong 25 khu vực kinh tế của địa cầu, tiến hành mỗi năm năm cùng Ngân hàng Thế giới. Mục đích là để khỏi bị khủng hoảng bất ngờ như thế giới đă từng bị. Căn cứ trên dữ kiện t́nh h́nh năm ngoái, báo cáo IMF về hệ thống tài chính Trung Quốc thuộc khuôn khổ đó, và hoàn tất từ Tháng Sáu, nên không hẳn là một sự biện bạch từ những ǵ đang xảy ra tại Âu châu. Thế rồi, cũng do sự bất ổn chung, Quỹ IMF mới chủ động thanh tra và thẩm lượng mức độ an toàn của các hệ thống tài chính tại 25 quốc gia khác nhau, trong đó có Trung Quốc, v́ có thể gieo họa cho cả cơ cấu quốc tế.

Chuyện thứ hai là giữa những bất trắc của kinh tế toàn cầu, từ Thượng đỉnh năm ngoái của nhóm G-20, IMF được yêu cầu đáng giá khả năng phát triển bền vững của bẩy đầu máy kinh tế lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Ấn Độ, và báo cáo cho Thượng đỉnh G-20 tại Cannes vào tháng 11 vừa rồi. Phúc tŕnh về khả năng bền vững của kinh tế Trung Quốc được soạn thảo trong mục tiêu đó, với sự đồng ư và hợp tác của Bắc Kinh. Nó đáng chú ư v́ nói đến t́nh trạng bấp bênh của kinh tế Trung Quốc và sự khác biệt về cách ứng phó của Bắc Kinh và IMF.

Tuy nhiên, ngay trước mắt th́ người ta chú ư đến hồ sơ cấp bách hơn của tương lai ngắn hạn, đó là những rủi ro trong hệ thống tài chính và ngân hàng của Trung Quốc.

RFI: Theo dơi hồ sơ tài chính này từ lâu, anh nghĩ sao về những yếu kém của hệ thống ngân hàng Trung Quốc qua cách đánh giả của Quỹ Tiền tệ Quốc tế?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Phúc tŕnh IMF có đầy thuật ngữ chuyên môn lồng trong ngôn từ ngoại giao lịch sự của một định chế quốc tế nên có thể không phản ảnh hết sự u ám của cả kiến trúc tài chính Trung Quốc. Chưa kể là họ cũng không muốn gây thêm tâm lư hốt hoảng vào lúc này!

Một cách cụ thể th́ sau khi ngợi ca thành tích cải cách kinh tế của Trung Quốc, IMF nêu ra cả chục rủi ro. Trước hết là bốn rủi ro ngắn hạn của các ngân hàng Trung Quốc, rồi nguy cơ bất ổn về cơ cấu trong tương lai trung hạn - từ hai đến năm năm tới - nếu không tiến hành cải cách hệ thống tài chính và ngân hàng. Sau cùng, quan trọng nhất là sự lệch lạc do chính sách kinh tế chính trị gây ra cho xứ này.

RFI: Chúng ta sẽ bắt đầu từ bốn loại hiểm tai trước mắt, thưa anh, đó là những rủi ro ǵ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Trước hết là hậu quả về cả phẩm lẫn lượng của việc ào ạt bơm tín dụng vào kinh tế qua hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp của nhà nước. V́ được bơm tiền quá nhiều mà sổ sách luật lệ thiếu nghiêm minh th́ người ta không thẩm định rủi ro khi cho vay, nên càng không tính ra được rủi ro tín dụng. Nguy cơ khủng hoảng được đánh giá là từ trung b́nh đến cao.

Thứ hai là hiện tượng tài trợ ngoại ngạch, là khỏi bút ghi trong kết toán tài sản các nghiệp vụ tài trợ nên gây ra nạn ngộ dụng tài nguyên, là bơm tiền không đúng chỗ. Hệ thống tài chính Trung Quốc không chỉ có các ngân hàng bị đe dọa mất nợ mà c̣n có t́nh trạng bơm tiền vào hoạt động đầu cơ về địa ốc hay thương phẩm - và trước mắt th́ c̣n gây ra rủi ro lạm phát khá cao.

Thứ ba, nạn đầu cơ thổi lên bong bóng địa ốc làm giá cả bất động sản tăng vọt, dẫn tới rủi ro bể bóng làm ngân hàng mất nợ v́ đă và đang tích lũy nhiều khoản nợ khó đ̣i và sẽ mất. Mà rủi ro đến cỡ nào th́ khó ai biết được v́ sổ sách mờ ảo và lại được bảo vệ bởi quy tắc bí mật quốc gia.

Vấn đề thứ tư, chính là cơ chế mất quân b́nh hiện tại với vai tṛ quá lớn của doanh nghiệp nhà nước và thẩm quyền mờ ám của các địa phương khi tiến hành đầu tư để kích thích kinh tế bằng cách đi vay ngân hàng cũng của nhà nước ở địa phương. Kết cuộc là một núi nợ rất lớn có thể sụp đổ. Mà lớn tới cỡ nào th́ các ngân hàng và cả trung ương vẫn chưa biết được.

RFI: Đấy là loại rủi ro ngay trong ngắn hạn, chứ trong trung hạn th́ bất ổn về cơ cấu đó là ǵ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Kiến trúc tài chính và ngân hàng phải có chức năng yểm trợ phát triển kinh tế trong lâu dài nên cần được cải cách. Nhưng nạn sơ cứng trong chính sách quản lư vĩ mô lại cản trở việc cải cách này, cho nên Trung Quốc không chỉ gặp rủi ro trước mắt mà c̣n tích lũy bất ổn cho tương lai trung hạn. Then chốt ở đây là thứ nhất, chính sách vĩ mô nhằm đạt mức tăng trưởng cao về lượng mà không chú ư đến phẩm, và thứ hai là chức năng phân phối tài nguyên hay tín dụng lại chủ yếu nằm trong tay nhà nước, qua ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, từ cấp trung ương đến các địa phương.V́ vậy mà nếu xứ này có thoát rủi ro nhất thời th́ sau đó vẫn c̣n nhiều nguy cơ hoạn nạn!

RFI: Sau khi lượng định như vậy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế khuyến cáo các ngân hàng của Trung Quốc nên cải tổ như thế nào?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Họ khuyến cáo qua 29 đề nghị khá rắc rối! Về đại thể, chính quyền phải đẩy mạnh hơn việc cải cách ngân hàng theo quy luật thị trường và quy củ kinh doanh: khi cho vay th́ phải biết tính lời lỗ, có chứng từ sách phân minh, cần thẩm định rủi ro cho chính xác để ngân hàng đảm nhiệm cho tṛn chức năng thu hút tiết kiệm và phân phối tín dụng sao cho an toàn và có lời. Song song, chính quyền phải bớt can thiệp vào nghiệp vụ ngân hàng, cần loại khí cụ điều tiết tiền tệ và tín dụng tinh vi hơn là quyết định hành chính thô thiển như hiện tại. Cao hơn vậy, bản phúc tŕnh c̣n đề nghị gia tăng quyền độc lập cho Ngân hàng Trung ương và khả năng lượng định tinh tế hơn cho các cơ quan hữu trách ở trên hầu lănh đạo có thể thấy trước rủi ro mà c̣n kịp ngăn ngừa. Đây là một loạt khuyến cáo về cải cách định chế, hoặc "định chế hóa" sự vận hành của các ngân hàng theo sát với tiêu chuẩn quốc tế.

RFI: Câu hỏi cuối thưa anh, nếu dự báo này xảy ra th́ nguy cơ với các ngân hàng Trung Quốc là ǵ và hậu quả sẽ ra sao?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Sau ba đợt "trắc nghiệm ứng suất" hay "stress test" của các ngân hàng Âu châu với kết quả tưởng khả quan mà thực tế vẫn gây nhức tim, Quỹ Tiền tệ IMF cùng Trung Quốc cũng đă trắc nghiệm khả năng ứng phó với sóng gió của 17 ngân hàng Trung Quốc. Kết quả cũng có vẻ an toàn nếu có bị hiệu ứng của vài ba cú sốc đơn lẻ, chứ thật ra t́nh h́nh lại nguy ngập hơn mà chẳng ai tính ra v́ thiếu thông tin khả tín ở mọi cấp!

Đa số dân Trung Quốc c̣n nghèo mà tiết kiệm lại rất cao, đến 40 lợi tức v́ họ thiếu mạng lưới an sinh ở dưới. Khi ngân hàng sụp đổ, dân nghèo chết trước, doanh nghiệp phá sản và dân thất nghiệp sẽ theo sau. Hiện nay, các tiểu doanh thương của tư nhân đều đă ở mé bờ khủng hoảng và nạn cho vay lăi cắt cổ trên thị trường tín dụng đen đă thành phổ biến. Nếu hệ thống tài chính này bị đổ th́ vấn đề không chỉ là kinh tế hay xă hội mà sẽ dội lên thượng tầng chính trị. Ở một nước thiếu dân chủ như Trung Quốc, có lẽ những biến động xă hội và chính trị như tại Âu châu chỉ là chuyện lăng du. Lănh đạo Bắc Kinh không thể không biết mối nguy đó nên Kế hoạch năm năm thứ 12 mới đặt ưu tiên là cải cách và IMF nhân đó mà đề nghị cải cách mạnh hơn.

RFI
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	11
Size:	12.3 KB
ID:	338847
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 21:59.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06428 seconds with 12 queries