Chiếc giường có niên đại khoảng 77.000 năm trước, được làm bằng các loại cây cỏ có khả năng đuổi muỗi.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Witwatersrand (Nam Phi) vừa phát hiện ra chiếc giường cổ nhất của người tiền sử, được làm từ thân cây rắn chắc và phủ lá ở hang đá Sibudu.
Chiếc giường được cho là thuộc về những người tiền sử sống tại đây từ khoảng 77.000-38.000 năm trước. Những lớp lá trải giường ngoài tác dụng nâng đỡ cơ thể khi ngủ còn chứa các thành phần có tác dụng đuổi muỗi.
Con người biết trải lá làm giường ngủ từ 77.000 năm trước
Cách lựa chọn lá cây cho thấy những cư dân ở Sibudu rất am hiểu về thực vật xung quanh hang động cũng như tác dụng y học của chúng.
Kết quả phân tích cho thấy nó được sửa sang lại nhiều lần trong thời gian sử dụng. Ngoài ra, các nhà khoa học phát hiện thấy khoảng 73.000 năm trước, con người có thói quen đốt giường sau khi sử dụng, để diệt các loài bọ, rệp.
Cư dân ở Sibudu được cho là rất am hiểu tác dụng y học của thực vật quanh khu vực sinh sống của họ
Việc dùng lá làm giường ngủ phổ biến hơn vào khoảng 58.000 năm trước, cho thấy dân số vào thời kỳ đó tăng nhanh.
Hiện tượng này xảy ra một thời gian ngắn trước khi loài người hiện đại từ Châu Phi tràn sang định cư ở Châu Âu và Châu Á.
Thu Thương (Theo Dailymail)