Mỗi năm, nhà chức trách Nhật phải thu dọn tới 100 thi thể treo lủng lẳng tại một thắng cảnh ở núi Fuji - điểm nóng tự vẫn của nước này.
Khu rừng Aokigahara là một nơi vắng vẻ để chết. Thực vật dưới chân núi Fuji rậm rạp tới mức những người muốn từ giă cơi đời rất dễ biến mất trong đám cây xanh và không ai có thể phát hiện ra họ nữa.
Mỗi năm, giới chức Nhật phải thu dọn khoảng 100 thi thể ở đây song một số khác có thể nằm măi ở đó suốt nhiều năm mà không bị ai phát hiện.
Chính xác là tại sao có quá nhiều người chọn cách chấm dứt cuộc sống trong rừng vẫn là một điều bí ẩn dù có giả thuyết rằng người đầu tiên trong số những người tự tử đă chọn cách chết theo tiểu thuyết.
Azusa Hayano đă nghiên cứu và chăm sóc cho khu rừng hơn 30 năm song người đàn ông này vẫn không thể lư giải xu hướng trên. Như bản chất của công việc, Azusa thường phải đối mặt với một nhiệm vụ đáng sợ đó là thu nhặt xác chết của các nạn nhân tự tử hoặc can thiệp khi phát hiện ai đó đang định tự vẫn nếu vẫn chưa quá muộn. Azusa ước tính, chỉ riêng anh ta đă t́m thấy hơn 100 thi thể trong ṿng 20 năm qua.
Nhà địa chất trung niên này đă đưa đoàn làm phim của Vice World thâm nhập sâu vào trong khu vực gọi là "Jukai" - biển cây, để chia sẻ những ǵ ḿnh biết.
Dù Azusa Hayano không thể đưa ra một câu trả lời dứt khoát nào về việc tại sao có quá nhiều người tự vẫn tại Aokigahar song người đàn ông này đă có được cái nh́n sâu vào hành vi những người tuyệt vọng muốn chết ở đây.
Trong bộ phim tài liệu của Vice World, Azusa Hayano đă kể về những bằng chứng để lại trên có thể chỉ ra điều ǵ diễn ra trong tâm trí mọi người vào thời khắc trước khi họ tự vẫn hoặc trong một số trường hợp, họ thay đổi quyết định và tiếp tục sống.
Cuốn phim mở đầu bằng cảnh một chiếc ô tô bị bỏ lại ở ŕa rừng, một bản đồ c̣n để mở ở phía trước. Ông Azusa cho biết, chiếc xe đă bị bỏ lại đây từ nhiều tháng. "Tôi đoán, chủ chiếc xe đă vào rừng từ điểm này và không bao giờ trở ra. Tôi đoán rằng họ vào rừng với những suy nghĩ phiền muộn".
Đi sâu vào trong rừng, đoàn làm phim đi qua một tấm bảng kêu gọi những người muốn tự vẫn hăy suy nghĩ lại. Tấm bảng viết: "Cuộc sống của bạn là một món quà quư giá từ cha mẹ bạn. Xin hăy nghĩ tới cha mẹ, anh chị và con cái. Đừng giữ riêng cho ḿnh. Hăy nói ra những rắc rối của bạn".
Dù có một số lượng đáng báo động những người dường như điếc trước lời cầu khẩn trên, cũng có những người thay đổi suy nghĩ. Hayano cho biết, có một số người không chắc liệu đă sẵn sàng tự vẫn chưa v́ họ đă để lại một số đánh dấu ở những con đường đă đi qua và có thể dùng nó để nhận ra đường quay lại nơi an toàn. "Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ thấy những đánh dấu và t́m được một điều ǵ đó ở cuối đường. Bạn có thể t́m thấy một xác chết hoặc t́m thấy dấu vết rằng có người đă tới đó".
Với Azusa Hayano, vấn đề tự vẫn ở Nhật đă thay đổi nhiều trong suốt các năm qua. Trước đây, các samurai tự vẫn để bảo vệ danh tiếng c̣n ngày nay đó chỉ là dấu ấn cho thấy sự cô đơn trong một xă hội hiện đại. Azusa tin rằng đó là một hiện tượng của lối sống đơn độc với internet.
Hoài Linh (Theo DailyMail)