Tôi có khá nhiều đồng nghiệp, v́ một lư do nào đó, thường đi Việt Nam và Trung Quốc. Những lúc tán gẫu, tôi hay hỏi cảm nghĩ của họ về hai đất nước ấy. Chúng tôi đủ thân để có thể nói thật với nhau về nhiều điều. Một trong những điểm chung hầu như mọi người đều đồng ư với nhau là cách nhận xét về con người Việt Nam và Trung Quốc.
Xin tóm tắt vài ư chính:
Với tư cách cá nhân và trong quan hệ liên cá nhân (interpersonal), nói chung, người Việt Nam thân thiện hơn hẳn người Trung Quốc. Nhiều bạn tôi nêu lên một kinh nghiệm: Đến một quốc gia mới nào đó, một trong những việc đầu tiên họ làm là ngồi hay đứng ở một góc phố nào đó, với ly cà phê hay chiếc máy ảnh trên tay, ngắm thiên hạ qua lại. Những ḍng người đi qua, lúc thưa thớt lúc đông đảo; lúc thảnh thơi lúc hối hả. Hết lớp này đến lớp khác. Họ chỉ ngắm và cố nắm bắt một nét ǵ đó chung nhất giữa hàng ngàn con người xa lạ kia. Theo họ, nét chung của người Trung Quốc là tính hướng đích (goal-oriented): Mọi người cứ cắm cúi đi, nhắm đến việc thực hiện một ư định nào đó của ḿnh, ví dụ, đi thật nhanh đến chỗ làm hoặc một nơi nào đó. Khi thực hiện điều đó, họ không hề quan tâm đến người khác. Và bất chấp người khác. Không phải là họ chen lấn. Nói đến chen lấn là nói đến một chút ư thức về sự hiện diện của người khác. Trong phần lớn trường hợp, trên đường phố, người Trung Quốc không hề có ư thức đến sự hiện hữu của người khác. Họ cứ đi thẳng. Như chỉ có một ḿnh họ. Ai không tránh họ th́ họ đụng thẳng vào, lấy vai hích, mở ra một lối đi. Vậy thôi. Người Việt Nam th́ khác. Họ đi và họ nh́n chung quanh. Ngay cả khi chen lấn th́ họ cũng quan sát người khác để biết khi nào cần chen lấn và chen lấn đến mức độ nào th́ dừng lại. Người Việt cũng thường đi thành từng cặp hoặc nhóm. Giữa họ với nhau lúc nào cũng có tiếng nói hoặc tiếng cười. Có khi v́ mải mê cười và nói, họ không để ư đến chung quanh. Nhưng ít nhất họ cũng để ư đến nhau.
Khi được người ngoại quốc chận lại hỏi đường, người Việt cũng hay dừng lại và biểu hiện một số cố gắng giúp đỡ hơn người Trung Quốc. Trong trường hợp không biết tiếng Anh, người Trung Quốc thường lạnh lùng đi thẳng; người Việt Nam thường cười ngượng nghịu và lắc đầu. Thấp thoáng có chút ǵ như áy náy về việc ḿnh không biết nói tiếng Anh và/hoặc không giúp đỡ được người khác.
Quán xá ở Việt Nam và ở Trung Quốc đều ồn ào như nhau. Nhưng từ lỗ tai của những người không biết tiếng Việt và tiếng Tàu, người ta có cảm tưởng như người Tàu thường căi cọ, c̣n người Việt th́ thường đùa giỡn.
Tuy nhiên, với tư cách công tư chức, trong vai tṛ của người làm việc, nhiều bạn tôi nói: Họ thích người Tàu hơn người Việt.
Người Việt dường như không phân biệt việc riêng và việc chung; quan hệ cá nhân và quan hệ công chúng; giữa t́nh cảm và trách nhiệm; không tập trung để giải quyết hẳn một việc ǵ. Nói chuyện với nhau th́ rất vui nhưng sau đó, không ai dám chắc là công việc có hoàn tất như dự tính hay không. Nhiều việc rất đơn giản nhưng cứ kéo dài dây dưa từ ngày này qua ngày khác, thậm chí, từ tháng này qua tháng khác. Có khi, cuối cùng, phải bỏ dở.
Phần lớn người Trung Quốc, ngược lại, làm việc như một doanh nhân đầy tính toán nhưng rất năng nổ. Họ muốn làm được việc và xem mọi đối tác như những khách hàng cần được mua chuộc. Một số bạn bè tôi kể: sang bàn bạc các dự án hợp tác chung với các đại học ở Trung Quốc, mất th́ giờ nhất là chương tŕnh ăn uống. Sáng, mới mở mắt, đă có người đến tận khách sạn mời đi ăn. Ăn xong, đến đại học, chào hỏi và giới thiệu qua quưt chút xíu, lại được mời ăn nữa, ngay trong trường. Ăn xong, bàn việc tiếp. Đến trưa, lại ăn. Cực kỳ thịnh soạn. Rồi bàn việc tiếp. Giữa chừng, mọi người dừng lại để ăn. Chiều, lại ăn. Ăn xong, có người chở đi loanh quanh xem phố xá. Rồi lại ăn, trước khi về khách sạn ngủ. Người ta tính mỗi ngày được mời ăn uống không dưới 7,8 lần. Ngày nào cũng thế. Ngay cả những người kiêng ăn cũng cảm kích: Người ta cảm thấy được chiều chuộng và được tôn trọng. Về lại Úc, phần lớn không giấu được thiện cảm. Người này kể với người khác. Số người thích t́m kiếm các dự án hợp tác với Trung Quốc càng ngày càng nhiều.
Nói một cách tóm tắt, theo các bạn tôi, người Việt, tự bản chất, vẫn là những nông dân thật thà, chất phác và dễ thương nhưng chỉ biết những cái lợi nhỏ trước mắt và ít đáng tin cậy trong công việc; người Trung Quốc, ngược lại, là những doanh nhân xem mọi đối tác là những khách hàng cần được ve văn và khai thác. Việt Nam là một địa điểm tuyệt hảo để đi du lịch, nhưng Trung Quốc mới là một địa điểm để hợp tác và làm ăn.
Dĩ nhiên, ở trên chỉ là ư kiến của năm, mười người. Để có một kết luận chính xác, cần có một cuộc thăm ḍ rộng lớn hơn. Nhưng bằng kinh nghiệm cá nhân của người Việt, chúng ta cũng rất dễ thấy những nhận định ấy có lẽ không quá xa sự thật.
Tôi kể lại ư kiến của các bạn tôi không phải để chê bai người Việt và khen ngợi người Trung Quốc. Tôi chỉ muốn nêu lên vấn đề để chúng ta cùng suy nghĩ.
Để cùng phát triển.