Sau nhiều tuần các nhà phân tích quân sự kiểm tra tên lửa của Triều Tiên trước và sau vụ thử nghiệm thất bại, giờ đây sự tập trung lại hướng về một chiếc... xe tải.
Đó không phải là một chiếc xe tải b́nh thường. Nó c̣n được gọi là “bệ phóng cơ động”, được thiết kế để đưa một tên lửa tầm xa vào vị trí, nâng thẳng đứng và phóng từ bất kỳ khu vực nào ở Triều Tiên. Phương tiện vận chuyển này được bắt gặp trong buổi diễu hành quân sự ở B́nh Nhưỡng cuối tuần trước, mang theo một tên lửa tầm xa mới.
Liên Hợp Quốc đang tiến hành điều tra xem liệu có phải là sản phẩm của Trung Quốc hay không, nếu đúng vậy th́ Trung Quốc đă vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Hội đồng Bảo an, chịu trách nhiệm giám sát việc thi hành các lệnh trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên, đang tiến hành điều tra vụ việc này.
Khi được hỏi về chiếc xe, Bộ trưởng Quốc pḥng Leon Panetta cho biết: “Tôi chắc rằng có sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc. Nhưng tôi không biết chính xác đó là ǵ”.
Tên lửa lớp Taepodong trong lễ duyệt binh của Triều Tiên.
Anthony Cordesman, thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược cũng đồng ư với quan điểm này: “Không c̣n nghi ngờ ǵ về sự hợp tác về công nghệ tên lửa giữa Trung Quốc và Triều Tiên trong lịch sử”.
Tuy nhiên, ông cũng khá thận trọng: “Cho đến khi có thể khẳng định chắc chắn rằng hệ thống này được sản xuất tại Trung Quốc và điều đó là vi phạm lệnh cấm, điều đó không có nghĩa rằng bất kỳ thứ ǵ đó xuất phát từ Trung Quốc cũng đều vi phạm các cam kết của nước này”.
Charles Vick, một nhà nghiên cứu tên lửa của
GlobalSecurity.org chỉ ra, “chiếc xe tải” đó có thể không phải sản xuất ở Trung Quốc. “Đó có thể là một “bản sao” mà Triều Tiên tự làm nhưng về cơ bản đó cùng là một thiết kế. Hoặc Trung Quốc có thể đă bán phương tiện đó cho Triều Tiên trước khi lệnh trừng phạt ban hành”, ông nói.
Tuy nhiên, lại có ít chuyên gia sẵn sàng khẳng định chiếc xe được nh́n thấy trong buổi diễu hành là thật. Charles Vick cho biết: “Tôi nghĩ rằng cũng có thể tạo ra những tên lửa chỉ dùng trưng bày trước công chúng mà không có các trang thiết bị bên trong như của phiên bản thật”.
Ông Anthony Cordesman cho biết thêm, c̣n nhiều điều chúng ta chưa biết về tên lửa. “Có thời gian không ai trong chúng ta thực sự biết về nó v́ chưa được nh́n bên trong. Không một ai có chút ư tưởng lờ mờ nào. Đầu tiên chúng ta không biết nó có phải là thật và nếu nó là thật th́ lại phải nói đến tính tin cậy hoặc hệ thống hướng dẫn”, ông nói.
Về điểm nay, ngay cả ông Panetta, Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ và là cựu giám đốc CIA, cũng đồng ư. “Thành thực mà nói, để có được thông tin chính xác về cái ǵ thật hay không thật ở đây là một thách thức”, ông nói.
Tuy nhiên, việc Triều Tiên thất bại trong vụ thử vệ tinh mới đây cho thấy nước này chưa đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát triển các tên lửa tầm xa. Đó là nhận định của Trung tướng Patrick O’Reilly, giám đốc cơ quan pḥng vệ tên lửa Mỹ: “Cần phải có rất nhiều thử nghiệm xác nhận khả năng của tên lửa và trên thực tế Triều Tiên đă nhiều lần thất bại. Cuộc thử nghiệm mới đây là bằng chứng rơ ràng cho thấy họ chưa đạt được tiến bộ như mong muốn”.
Phan Anh (theo CNN)