Thảo luận về dự thảo Luật Giá sáng qua (28/5), nhiều Đại biểu Quốc hội c̣n băn khoăn khi cơ chế “xin cho” vẫn lấp ló trong các qui định của dự thảo Luật và nguy cơ không thể kiểm soát giá các mặt hàng độc quyền nếu cho doanh nghiệp “tự quyết trong các quy định giá khung”.
Băn khoăn về qui định “Đăng kư giá”
Mặc dù Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy cần thiết phải quy định biện pháp “đăng kư giá” nhằm: tạo công cụ kiểm soát việc h́nh thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện b́nh ổn giá, nhất là trong trường hợp thao túng giá thị trường ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng; việc quy định “đăng kư giá” không dẫn đến can thiệp sâu của Nhà nước vào quyền chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp v́ chỉ áp dụng đăng kư giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện b́nh ổn giá tại thời điểm b́nh ổn giá.
Nhưng nhiều đại biểu lại không tán thành đưa qui định về “đăng kư giá” v́ hiện chưa có cơ chế giám sát cụ thể cũng như lực lượng tương ứng, khi áp dụng vào thực tế sẽ khó bảo đảm tính nghiêm minh.
Theo báo cáo tổng hợp t́nh h́nh đăng kư giá, kê khai giá theo Thông tư 122/2010 của Bộ Tài chính th́ qua 6 tháng thực hiện Thông tư này Cục Quản lư giá chỉ từ chối yêu cầu tăng giá bán của DN 2 lần, chưa tới 3% đơn đề nghị.
Điều này cho thấy, trong một môi trường cạnh tranh khi tiếp tục tăng giá th́ DN phải có lư do hết sức xác đáng, cân nhắc kỹ lưỡng v́ yếu tố cạnh tranh luôn được đặt lên hàng đầu.
Theo ĐB Trần Du Lịch (đoàn TP.HCM), với việc đăng kư giá th́ không rơ vai tṛ và quyền của cơ quan Nhà nước. Nếu không đồng ư với giá đăng kư của DN mà DN phải thay đổi giá th́ Nhà nước đă quyết định giá. C̣n nếu cơ quan có thẩm quyền đồng ư với giá đăng kư của DN th́ thực chất hoạt động đăng kư giá chỉ là “kê khai giá”, không có tác dụng ǵ với việc điều tiết giá cả thị trường của Nhà nước.
|
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) phát biểu tại Hội trường. |
Theo một số phân tích, biện pháp đăng kư giá không thành công trong trường hợp cố gắng can thiệp và b́nh ổn giá sữa, gas, thuốc chữa bệnh… Nên “Để Luật quản lư giá thống nhất và phù hợp với Luật Cạnh tranh và hỗ trợ thị trường phát triển tôi đề nghị áp dụng các biện pháp b́nh ổn giá trực tiếp chỉ nên giới hạn trong trường hợp có dấu hiệu lũng đoàn về giá” – ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nêu ư kiến.
Một số ĐBQH nhận định, việc điều chỉnh giá theo dự thảo Luật sẽ “khiến cho các nhà phân phối th́ đầu cơ, c̣n các đại lư th́ “găm” hàng đợi giá lên như thực tế đă xảy ra”.
B́nh ổn giá “mông lung”
Là nhận xét của nhiều ĐB về các nguyên tắc về b́nh ổn giá trong dự thảo Luật. Tán thành danh mục hàng b́nh ổn chỉ c̣n 10, không quá mở rộng như trước v́ “Mở rộng danh mục hàng hóa b́nh ổn là lợi bất cập hại, Nhà nước lấn chiếm thị trường mà không giải quyết được ǵ”, nhưng ĐB Lịch cũng lưu ư “10 mặt hàng này có lập quỹ b́nh ổn giá hay không cần nghiên cứu, quy định rơ. Mặt khác, cần lưu ư những bài học kinh nghiệm từ hoạt động của quỹ b́nh ổn xăng dầu khi cân nhắc vấn đề quỹ b́nh ổn giá”.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) lo ngại, không cẩn trọng, các qui định của dự thảo Luật c̣n có thể bị nước ngoài sử dụng “như vũ khí” để “đánh” DN nước ta trên thị trường nước ngoài, trong bối cảnh đến 2018 Việt Nam mới được công nhận nền kinh tế thị trường đầy đủ. Do vậy, ĐB Nguyễn Thanh Hải (Ḥa B́nh) cho rằng, cần “điều chỉnh các qui định để không c̣n mang nặng dáng dấp cơ chế “xin – cho” trong quản lư giá”.
Lo lắng nếu giá bán lẻ điện bị thả nổi
Theo báo cáo giải tŕnh tiếp thu chỉnh lư dự thảo luật của UBTVQH, vấn đề giá điện dự kiến sẽ được quy định như Chính phủ đề nghị. Nhà nước sẽ chỉ định mức giá cụ thể đối với giá truyền tải, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện v́ đây là những khâu đang thuộc độc quyền nhà nước.
Trước mắt, Nhà nước sẽ vẫn quy định khung giá đối với giá phát điện, giá bán buôn điện nhưng về lâu dài sẽ áp dụng cạnh tranh theo lộ tŕnh. Riêng về giá bán lẻ điện, Nhà nước cũng sẽ quy định khung giá của mức giá bán lẻ điện b́nh quân, Thủ tướng quy định cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để bảo đảm điều chỉnh linh hoạt theo cơ chế thị trường. Điều này đồng nghĩa, EVN sẽ định giá cụ thể giá bán lẻ điện, Bộ Công Thương kiểm soát trong khung giá của Chính phủ.
Suy từ thực tế thời gian qua, ngành điện liên tục đề nghị Chính phủ tăng giá điện nên nhiều ĐB cho rằng, “nếu thả giá bán lẻ điện chắc chắn sẽ có mức giá không lợi cho người tiêu dùng”. ĐB Trần Văn Tấn (tỉnh Tiền Giang) không tán thành để DN tự định giá trong điều kiện EVN c̣n độc quyền mà Nhà nước cần định giá bán cụ thể đối với giá bán lẻ điện.
Bởi Bộ Công Thương vừa là chủ sở hữu EVN, vừa là cơ quan thẩm định, kiểm soát giá điện, ra các chính sách về giá điện. "Kể cả có Cục Điều tiết điện lực quyết nhưng vẫn thuộc bộ này. Như vậy có mâu thuẫn về lợi ích trong việc điều hành giá điện. Cần có cơ quan độc lập giám sát giá điện. Nếu giá bán lẻ điện không được Nhà nước định giá cụ thể th́ sẽ thiệt hại cho người tiêu dùng" - ĐB Nguyễn Thanh Hải đề nghị.
Đồng t́nh quan điểm này, ĐB Nguyễn Văn Thành (Lạng Sơn) lưu ư các quy định về định giá cần xem xét kỹ, tránh nguy cơ sau khi thông qua dự luật, giá điện sẽ lại tăng cao.
Hương Giang