LITTLE SAIGON (NV) - Hàng năm cứ vào tiết Tháng Bẩy Âm Lịch, Mùa Vu Lan Thắng Hội lại được rộn ră tổ chức tại khắp các chùa viện trong cũng như ngoài nước.
Một buổi lễ tại chùa Huệ Quang, Santa Ana. (H́nh: Nguyên Huy/Người Việt)
Trong tuần lễ này từ cuối Tháng Tám cho đến đầu Tháng Chín, có ít nhất là 10 ngôi chùa, tu viện lớn của người Việt tại Nam California tổ chức lễ Vu Lan Thắng Hội.
Đó là chùa Quan Âm, tổ chức lễ tại trường McGavin Immediate, Westminster. Chùa Bồ Đề tổ chức tại trung học Valley High School, Santa Ana, với chủ đề “Tri Ơn Công Đức.” Chùa Dược Sư, Garden Grove, tổ chức lễ trong khuôn viên chùa vào đầu Tháng Chín. Trong khi đó, chùa Viên Minh trên đường Trask, Garden Grove, sẽ tổ chức Lễ Triệu Vong tại biển Long Beach vào ngày 9 Tháng Chín.
Nhiều tổ chức Phật học cũng nhân dịp Vu Lan có những sinh hoạt đặc biệt như “Pháp Hội Vu Lan Đại Bi,” tổ chức tại Long Beach Convention Center vào ngày 31 Tháng Tám, Hội Phật Tử Lạc Pháp tổ chức Giải Khuyến Học Phật Pháp Căn Bản Vấn Đáp tại hội trường Văn Lang, trên đường Moran, Westminster, vào ngày 9 Tháng Chín, Nhóm Mắt Thương Nh́n Đời, một tổ chức của các Phật tử trẻ, tổ chức lễ Vu Lan tại Trung Tâm Sangha, Huntington Beach.
Nữ Phật tử Chơn Tịnh Diệu, thuộc Nhóm Mắt Thương Nh́n Đời, cho biết: “Mặc dầu tổ chức Mắt Thương Nh́n Đời đă có được trung tâm sinh hoạt riêng là Trung Tâm Mây Từ trên đường Magnolia, Westminster, nhưng trong mùa Vu Lan, nhóm tổ chức lễ chung cho tất cả các giới Phật tử. Chúng tôi dự trù có đến 500 Phật tử sẽ tham dự theo như mọi năm, nên Trung Tâm Mây Từ nhỏ quá không đủ sức chứa số người tham dự. Nội dung của lễ Vu Lan năm nay vẫn nhằm mục đích chính là lễ Bông Hồng Cài Áo cho tất cả Phật tử tham dự để nhớ đến công ơn dưỡng dục của mẹ cha theo như lời dạy của Đức Phật. Và cũng theo trong kinh Phật có kể đến ḷng hiếu thảo của Phật tử Mục Kiền Liên đă cứu mẹ thoát khỏi chốn địa ngục.”
Nhóm Mắt Thương Nh́n Đời là một tổ chức trẻ khoảng trên 30 người, ngoài giờ làm việc, thường dành nhiều thời gian để tổ chức các lớp tu miễn phí cho Phật tử thực tập để lợi lạc cho sức khỏe và thân tâm. Với các bạn trẻ, nhóm tổ chức các lớp tu tập dưới sự hướng dẫn của các thầy tại Thiền Đường Mây Từ để sinh hoạt tu học, chia sẻ các kinh nghiệm trong đời sống gia đ́nh, xă hội trong học đường hay sở làm.
Cô Chơn Tịnh Diệu cho biết thêm: “Đại lễ Vu Lan cũng là dịp để cho chúng ta được nghe thêm những lời giảng pháp của các vị tu hành. Trong buổi lễ này, Thầy Thích Phước Tịnh sẽ đến giảng một bài pháp về Vu Lan Thắng Hội để mọi người cùng hiểu biết thêm về chữ hiếu trong những lời dạy của Đức Phật. Theo Thầy Thích Phước Tịnh cho biết th́ bài giảng năm nay thầy sẽ đề cập đến nhiều câu chuyện thật cảm động về chữ hiếu trong đời sống của dân tộc chúng ta.”
Tuổi trẻ ngày nay ở hải ngoại thường hiểu đơn giản lễ Vu Lan có lễ chính là lễ Bông Hồng Cài Áo. Hồng trắng là đă mất mẹ, hồng đỏ là mẹ c̣n hiện tiền. Sở dĩ có lễ này là do từ một bài viết cảm động của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh viết vào năm 1962 ở Sài G̣n kể về một tập tục ở Nhật mà thiền sư được chứng kiến là nhân “Ngày Mẹ,” người Nhật thường có tục lệ cài một bông hoa hồng lên áo của mọi người, hoa đỏ là c̣n mẹ, hoa trắng là mẹ đă khuất núi. Sau đó bài viết được nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ lấy ư sáng tác ra bài nhạc “Bông Hồng Cài Áo” được mội người ưa thích và truyền tụng nhau nhất là trong dịp Vu Lan nhớ mẹ.
Nhưng lễ Vu Lan c̣n là một lễ quan trọng khác nữa được truyền tụng lâu đời trong cuộc sống của người Việt Nam. Đó là lễ “Xá Tội Vong Nhân” thể hiện cái tinh thần nhân ái của dân tộc Việt Nam.
Ngày Rằm Tháng Bẩy (mùa Vu Lan Thắng Hội) thường được gọi là Tết Trung Nguyên. Theo sách Phật th́ ngày này là ngày “Xá Tội Vong Nhân” nghĩa là dưới âm phủ mọi tội nhân đều được tha tội trong một ngày nên đă tỏa ra khắp nơi. Các gia đ́nh nhân dịp này đều sửa soạn một lễ cúng gia tiên, mua vàng mă đốt để “tiếp tế” cho người thân đă măn phần. Lễ cúng này cũng được bày ra trước cửa nhà để cúng tặng những cô hồn, không nơi nương tựa thường được gọi là lễ “Cúng Cháo Thí” gồm có nồi cháo nóng và một vài món như đậu phọng luộc, kẹo bánh. Cúng xong th́ để mặc cho các trẻ quanh xóm tha hồ mạnh ai nấy cướp đi các thức ăn vừa cúng. Ở Việt Nam trước đây và có lẽ cả bây giờ, trẻ em thường có nhiều trong các khu lao động nên đă rất tận t́nh chầu chực ở những buổi cúng cháo thí của các nhà trong xóm, gây nên cảnh huyên náo trong ngày lễ này.
Nhiều gia đ́nh sung túc cũng nhân dịp này đến nhờ các chùa miếu trong vùng xin tổ chức làm “đàn tràng” để cúng thân nhân mới khuất trong năm. Đàn tràng gần như một lễ hội nhỏ v́ có nhiều nghi thức cả tôn giáo lẫn tín ngưỡng dị đoan nên thu hút được khá đông người đến xem. Nhà văn Khái Hưng của Tự Lực Văn Đàn cũng đă mô tả cuộc “chạy đàn” này trong tác phẩm bất hủ của ông, “Hồn Bướm Mơ Tiên.” Nay tại hải ngoại, nhiều chùa lớn cũng thường có buổi lễ “Cúng Cháo Thí” trong khuôn viên nhà chùa vào dịp lễ Vu Lan.
Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ vào ngày “Mother's Day” cũng thường có những buổi họp mặt mừng vui của con cháu với mẹ, nhưng vào dịp lễ Vu Lan th́ tinh thần “ngày của mẹ” rộng lớn hơn, không chỉ với mẹ c̣n hiện tiền mà cả với những mẹ đă khuất núi nhưng con cháu c̣n măi nhớ thương mà cầu nguyện cho mẹ sớm được siêu sinh tịnh độ thoát khỏi nơi định tội ở hỏa ngục như bà mẹ của Mục Kiền Liên.
Nguyên Huy/Người Việt