Một thôn nữ bị lừa bán sang Trung Quốc, 18 năm sau mới t́m được đường về sau khi đă nếm trải mọi khổ cực...
“Quan tham phù phép” cho 1.000 cô dâu lấy chồng ngoại
Cô dâu ngoại t́nh ngay trong ngày cưới
Mới 17 tuổi, cô bé Lợi ngày nào đă nghe theo bạn bè rủ rê đi làm ăn xa kiếm tiền. Thế nhưng, đó chính là cái bẫy của bọn buôn người để rồi 18 năm sau đó, chị phải sống trong cảnh cùng cực v́ bị bán và ép lấy người chồng hơn ḿnh 23 tuổi. 18 năm sống nơi đất khách quê người là chừng ấy năm chị sống trong cảnh tủi nhục và đau khổ.
Chị Nguyễn Thị Lợi vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại những tháng ngày cùng cực xứ người
Cạm bẫy nối tiếp cạm bẫy
Nằm sâu trong hẻm nhỏ, đầy nước và cát của xóm nghèo Đông Triều, xă Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu, Nghệ An) là ngôi nhà quá đặc biệt của chị Nguyễn Thị Lợi, người đă bị bán sang xứ người, mất tích 18 năm trời mới trở về quê. Trong ngôi nhà hai gian rách nát, gần sập, người đàn ông hom hem, gầy g̣, mù hai mắt đang ngồi trên chiếc vơng để ru hai đứa cháu nhỏ. Đó là ông là Nguyễn Quang Ái, bố của chị Lợi.
Ngồi trên giường, bà Nguyễn Thị Viên (mẹ chị Lợi) có vẻ tươi tỉnh hơn khi đứa con gái đầu của ḿnh đă sống lại sau 18 năm biệt tích. 18 năm ṛng bà không hề có một thông tin ǵ về đứa con của ḿnh. Đến giờ, khi con đă trở về, bà vẫn không thể quên cái ngày định mệnh khi con ḿnh bỗng dưng mất tích.
Chị Lợi kể, mới học hết lớp 2 th́ phải ở nhà giúp mẹ nuôi bốn đứa em và bố bị mù bẩm sinh. Chị chỉ biết buôn bán nhỏ lẻ ở chợ. Tiền kiếm được chẳng bao nhiêu. Đang trong lúc nghèo đói th́ có người đàn bà chừng 40 tuổi, tên là Hồng, người cùng quê, rủ đi làm ăn: "Em đi theo chị, chịu khó sang Trung Quốc làm thuê một năm kiếm tiền về lấy vốn buôn bán, nuôi bố mẹ".
Nghe lọt tai, một ngày giữa năm 1994, Lợi quyết định trốn bố mẹ và các em để đi theo người đàn bà cùng làng, vượt biên sang Trung Quốc khi trên người không có một đồng tiền lẻ và vật ǵ có giá trị. Bỏ mấy bộ quần áo trong túi xách nhỏ, Lợi hăm hở lên đường mà không hề biết những chông gai đang đợi phía bên kia biên giới...
Lợi được đưa đến huyện Câu Châu, tỉnh Quảng Đông, (Trung Quốc) để làm vợ cho một người đàn ông 40 tuổi, đă có một đời vợ và một đứa con trai 1 tuổi. Chồng của Lợi mang một căn bệnh lạ từ lâu. Trước đó, người này đă có vợ, sau khi sinh con được một tháng, thấy đứa con trai cũng mang bệnh lạ, người đàn bà này liền bỏ chồng con đi biệt tích, giờ đây Lợi bị bán vào thế chỗ làm vợ, làm ô sin cho gia đ́nh họ, chịu đầy tủi cực.
Trong một lần t́nh cờ, Lợi đă gặp một người phụ nữ Việt Nam sống ở đây khá lâu. Biết được hoàn cảnh của Lợi, người phụ nữ này đă bảo lănh xin gia đ́nh nhà chồng của Lợi cho một lần về thăm quê. Nhờ có người bảo lănh, Lợi được về nước trong ṿng 5 ngày tính cả đi, cả về. Hai đêm ngủ ở nhà là từng ấy thời gian chị nằm khóc ṛng với mẹ và các em của ḿnh. Lợi cũng đă gặp lại người đàn bà đă nhẫn tâm bán chị nơi đất khách quê người chỉ v́ mấy đồng bạc nhỏ, nhưng khi đó t́nh nghĩa hàng xóm đă không c̣n nữa. Nhiều người khuyên chị bỏ trốn không sang lại nữa nhưng nghĩ đến người đă bảo lănh ḿnh về, chị không nỡ làm liên lụy đến họ nên đành thu xếp sang Trung Quốc sau khi về được mấy ngày.
Lợi làm vợ được 8 năm th́ người chồng mất. Lợi phải sống một ḿnh nhưng có người canh chừng để chờ dịp sang tên làm vợ cho người khác. Quá sợ hăi, Lợi đă t́m cách trốn khỏi ngôi nhà đó để ra sống ở ngoài. Cũng từ đây, những khó khăn, nguy hiểm lại đang chờ sẵn chị ở ngoài xă hội.
Hành tŕnh thoát khỏi chốn ngục tù
Khi đă bỏ trốn, với hai bàn tay trắng đi kiếm sống ở một nơi không hề quen biết, Lợi sống bằng đủ nghề, từ rửa bát thuê, phụ giúp quán ăn đến giặt giũ, chỉ mong sao có tiền sống qua ngày, đoạn tháng.
Cũng từ đây chị bắt đầu lân la, quen dần những người Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở đó để xin sự giúp đỡ. Nhờ chút thứ tiếng mà chị học được, chị xin vào làm công nhân trong các công ty may mặc và gốm sứ. Tiền thu được chẳng bao nhiêu, chỉ đủ chi tiêu cá nhân. Nhiều lúc cũng muốn bắt xe về Việt Nam với gia đ́nh nhưng chị nghĩ đi biệt tăm cả chục năm trời, giờ về mà không có một đồng tiền nào cho các em và bố mẹ thấy cũng tủi nên đành thôiå. Thế nhưng, đó cũng chỉ là suy nghĩ của chị v́ việc vượt biên trở lại Việt Nam là rất khó.
Xác định không có đường về, trên con đường lang bạt làm thuê, Lợi đă quan hệ t́nh cảm với một người đàn ông Việt Nam cũng là dân cửu vạn bên đó để có một đứa con, với mục đích sau này về già sẽ nương tựa vào con. Đứa con trai của Lợi giờ đă lên 4 tuổi.
10 trời sau khi thoát khỏi căn nhà đó, chị sống phiêu bạt khắp nơi. Nhiều hôm, không ăn uống được ǵ, sức khỏe th́ yếu nên chị ốm triền miên. Những lúc như vậy, may mà có mấy chị em người Việt bên đó chăm sóc, chị mới qua khỏi cơn nguy kịch. Sau nhiều năm gian nan, tủi nhục ở xứ người, góp được ít tiền đủ làm lộ phí, Lợi đă ḍ hỏi đường về Việt Nam.
Ngày 6/5/2012, là ngày vui nhất trong cuộc đời, khi chị t́m về được với gia đ́nh ḿnh. Ngày đoàn tụ, cả gia đ́nh chỉ biết ôm nhau khóc ṛng.
Niềm vui lớn
Hiện nay, chị Nguyễn Thị Lợi đang làm phiên dịch tiếng Trung cho một công ty nước ngoài ở xă Quỳnh Lập. Đó là niềm vui lớn mà chị có được sau nhiều năm trời khổ cực, khi được làm việc trên quê hương và được sống cùng gia đ́nh.
Kim Long