Chuỗi giá trị của ngành cà phê hiện nay bao gồm: các nhà sản xuất trồng tỉa, các nhà xuất/nhập khẩu (thu mua) trung gian, các nhà chế biến rang xay cà phê, các nhà buôn bán lẻ, rồi đến người tiêu dùng cà phê.
Các nhà trung gian thường được gọi là những con sói cà phê (coffee coyote - hàm ư là kẻ vô lại) mua trực tiếp hạt cà phê xanh từ những nông dân với giá thấp hơn thị trường và giữ lại một số bách phân cao làm lợi nhuận cho họ. Những cơ sở và đồn điền cà phê lớn thường đảm nhận việc xuất khẩu mùa màng thu hoạch của chính họ và dàn xếp trực tiếp với một công ty chế biến hoặc phân phối cà phê xuyên quốc gia. Dù dàn xếp theo lối nào trong hai cách này, những nhà sản xuất lớn cũng có thể bán được sản phẩm của ḿnh theo giá đặt định của Cơ quan Giao dịch cà phê New York (the New York Coffee Exchange).
Cà phê Trung Nguyên
Hạt cà phê xanh (chưa rang và chế biến) được các nhà nhập khẩu mua lại của các đồn điền lớn. Các nhà nhập khẩu dự trữ số lượng lớn cà phê trong những toa chứa (container) và bán dần cho những đơn đặt hàng nhỏ. Họ có nguồn vốn (tư bản) nên dễ có được những loại cà phê có phẩm chất từ khắp thế giới mà những nhà rang chế cà phê thông thường khó có được. Thực tế này ngày càng trở nên phổ biến ở các nước trồng cà phê thiếu một chiến lược định hướng khi các nhà thu mua nước ngoài khống chế và kiểm soát các vùng nguyên liệu không thuộc lănh thổ địa lư của họ.
Nước Mỹ có khoảng 1.200 nhà rang chế cà phê - những người trung gian được hưởng lợi nhiều nhất trong chuỗi giá trị này. Những nhà rang chế lớn thường bán cà phê đóng gói cho những nhà bán lẻ lớn như Maxwell House, Folgers và Millstone. Mỹ có đến trên 130 triệu người thường xuyên uống cà phê và có Ngày cà phê quốc gia.
Tất cả những nước phát triển công nghệ trên thế giới và mạnh bậc nhất về kinh tế đều tiêu thụ cà phê mạnh mẽ. Xét theo khối lượng th́ Mỹ là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, rồi đến Đức, Nhật, Canada, Úc và New Zealand. C̣n theo đầu người th́ các nước Bắc Âu tiêu thụ cà phê cao nhất trên thế giới như ở Phần Lan với tỷ lệ tiêu thụ trên đầu người lên tới gần 12 kg/năm, theo sau là Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch…
Brazil là trường hợp đặc biệt khi đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng cũng tiêu thụ tới 1/3 sản lượng làm ra nhờ chiến lược bảo hộ và khuyến khích tiêu dùng nội địa của chính phủ nhằm đảm bảo sự bền vững cho ngành cà phê nước này, c̣n hầu hết các quốc gia trồng và xuất khẩu cà phê tiêu thụ rất ít và hầu như chỉ xuất cà phê thô, thu lại lượng ngoại tệ không tương xứng với giá trị thực có của cà phê.
Từ 1963, 24 nước nhập khẩu và 44 nước xuất khẩu cà phê đă hợp tác với Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) để: (1) giới hạn sản xuất tương ứng với khả năng tiêu thụ của thị trường; (2) trữ kho khi cung vượt quá cầu; và (3) ấn định một giá bán phải chăng cho cả hai bên sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu và nhập khẩu.
Theo báo cáo năm 2000, một nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Glasgow (Anh) đă t́m thấy mối quan hệ giữa cà phê và trí tuệ. Báo cáo kỹ lưỡng này nhận định rằng những người yêu thích cà phê sở hữu một trí tuệ trên mức trung b́nh và có những khả năng tinh thần cao hơn những người không thưởng thức món hàng này, đặc biệt trong số này là các nghệ sĩ, giới trí thức, giới khoa học, và giới hoạt động trí năo. Bắt chước theo chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient) và chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient), chỉ số cà phê được gọi là CQ (Coffee Quotient) và chỉ số này tương ứng gần như hoàn hảo không phải với các quốc gia sản xuất cà phê mà với những quốc gia tiêu thụ cà phê. Chỉ số cà phê c̣n được gọi là chỉ số sáng tạo cả trong khoa học và nghệ thuật cũng như về mặt tâm linh. Chỉ số cà phê của bạn là bao nhiêu? (C̣n tiếp)
B́nh Nguyên
TN