Hầu hết các động vật, kể cả con người, đều có cơ hội sở hữu mắt thứ 3, nhưng dường như đều khước từ nó để dành cho những thứ hữu ích hơn.
Các con thằn lằn có một chấm nhỏ trên đỉnh đầu của chúng, được gọi là “mắt đỉnh”. Con mắt này không phức tạp hay hữu dụng như 2 mắt phía trước đầu của chúng nhưng có phản ứng với ánh sáng. Rốt cuộc có phải thằn lằn có mắt thứ 3? Không hoàn toàn như vậy, đây chỉ là một đặc điểm c̣n sót lại.
Trong thực tế, thằn lằn cũng giống hầu hết các động vật, kể cả con người, từng có cơ hội sở hữu tới 3 mắt nhưng đă từ chối nó.
Tuatara là một loài động vật trong sách đỏ và hiện chỉ sống trên một số ít đảo của New Zealand. Chúng trông giống thằn lằn nhưng thực tế không có họ hàng với loài ḅ sát này. Chúng là loài c̣n sót lại từ cách đây 200 triệu năm, khi các động vật 4 chân tiến hóa thành rùa, thằn lằn, cá sấu và khủng long. Loài Tuatara vẫn không thay đổi kể từ đó, và v́ vậy giúp chúng ta t́m hiểu về ngoại h́nh của động vật thời kỳ tiền sử. Trên đỉnh đầu của các con Tuatara hiện tồn tại một điểm có thể coi là mắt thứ 3.
Thêm một con mắt dường như sẽ mang lại rất nhiều lợi ích của tiến hóa. Với khả năng nh́n lên hay quan sát phía sau, nó sẽ tạo thêm lợi thế cho bất kỳ loài săn mồi nào. Mặc dù nhiều loài thằn lằn cũng có “mắt đỉnh” nhưng đặc điểm này đă biến mất ở rùa, cá sấu và chim. Thông qua nghiên cứu chức năng sinh lư và sự phát triển của các loài, các nhà khoa học đă phát hiện quá tŕnh để mất mắt thứ 3 của các loài tiến hóa về sau cũng như những ǵ bù đắp cho thiếu hụt đó.
Việc con người bỏ lỡ cơ hội có 3 mắt có thể do đặc điểm đáng chú ư nhất của con mắt thứ 3: không đối xứng. Kẻ một đường thẳng từ trên xuống, qua trung tâm cơ thể người b́nh thường, ta sẽ thấy sự đối xứng gần như hoàn toàn giữa nửa trái và nửa phải của cơ thể. Đó là cách thức phát triển của những con mắt b́nh thường. Chúng bắt đầu như những vết lơm trong cái đầu tṛn đang phát triển. Khi các vết lơm ăn sâu hơn, cấu trúc của các mắt được phát triển hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, “mắt đỉnh” không lơm sâu vào trong.
Bên trong, năo phát triển thành cấu trúc gồm 2 phần đối xứng. Phía trái của bộ năo đóng vai tṛ như “mắt đỉnh”. Phía phải trở thành tuyến tùng. Ở ḅ sát, mắt đỉnh thu nhận ánh sáng và tuyến tùng sản sinh melatonin, một hoóc môn điều phối chu kỳ ngủ.
Khác với ở các loài ḅ sát, tuyến tùng ở người không chu du về phía một mắt ở đỉnh đầu mà tọa lạc gần phần c̣n lại của bộ năo, nhưng vẫn sản sinh melatonin. Tuyến tùng ở người c̣n tiết ra các hoóc môn khác giúp điều phối hệ thần kinh, trong đó đáng kể nhất là serotonin. Tuyến tùng hoạt động tốt sẽ giúp con người tập trung, vui vẻ, tỉnh thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm cũng như ngăn chặn sự thoái hóa thần kinh khi người già đi. Do đó, đây dường như là sự bù đắp cho việc chúng ta không có con mắt thứ 3.
Tuấn Anh
VNN