Nhiều người tham dự phiên ṭa sơ thẩm của TAND TP Đà Lạt xét xử vụ án chia tài sản chung và di sản thừa kế của ông Lương Văn Kim tại phường 5, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ngỡ ngàng với phán quyết của Hội đồng xét xử…
Hôn nhân đầy nước mắt
Ông Lương Văn Kim và bà Ninh Thị Ngát kết hôn năm 1973. Năm 1975, ông Kim bị bệnh thần kinh nên thường xuyên đánh đập, vất đồ ra đường và hành hạ bà Ngát. Quá khổ cực, nghe lời khuyên của người d́ chồng là bà Lê Thị Việt, bà Ngát tạm thời “lánh nạn” về Đồng Nai và thường xuyên đi về chăm sóc ông Kim. Ngày 12/10/1975, bà Ngát sinh con gái là Lương Thị Kim Ngọc tại Đồng Nai được UBND xă Bùi Tiếng (nay là phường Tân Mai) lập Giấy khai sinh ghi rơ Ngọc là con của ông Kim và bà Ngát.
V́ không chịu nổi sự ngược đăi của người chồng bị bệnh thần kinh, năm 1976 bà Ngát mới chuyển hẳn xuống Đồng Nai sinh sống. Theo lời kể của hàng xóm nhà ông Kim th́ sau khi bà Ngát đi, ông vẫn đi bán kem và vé số.
Chỉ khoảng 2-3 năm trước ngày mất, ông Kim mới phát bệnh nặng, không đi lại được, phải nhờ chị ruột là bà Lương Thị Thính và các cháu giúp đỡ. Bà Ngát có gửi tiền về cho ông Kim qua bà Ngoan, bà Ngoan đưa cho ông Nguyễn Kim Động Tổ trưởng tổ dân phố để đưa cho ông Kim. Sau một đêm ông Kim đă gặp ông Động và đưa lại tiển để trả lại cho bà Ngát nuôi con.
Ngày 26/01/2010, ông Kim qua đời, mẹ con bà Ngát về chịu tang hơn 2 tháng. Trong quá tŕnh chung sống ông Kim, bà Ngát tạo lập được một khối tài sản là căn nhà cấp 4 trên diện tích đất 180,5 m2 tọa lạc xóm Cam Ly, phường 5, Đà Lạt đă được cấp GCNQSHN đứng tên ông Kim và 211m2 đất nông nghiệp chưa được cấp GCNQSDĐ.
Sau khi ông Kim mất, bà Thính đă đến Pḥng Công chứng số 1 Lâm Đồng khai nhận thừa kế nhà đất của ông Kim, Pḥng Công chứng đă ra Thông báo số 24 ngày 23/02/2010 nếu sau 30 ngày không có ai tranh chấp th́ mới giải quyết cho bà Thính theo pháp luật. Tuy nhiên, cũng trong ngày này, bà Thính đă lập di chúc để lại toàn bộ tài sản nhà đất của ông Kim cho các con của bà là: Đinh Thị Bích Huệ, Đinh Thúy Hồng, Đinh Thị Bích Đào, Đinh Hùng Cường, Đinh Thị Thúy Hoa, Đinh Đức Hiệp, Đinh Thị Tuyết Nhung và được Pḥng Công chứng chứng thực.
Sau khi bà Thính mất, bà Huệ đă dùng 2 văn bản nói trên đến UBND phường 5 yêu cầu sang tên toàn bộ nhà đất của ông Kim cho bà Huệ và các đồng thừa kế. Mẹ con bà Ngát phát hiện được đă yêu cầu chính quyền địa phương tạm dừng và kiện ra TAND TP Đà Lạt để nhờ phân xử.
Phán quyết khuất tất
Ngày 24/9/2012, tại Bản án sơ thẩm số 63 TAND TP Đà Lạt tuyên bác yêu cầu khởi kiện của mẹ con bà Ngát, xác định người thừa kế của ông Kim là bà Thính. Do bà Thính chết, nên các đồng thừa kế của bà Thính được nhận tài sản do bà Thính để lại.
Điều đầu tiên khiến nhiều người bất b́nh là mặc dù Thẩm phán Trần Thị Lệ Nhung viện dẫn Điều 15 Luật Hôn nhân & Gia đ́nh năm 1959: “Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” có nghĩa là không có phần nhiều hơn và phần ít hơn, nhưng lại kết luận: “…Do quan hệ vợ chồng giữa ông Kim và bà Ngát chỉ được gần 2 năm th́ bà Ngát bỏ đi, việc tôn tạo, bảo quản, giữ ǵn do ông Kim nên phần của ông Kim nhiều hơn là phù hợp. Cụ thể, bà Ngát được sở hữu, sử dụng ¼ tài sản trị giá 247.213.175 đ và ông Kim được sở hữu, sử dụng ¾ tài sản trị giá 741.639.527 đ là phù hợp”(!?).
Tiếp đó, lại cho rằng: “Qua xác minh tại Công an TP Đà Lạt và qua xem xét các bản khai nhân khẩu, sơ yếu lư lịch do ông Kim khai có xác nhận của chính quyền địa phương vào năm 1976 đều thể hiện ông Kim đă ly dị bà Ngát” (!?). Như vậy rơ ràng Thẩm phán đă tự mâu thuẫn khi xác định ông Kim bị bệnh tầm thần, bởi v́ người mắc bệnh tâm thần không thể viết đơn xác lập t́nh trạng về đời sống riêng tư của ḿnh được.
Mặt khác, Thẩm phán xác định vợ chồng ông Kim đă ly dị mà chỉ căn cứ vào những giấy tờ nói trên là trái với quy định của pháp luật về ly hôn. Nghiêm trọng hơn, trong hồ sơ vụ án bà Ngọc đă cung cấp cho Ṭa giấy khai sinh do UBND xă Bùi Tiếng cấp ngày 12/5/1976. Đây là căn cứ pháp lư chứng minh bà Ngọc là con ruột của ông Kim.
Song Thẩm phán lại lập luận: “Trong khi đó, bà Ngát khai là năm 1976 mới chuyển hẳn xuống Đồng Nai, bà Ngọc sinh ngày 12/10/1975 nhưng ông Kim và gia đ́nh không hề biết bà Ngát đă có con chung với ông Kim nên việc bà Ngát, bà Ngọc cho rằng bà Ngọc là con chung của ông Kim và bà Ngát là không có cơ sở”
Theo quy định của pháp luật về hộ tịch th́ giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mặt khác, tại biên bản kiểm tra xác minh lấy ư kiến của nhân dân địa phương theo yêu cầu của TAND TP Đà Lạt do UBND phường 5 lập ngày 14/02/2012, ông Nguyễn Kim Động nguyên Tổ trưởng tổ dân phố 52, xóm Cam Ly khẳng định: “Thời gian hai vợ chồng sống với nhau ông Kim bị tâm thần, thường xuyên đánh đập và vứt đồ bà Ngát ra đường. Sau khi bà Ngát đi có gửi tiền cho ông Kim qua bà Ngoan, bà Ngoan đưa cho tôi đưa cho ông Kim. Sau một đêm ông Kim lại gặp tôi đưa lại cho tôi để tôi trả lại cho bà Ngát nuôi con…”.
Như vậy, bà Ngọc chính là con ruột của ông Kim, nên khi bà Ngát gửi tiền về th́ ông Kim liền gửi trả lại để bà Ngát nuôi con, nhưng Ṭa đă tự truất quyền thừa kế hợp pháp của bà Ngọc.
Trao đổi với
PLVN, Luật sư Nguyễn Văn Bửu - Trưởng Văn pḥng Luật sư Bửu Tín nhận xét: “Án sơ thẩm tuyên như vậy là không tuân thủ Điều 15 Luật Hôn nhân & Gia đ́nh năm 1959. Việc án sơ thẩm viện dẫn những t́nh tiết không có căn cứ pháp luật để bác bỏ về t́nh trạng nhân thân của bà Ngát không phải là vợ ông Kim và bà Ngọc không phải là con của ông Kim, nhằm xác định ông Kim không có người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên bà Thính là chị ruột của ông Kim thuộc hàng thừa kế thứ hai được nhận toàn bộ phần di sản của ông Kim là trái với các quy định của pháp luật”.
Dư luận đang mong đợi một bản án phúc thẩm thấu t́nh đạt lư của TAND tỉnh Lâm Đồng.
Nhóm PV Đà Lạt